Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 14: Ngày 1, Mô Si A 26


Đơn Vị 14: Ngày 1

Mô Si A 26

Lời Giới Thiệu

Như đã được ghi trong Mô Si A 26, việc một số dân Nê Phi không tin của thế hệ đang vươn lên đã ảnh hưởng đến các tín hữu của Giáo Hội bằng những lời tâng bốc và dẫn họ đến tội lỗi. An Ma cầu nguyện để tìm hiểu cách xét xử các tín hữu này theo ý muốn của Thượng Đế. Chúa đã mặc khải cho An Ma cách bắt các tín hữu Giáo Hội chịu trách nhiệm về tội lỗi của họ. Chúa cũng đặt ra điều kiện cho sự hối cải. An Ma học hỏi về sự sẵn lòng của Thượng Đế để tha thứ cho những người thật sự hối cải.

Mô Si A 26:1–6

Nhiều người thuộc thế hệ đang vươn lên không tin, và họ phạm tội

Dành ít phút để suy nghĩ về câu hỏi sau đây: Tại sao các em nghĩ rằng một số người trẻ tuổi không có chứng ngôn hoặc không có chứng ngôn vững mạnh, ngay cả khi họ đã lắng nghe các vị tiên tri và được cha mẹ của họ dạy dỗ?

Mô Si A 26 mang đến sự hiểu biết sâu sắc vào câu hỏi này. Học các câu thánh thư và trả lời các câu hỏi trong biểu đồ sau đây (viết các câu trả lời của các em trong sách học này):

Mô Si A 26:1–2

Nhiều người thuộc thế hệ đang vươn lên đã không tin vào ba điều nào?

Mô Si A 26:3

Việc đọc thánh thư hoặc lắng nghe các vị tiên tri với một thái độ không tin có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Mô Si A 26:4

Một trong những lý do chính những người này đã không có đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi và gia nhập Giáo Hội là gì?

Viết một nguyên tắc các em đã học được từ việc nghiên cứu những câu này:

Cụm từ “truyền thống của tổ phụ họ” trong Mô Si A 26:1 đề cập đến những lẽ thật phúc âm truyền xuống từ các thế hệ trước; cụm từ đó đôi khi có thể cũng ám chỉ những ý tưởng sai lạc (ví dụ, xin xem An Ma 9:16). Một trong các nguyên tắc được giảng dạy trong Mô Si A 26:1–4 là: Muốn tin và nỗ lực cá nhân là cần thiết để phát triển một chứng ngôn.

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, và gạch dưới các hành động nào cần thiết để đạt được và duy trì một chứng ngôn:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

“Chứng ngôn đòi hỏi được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện với đức tin, nỗi khát khao về lời của Thượng Đế trong thánh thư, và việc tuân theo lẽ thật mà chúng ta đã nhận được. Việc xao lãng cầu nguyện thì thật nguy hiểm. Việc học và đọc thánh thư một cách thất thường thì thật nguy hiểm cho chứng ngôn của chúng ta. Đó là những chất nuôi dưỡng cần thiết cho chứng ngôn của chúng ta. …

“Việc nuôi dưỡng lời của Thượng Đế, cầu nguyện chân thành, và tuân theo các lệnh truyền của Chúa cần phải được áp dụng một cách đều đặn và liên tục để chứng ngôn của các em tăng trưởng và phát triển” (“Một Chứng Ngôn Sống Động,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 127).

Hãy lưu ý rằng trong thời kỳ của An Ma, những người trong thế hệ đang vươn lên đã không làm những điều được Chủ Tịch Eyring đề cập.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Theo kinh nghiệm của các em, tại sao là điều quan trọng để có một thái độ tin tưởng khi các em cầu nguyện, đọc thánh thư, và cố gắng tuân theo các giáo lệnh?

    2. Hãy mô tả một kinh nghiệm khi mà việc cầu nguyện, đọc thánh thư, hoặc tuân theo các giáo lệnh một cách trung tín đã củng cố chứng ngôn của các em.

Hãy cân nhắc trong một giây lát xem các em đã từng thấy những người không có chứng ngôn về phúc âm ảnh hưởng đến các tín hữu của Giáo Hội không. Đọc Mô Si A 26:5–6, và tìm kiếm việc những người không tin đã ảnh hưởng đến những người trong Giáo Hội như thế nào.

Khi các em tiếp tục nghiên cứu, có thể hữu ích để biết ý nghĩa của lời phát biểu này từ Mô Si A 26:6: “Những người nào ở trong giáo hội mà phạm tội cần phải bị giáo hội khiển trách [cảnh cáo và sửa chỉnh].” Điều này có nghĩa là điều cần thiết để các tín hữu hay chống đối trong Giáo Hội phải được xét xử theo tội lỗi của họ và được cho cơ hội để hối cải.

Mô Si A 26:7–39

An Ma cầu vấn cách để xét xử những người phạm tội

Hình Ảnh
người thiếu nữ và vị giám trợ tại bàn làm việc của ông

Để chuẩn bị học phần còn lại của Mô Si A 26, hãy tưởng tượng rằng các em là giám trợ của một tiểu giáo khu gồm có một số tín hữu đã phạm tội nghiêm trọng. Là một giám trợ, các em được Chúa ra lệnh phải bắt các tín hữu chịu trách nhiệm và giúp họ hối cải. Hãy cân nhắc cách các em sẽ đối xử với các tín hữu này và làm thế nào các em có thể giúp họ một cách hữu hiệu nhất.

