Phần Giúp Đỡ Học Tập
Giu Đa


Giu Đa

Trong Cựu Ước, con trai thứ tư của Gia Cốp và Lê A (STKý 29:35; 37:26–27; 43:3, 8; 44:16; 49:8). Gia Cốp ban phước cho Giu Đa rằng ông sẽ là một người lãnh đạo tự nhiên giữa các con trai của Gia Cốp, và Đấng Si Lô (Chúa Giê Su Ky Tô) sẽ là hậu duệ của ông (STKý 49:10).

Chi Tộc Giu Đa

Chi tộc Giu Đa dẫn đầu sau khi định cư ở Ca Na An. Kẻ thù địch chính của Giu Đa là chi tộc Ép Ra Im. Môi Se ban phước cho chi tộc Giu Đa (PTLLKý 33:7). Sau triều đại của Sa Lô Môn, chi tộc Giu Đa trở thành vương quốc Giu Đa.

Vương quốc Giu Đa

Trong triều đại của Rô Bô Am, những thuộc địa của Sa Lô Môn bị phân tán thành hai vương quốc riêng biệt, lý do chính là bởi vì sự ganh ghét giữa các chi tộc Ép Ra Im và Giu Đa. Nam vương quốc, hay là vương quốc Giu Đa, gồm có chi tộc Giu Đa và phần lớn hơn của chi tộc Bên Gia Min. Giê Ru Sa Lem là thủ đô của vương quốc Giu Đa. Nói chung về tất cả phương diện thì Giu Đa vẫn còn trung thành thờ phượng Đức Giê Hô Va hơn là bắc vương quốc. Giu Đa ít có bị tấn công từ phía bắc và phía đông hơn, và quyền lực tối cao vẫn nằm trong tay của gia tộc Đa Vít cho đến khi bị tù đày sang Ba Bi Lôn. Vương quốc Giu Đa cố gắng xoay sở để tồn tại trong 135 năm sau khi sự sụp đổ của vương quốc Y Sơ Ra Ên là vương quốc đông đảo và hùng mạnh hơn.

Gậy của Giu Đa

Điều này ám chỉ đến Kinh Thánh là một biên sử của gia tộc Giu Đa (ÊXCÊn 37:15–19). Trong những ngày sau cùng, khi mà các nhánh khác nhau của gia tộc Y Sơ Ra Ên được quy tụ lại, thì các biên sử thiêng liêng của họ cũng sẽ được kết hợp lại với nhau. Những biên sử thánh thư này bổ túc cho nhau và tạo thành một chứng ngôn đồng nhất để làm chứng rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô, Thượng Đế của Y Sơ Ra Ên và Thượng Đế của cả thế gian (BDJS, STKý 50:24–36 [Phụ Lục]; 2 NêPhi 3; 29).