Phần Giúp Đỡ Học Tập
Tượng Trưng


Tượng Trưng

Dùng một vật gì để so sánh sự giống nhau hay tương tự với một vật khác. Sự tượng trưng trong thánh thư dùng một vật, một biến cố hay một hoàn cảnh quen thuộc để tượng trưng cho một nguyên tắc hay lời giảng dạy của phúc âm. Ví dụ như tiên tri An Ma trong Sách Mặc Môn dùng một hạt giống để tượng trưng cho lời của Thượng Đế (AnMa 32).

Các vị tiên tri trong khắp các thánh thư đã dùng sự tượng trưng để giảng dạy về Chúa Giê Su Ky Tô. Một số những điều tượng trưng này gồm có các nghi lễ và giáo lễ (MôiSe 6:63), của lễ hy sinh (HBRơ 9:11–15; MôiSe 5:7–8), Tiệc Thánh (BDJS, Mác 14:20–24 [Phụ Lục]; LuCa 22:13–20), và phép báp têm (RôMa 6:1–6; GLGƯ 128:12–13). Nhiều tên trong Kinh Thánh có ý nghĩa tượng trưng. Nghi lễ đền tạm trong Cựu Ước và luật pháp Môi Se tượng trưng cho các lẽ thật vĩnh cửu (HBRơ 8–10; MôSiA 13:29–32; AnMa 25:15; HLMan 8:14–15). Về những ví dụ khác, xem Ma Thi Ơ 5:13–16; Giăng 3:14–15; Gia Cốp 4:5; An Ma 37:38–45.