Một tình huống như vậy là rất khó đối với An Ma. Giống như các vị lãnh đạo có thẩm quyền ngày nay, ông có trách nhiệm để giúp đỡ các tín hữu của Giáo Hội đã phạm tội nghiêm trọng để hối cải, nhận được sự tha thứ, và trở về với tiêu chuẩn tích cực và đáng kính trong Giáo Hội. Đọc Mô Si A 26:7–14, và tìm kiếm cách phản ứng của An Ma với tình huống này và điều ông đã làm để nhận được một sự đáp ứng từ Chúa.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em lý do tại sao là điều quan trọng cho chúng ta phải biết rằng các vị lãnh đạo chức tư tế tìm kiếm và nhận được sự hướng dẫn của Chúa khi giúp đỡ những người đã phạm tội.

Hãy nhớ rằng An Ma đã là một thầy tư tế của Vua Nô Ê tà ác trước khi ông cải đạo. Đọc Mô Si A 26:15–18, và nhận ra điều mà An Ma và dân của ông đã làm để trở lại với Chúa và các phước lành nào Chúa đã ban cho họ.

  1. Đọc Mô Si A 26:29–30. Sau đó trả lời cho một hoặc cả hai điều sau đây:

    1. Giải thích lý do tại sao các em nghĩ rằng nguyên tắc sau đây là cần thiết cho mọi người để hiểu, kể cả bất cứ ai có thể đã phạm tội nghiêm trọng:Chúa sẽ tha thứ cho những người hối cải một cách chân thật trong lòng.

    2. Hãy viết chứng ngôn của các em về nguyên tắc sau đây: Chúa sẽ tha thứ cho những người chân thật hối cải trong lòng.

Sau khi An Ma cầu nguyện để được hướng dẫn về cách giúp đỡ các tín hữu Giáo Hội đã phạm tội nghiêm trọng, Chúa đã ban cho ông những chỉ dẫn. Ông phải cho các tín hữu cơ hội để hối cải, nhưng nếu họ không hối cải, thì họ không được tính vào số dân của Chúa. Những chỉ dẫn này đưa ra sự hiểu biết sâu sắc quan trọng về nguyên tắc hối cải. Đọc Mô Si A 26:21–31, và tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc về sự hối cải.

  1. Để giúp các em phân tích điều các em đã đọc trong những câu này, hãy trả lời hai hoặc nhiều bài tập hơn sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em sẽ tóm tắt những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Mô Si A 26:23 như thế nào? Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để chúng ta nhận biết rằng chính Đấng Cứu Rỗi đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta?

    2. Các cụm từ nào trong Mô Si A 26:21–31 cho thấy sự tin tưởng và tin cậy của Đấng Cứu Rỗi nơi An Ma với tư cách là một vị lãnh đạo chức tư tế? Việc có sự giúp đỡ của một vị lãnh đạo chức tư tế có thể phụ giúp những người vất vả với các tội lỗi hoặc cám dỗ khó khăn như thế nào?

    3. Các em nghĩ hối cải “một cách chân thật trong lòng [của một người]” có nghĩa là gì”? (Mô Si A 26:29).

    4. Tại sao các em nghĩ rằng chúng ta phải tha thứ cho người khác để nhận sự tha thứ của Chúa? (xin xem Mô Si A 26:31).

Bằng lời riêng của các em, hãy viết một nguyên tắc mà các em khám phá ra trong Mô Si A 26:21–31:

Mặc dù các em có thể đã nhận ra một nguyên tắc khác biệt, hoặc các em có thể đã sử dụng những lời khác nhau, nhưng sau đây là một số ví dụ về các nguyên tắc đã được giảng dạy trong Mô Si A 26:21–31:

  • Các giám trợ và chủ tịch chi nhánh đại diện cho Chúa trong việc giúp chúng ta hối cải và nhận được sự tha thứ.

  • Chúng ta sẽ được tha thứ nếu thú nhận các tội lỗi của mình. (Tất cả tội lỗi phải được thú nhận với Thượng Đế, và các tội lỗi nghiêm trọng cần phải được thú nhận với một vị lãnh đạo chức tư tế là người có thể phụ giúp trong tiến trình hối cải).

  • Chúng ta phải tha thứ cho những người khác để được Chúa tha thứ.

  1. Để giúp các em phân tích những nguyên tắc này, hãy đọc các nghiên cứu trường hợp sau đây. Chọn một nghiên cứu trường hợp và viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em các câu và các nguyên tắc mà các em đã học được ngày hôm nay có thể giúp đỡ những người khác như thế nào trong tình huống được mô tả:

    1. Một thiếu nữ đã phạm một tội nghiêm trọng, nhưng cô ta rất sợ phải nói chuyện với vị giám trợ của mình.

    2. Một thanh niên mong muốn hối cải, nhưng anh ta không biết cách làm thế nào.

    3. Một thiếu nữ lặp đi lặp lại một tội lỗi mà cô ta đã phạm vào trước đó, và cô ta lo ngại rằng Chúa sẽ không còn tha thứ cho cô ta nữa.

    4. Một thanh niên quyết định hối cải, nhưng cậu ta từ chối tha thứ cho một người đã xúc phạm đến cậu ta.

  2. Chọn một trong các nguyên tắc đã được nhận ra trong bài học này và suy ngẫm cách các em có thể áp dụng nguyên tắc đó cho các nỗ lực hối cải của mình. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cách các em sẽ áp dụng nguyên tắc này.

Đọc Mô Si A 26:37–39 để khám phá ra điều đã xảy ra khi An Ma thi hành theo lời khuyên dạy của Chúa. Kinh nghiệm của An Ma và dân của ông dạy rằng khi chúng ta hối cải và sống ngay chính, thì chúng ta cũng có thể được bình an và thịnh vượng.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 26 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: