Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 7: Ngày 2, 2 Nê Phi 17–20


Đơn Vị 7: Ngày 2

2 Nê Phi 17–20

Lời Giới Thiệu

Trong 2 Nê Phi 17–20, Nê Phi ghi lại câu chuyện về Ê Sai cố gắng thuyết phục vua Giu Đa và dân của ông tin cậy nơi Chúa thay vì những liên minh của thế gian. Bằng cách sử dụng các dấu hiệu và biểu tượng—các biểu hiệu hoặc các vật tượng trưng giảng dạy và làm chứng về các lẽ thật lớn lao—Ê Sai đã tiên tri về những sự kiện trong thời của ông, sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, và sự hủy diệt kẻ tà ác vào Ngày Tái Lâm của Chúa.

2 Nê Phi 17–18

Vương quốc Giu Đa được ban phước khi họ tin cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô

Để giúp chuẩn bị các em về bài học hôm nay, hãy suy nghĩ về một thời gian mà các em phải đối phó với một tình huống đáng sợ. Các em còn nhớ phản ứng đầu tiên của mình không? Khi các em học 2 Nê Phi 17–18, hãy cố gắng nhận ra lời khuyên dạy của Ê Sai cho những người tự thấy mình ở trong một tình huống khó khăn hay đáng sợ.

Để học 2 Nê Phi 17–18, các em sẽ cần phải biết về ba quốc gia nhỏ Sy Ri, Y Sơ Ra Ên, và Giu Đa, cũng như Đế Quốc A Si Ri lớn hơn nhiều, đã tìm cách chinh phục các quốc gia nhỏ hơn này. Xem lại bản đồ sau đây và biểu đồ kèm theo.

Hình Ảnh
bản đồ Y Sơ Ra Ên và Giu Đa

Dân tộc

Sy Ri

Y Sơ Ra Ên (Ép Ra Im)

Giu Đa

Vua

Rê Xin

Phê Ca

A Cha

Kinh đô

Đa Mách

Sa Ma Ri

Giê Ru Sa Lem

Đọc 2 Nê Phi 17:1–2, và tham khảo bản đồ. “Sy Ri liên minh cùng Ép Ra Im” có nghĩa là hai nước này lập một liên minh hoặc hợp đồng. Cố gắng xác định ai đang tấn công ai. Hãy biết rằng cụm từ “gia tộc Đa Vít” trong câu 2 đề cập đến A Cha và dân Giu Đa.

Các vương quốc Y Sơ Ra Ên và Sy Ri đều muốn chinh phục vương quốc Giu Đa và buộc Giu Đa phải tham gia vào một liên minh với họ để chống lại Đế Quốc A Si Ri hùng mạnh. A Si Ri đe dọa chinh phục toàn thể khu vực này của thế giới vào thời điểm đó. Y Sơ Ra Ên và Sy Ri tin rằng bằng cách chinh phục Giu Đa, họ có thể có nhiều người và nhiều nguồn tài nguyên hơn để chống lại dân A Si Ri đang đến gần (xin xem 2 Nê Phi 17:5–6). Vua A Cha dự tính lập liên minh với Y Sơ Ra Ên và Sy Ri.

Hãy cân nhắc điều các em sẽ làm nếu các em là Vua A Cha. Ở một bên, A Si Ri đang đe dọa tấn công dân của các em. Ở bên kia, Sy Ri và Y Sơ Ra Ên đang đe dọa tấn công nếu các em không tham gia vào một liên minh với họ để chiến đấu chống lại A Si Ri. Ê Sai sống trong vương quốc Giu Đa, và Chúa gửi ông đến A Cha với một sứ điệp. Các em nghĩ mình sẽ cảm thấy như thế nào đối với một sứ điệp từ vị tiên tri nếu các em là vua A Cha?

  1. Đọc 2 Nê Phi 17:3–8, và gạch dưới sứ điệp của Chúa ban cho A Cha và dân của ông, như đã được ban cho qua tiên tri Ê Sai. (Từ ngữ “hai đuôi đuốc có khói” trong câu 4 đề cập đến một cây đuốc mà ngọn lửa đã cháy hết, tượng trưng cho hai vương quốc này đã bị tan rã và bị chinh phục). Hãy tưởng tượng các em đã nghe Ê Sai nói điều này với A Cha. Về sau, một người bạn hỏi các em là Ê Sai đã nói gì. Viết hai hoặc ba câu trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em mô tả việc các em sẽ trả lời cho người bạn của mình như thế nào.

Ê Sai đã cố gắng giúp nhà vua và dân của ông trông cậy vào Chúa để được giúp đỡ, thay vì tin tưởng vào các liên minh chính trị bất ổn.

  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Tại sao là điều quan trọng cho chúng ta để trở về cùng Chúa khi chúng ta cần sự giúp đỡ thay vì chỉ trông cậy vào những người khác để giúp đỡ chúng ta?

    2. Những người trẻ tuổi có thể bị cám dỗ bằng một số cách thức nào để đặt mối quan hệ của họ với người khác trước mối quan hệ của họ với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Chúa phán rằng Ngài sẽ ban cho A Cha và vương quốc Giu Đa một điềm triệu rằng Ngài sẽ bảo vệ họ và họ sẽ không cần phải trông cậy vào các liên minh của thế gian. Đọc 2 Nê Phi 17:14 để xác định điềm triệu đó. Khoanh tròn từ Em Ma Nu Ên trong câu này. Bên cạnh câu này viết “Ma Thi Ơ 1:22–23.” Đọc Ma Thi Ơ 1:22–23 để khám phá ra ý nghĩa của danh hiệu Em Ma Nu Ên.

Bằng cách nào một điềm triệu có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” sẽ giúp A Cha? Làm thế nào một lời tiên tri như vậy của Ê Sai cũng có thể ám chỉ sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô trong nhiều thế kỷ sau?

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Để hiểu thêm điềm triệu về một hài đồng được sinh ra, hãy suy ngẫm lời giải thích sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Có nhiều yếu tố hoặc những yếu tố tương tự với lời tiên tri này, như với rất nhiều bài viết của Ê Sai. Ý nghĩa trực tiếp nhất có lẽ được tập trung vào vợ của Ê Sai, một người phụ nữ thanh khiết và hiền lành đã sinh ra một đứa con trai vào khoảng thời gian này [xin xem 2 Nê Phi 18:3], đứa trẻ trở thành một dấu hiệu và biểu hiệu về sự ứng nghiệm lớn hơn về sau của lời tiên tri mà sẽ được thực hiện trong sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô” (Christ and the New Covenant [1997], 79).

Hình Ảnh
Ê Sai Viết về Sự Giáng Sinh của Đấng Ky Tô

Ê Sai tiên tri rằng trước khi đứa trẻ lớn lên, A Si Ri sẽ chinh phục các quân đội của cả Y Sơ Ra Ên (Ép Ra Im) lẫn Sy Ri (xin xem 2 Nê Phi 17:15–25). Điềm triệu này có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta” là nhằm trấn an vua A Cha rằng Thượng Đế sẽ ở với chúng ta khi chúng ta tin cậy Ngài, ngay cả trong những lúc khó khăn và sợ hãi. Hãy cân nhắc việc viết nguyên tắc này trong thánh thư của các em.

Đọc 2 Nê Phi 18:6–8, và gạch dưới cụm từ “các dòng nước Si Ô Lê.” Đối với Ê Sai, các dòng nước Si Ô Lê được tượng trưng cho ảnh hưởng và quyền năng êm đềm, ổn định, đầy hỗ trợ của Thượng Đế mà cần phải là một phần của cuộc sống chính trị của dân tộc (xin xem {2 Nê Phi 18:6). Ê Sai sử dụng phần ám chỉ các dòng nước Si Ô Lê như là một sự tương phản vì dân Y Sơ Ra Ên và dân Giu Đa chối bỏ Đấng Mê Si—“các dòng nước Si Ô Lê,” hoặc quyền năng êm đềm, dịu dàng, ổn định, đầy hỗ trợ của Thượng Đế. Do đó, như Ê Sai đã tiên tri, vua A Si Ri và ảnh hưởng khủng khiếp và sức mạnh mãnh liệt của quân đội xâm lược của ông—được tượng trưng bởi “nước sông mạnh và nhiều”—chinh phục Sy Ri và Y Sơ Ra Ên.

Ê Sai, một nhà thơ, đã sử dụng hai dòng sông chảy nhưng khác nhau một cách đáng kể để giải thích điều sẽ xảy ra cho Giu Đa. Sau đó, quân đội A Si Ri tấn công Giu Đa—được tượng trưng bằng từ xứ. Nhưng quân đội này đã không chinh phục Giê Ru Sa Lem—được tượng trưng bởi lời phát biểu “nó sẽ … tràn lan chảy xói, ngập lên tận cổ.”

Đọc {2 Nê Phi 18:9–12, và nhận thấy bao nhiêu lần Chúa đã khuyên Giu Đa không tham gia với Sy Ri và Y Sơ Ra Ên. Như đã được ghi trong 2 Nê Phi 18:13, qua Ê Sai, Chúa đã khuyên Giu Đa thay vì thế nên đi đâu để được giúp đỡ?

Đến lúc dân A Si Ry đã giày xéo Giu Đa và đe dọa Giê Ru Sa Lem, thì vương quốc Giu Đa đã có một vị vua mới. Ông tên là Ê Xê Chia. Ông tin cậy nơi Chúa và tiên tri Ê Sai. Cuối cùng, 185.000 quân A Si Ri bị một thiên sứ của Chúa giết chết trong trại của họ (xin xem 2 Các Vua 19:35; Ê Sai 37:36).

  1. Trả lời một hoặc nhiều câu hỏi hơn sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Những nguy hiểm về việc tin cậy vào những quyền lực và ảnh hưởng thế gian thay vì vào Chúa là gì? (Các em có thể muốn nghĩ đến tình huống mà có thể cám dỗ các em để đưa ra các quyết định dựa trên nỗi sợ hãi).

    2. Các em đã tìm đến Thượng Đế vào lúc nào để có được sức mạnh khi bị cám dỗ lúc ban đầu để tìm đến những nguồn giúp đỡ khác? Các em đã học được gì từ kinh nghiệm ấy?

    3. Dưới thời vua Ê Xê Chia, dân Giu Đa đã được bảo tồn khỏi sự hủy diệt vì họ đã tuân theo lời khuyên dạy của Ê Sai từ Chúa. Làm thế nào việc tuân theo các vị tiên tri hiện nay có thể bảo vệ các em khỏi bị tổn hại phần thuộc linh?

2 Nê Phi 19:1–7

Ê Sai nói về Đấng Mê Si

Các em có bao giờ đi rất lâu mà không nhìn thấy mặt trời hoặc cảm thấy sự ấm áp của mặt trời chưa? Nếu chưa, thì hãy tưởng tượng rằng các em đã có một cái bóng liên tục bao phủ các em, mà không tiếp cận được với ánh nắng và sự ấm áp của mặt trời (giống như luôn luôn ở trong một căn phòng tối). Ê Sai đã sử dụng một hình ảnh tương tự để minh họa tình trạng thuộc linh của những người sống mà không có ánh sáng của Chúa Giê Su Ky Tô.

Có hai xứ đã được đề cập trong 2 Nê Phi 19:1–2. Đọc những câu này, và đánh dấu tên của hai xứ đó.

Trong nhiều thế kỷ trước thời Ê Sai viết ra những câu này, nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra trong một nỗ lực để kiểm soát khu vực mà bây giờ gọi là Đất Thánh. Một số người gọi khu vực này là “xứ thuộc về bóng của sự chết” vì có rất nhiều người thiệt mạng ở đó trong trận chiến. Trong thời Tân Ước, Na Xa Rét, Ca Bê Na Um, Na In và Ca Na năm trong các khu vực được chính thức gọi là xứ Sa Bu Lôn và Nép Ta Li. Đây là những thành mà Chúa Giê Su Ky Tô dành rất nhiều thời gian của Ngài, phục sự cho dân chúng hơn 500 năm sau đó. Ngày nay nó được gọi là khu vực Ga Li Lê.

Đánh dấu trong 2 Nê Phi 19:2 điều mà Ê Sai đã nói rằng dân chúng trong khu vực này cuối cùng sẽ thấy được.

Lời phát biểu của Ê Sai rằng những người “đi trong bóng tối” và sống trong “xứ thuộc về bóng của sự chết” đã “thấy sự sáng vĩ đại” là một lời tiên tri về sứ mệnh trên trần thế của Chúa Giê Su Ky Tô trong phần đất này của thế giới. Những người sống trong khu vực Ga Li Lê đã sống trong bóng tối thuộc linh, nhưng khi Chúa Giê Su Ky Tô sống và phục sự ở giữa họ, thì họ đã thấy “sự sáng vĩ đại.”

  1. Đọc 2 Nê Phi 19:6–7, và suy ngẫm danh hiệu nào của Đấng Cứu Rỗi trong câu 6 có thể là đặc biệt có ý nghĩa đối với dân Giu Đa, vì hoàn cảnh của họ. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết ra cách một hoặc nhiều hơn danh hiệu này mô tả cảm nghĩ của các em về Đấng Cứu Rỗi như thế nào.

2 Nê Phi 19–20

Ê Sai mô tả sự hủy diệt kẻ tà ác vào Ngày Tái Lâm

Lời tiên tri của Ê Sai về sự hủy diệt A Si Ri trong 2 Nê Phi 20 cũng là một lời tiên tri về sự hủy diệt kẻ tà ác vào Ngày Tái Lâm. Khi các em đọc chương này, hãy nhớ rằng cũng giống như Ê Xê Chia đã tin cậy vào lời khuyên dạy của Ê Sai từ Chúa và đã được ban phước, nếu các em đặt niềm tin của mình nơi Chúa, thì các em không cần phải lo sợ những sự đoán phạt mà sẽ đến với các cư dân trên thế giới trong lúc gần đến Ngày Tái Lâm.

Câu nào được lặp đi lặp lại trong 2 Nê Phi 19:12, 17, 212 Nê Phi 20:4? Các em có thể muốn đánh dấu câu này trong thánh thư của mình. Viết câu này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, và gạch dưới từ cơn giận dữ và từ tay. Dưới từ cơn giận dữ, hãy viết sự phán xét, và dưới từ tay,hãy viết lòng thương xót. Đọc to câu này, thay thế các từ sự đoán phạtlòng thương xót. (“Vì tất cả những điều này mà [sự đoán phạt] của Ngài không nguôi, nhưng [lòng thương xót] của Ngài vẫn còn giơ ra.” )

  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Câu này trong bài tập nghiên cứu ở trên mô tả như thế nào về cách Chúa đáp ứng cho các quốc gia, gia đình, hoặc cá nhân đã chối bỏ Ngài?

    2. Các em có thể áp dụng các lẽ thật sau đây trong cuộc sống của mình như thế nào? Chúa Giê Su Ky Tô là Thượng Đế của sự đoán phạt và lòng thương xót. Lòng thương xót của Ngài được dành cho những người hối cải và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

  2. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về một thời gian khi các em tuân theo một lệnh truyền nào đó và cảm nhận được lòng thương xót của Thượng Đế.

  3. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trongnhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 17–20 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: