Lớp Giáo Lý
Đơn vị 24: Ngày 3, 3 Nê Phi 6–10


Đơn vị 24: Ngày 3

3 Nê Phi 6–10

Lời Giới Thiệu

Sau khi được giải thoát một cách kỳ diệu khỏi bọn cướp Ga Đi An Tôn, dân Nê Phi và dân La Man vui hưởng hòa bình trong ba năm. Lòng kiêu căng, sự phân biệt giai cấp, và ngược đãi sau đó nổi lên và dẫn đến sự tà ác lớn lao và cuối cùng là lật đổ chính quyền Nê Phi. Các điềm triệu về cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô ở Giê Ru Sa Lem gồm có sự hủy diệt lớn lao làm phá hủy nhiều thành phố Nê Phi, giết chết dân cư tà ác. Bóng tối bao phủ xứ trong ba ngày. Trong bóng tối, tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi đã mời mọi người trở lại cùng Ngài. Khi bóng tối tan, nỗi khóc than của dân chúng biến thành niềm vui và lời khen ngợi Chúa Giê Su Ky Tô.

3 Nê Phi 6–7

Dân Nê Phi trở nên kiêu ngạo, Giáo Hội bị rạn nứt, các tập đoàn bí mật hủy diệt chính quyền, và dân chúng phân chia thành các chi tộc

Hãy nghĩ về một thời gian mà các em phải đưa ra một quyết định về việc có nên tuân theo vị tiên tri không. Như đã được ghi trong 3 Nê Phi 6–7, một số dân Nê Phi đã trải qua những kết quả bi thảm của việc chối bỏ các vị tiên tri, trong khi những người khác nhận được các phước lành đến từ việc hối cải và lắng nghe các tôi tớ đã được chọn của Chúa.

Khi các em đọc trong 3 Nê Phi 5, dân Nê Phi hối cải, siêng năng phục vụ Thượng Đế và đã được Thượng Đế giải thoát khỏi bọn cướp Ga Đi An Tôn. Sau đó, dân Nê Phi được thịnh vượng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, lòng dạ của nhiều người đã nhanh chóng trở nên kiêu căng và gây chia rẽ bên trong Giáo Hội. Các vị tiên tri được gửi đi thuyết giảng chống lại sự tà ác của dân chúng, nhưng các phán quan đã bắt họ và bí mật giết chết họ (xin xem 3 Nê Phi 6:4–23). Trong khoảng sáu năm, dân chúng ″đã nộp mình cho quyền năng của Sa Tan” (3 Nê Phi 7:5) và trở nên tà ác đến nỗi họ đã chống lại tất cả mọi sự ngay chính. Các tập đoàn bí mật đã hủy diệt chính quyền trong xứ và khiến cho dân chúng bị phân chiathành các chi tộc.

Bất chấp sự tà ác của dân chúng, Nê Phi vẫn tiếp tục làm chứng chống lại tội lỗi của họ và kêu gọi họ hối cải (xin xem 3 Nê Phi 7: 15–20). Đọc 3 Nê Phi 7:21–22, và đánh dấu một vài ví dụ về dân chúng đã được ban phước như thế nào khi noi theo Nê Phi. Từ những câu này chúng ta biết rằng nếu chúng ta hối cải và noi theo các tôi tớ của Chúa, thì chúng ta sẽ vui hưởng ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của chúng ta.

  1. Hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về một thời gian mà các em đã chọn nói theo lời khuyên dạy của vị tiên tri hoặc các vị lãnh đạo chức tư tế khác. Các em đã được ban phước như thế nào khi làm như vậy?

3 Nê Phi 8:1–18

Sự hủy diệt lớn lao làm ứng nghiệm điềm triệu về cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy tưởng tượng cái ngày mà xảy đến Sự Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Các em nghĩ mình có thể cảm thấy như thế nào khi đến lúc đó? Theo cách tương tự, dân Nê Phi đã chờ đợi sự hiện đến của Chúa Giê Su Ky Tô từ lâu. Sa Mu Ên người La Man đã tiên tri về những điềm triệu sẽ xảy ra vào lúc Chúa Giê Su Ky Tô chết (xin xem Hê La Man 14:20–27). Đọc 3 Nê Phi 8:3–4, và nhận thấy những điểm khác biệt trong cảm nghĩ của một số dân Nê Phi về các điềm triệu.

Đọc 3 Nê Phi 8:5–7, và tìm kiếm điều đã xảy ra trong năm thứ 34 kể từ ngày có điềm triệu về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi. Đọc lướt qua 3 Nê Phi 8:8–18, tìm kiếm điều đã xảy ra cho các cư dân trong các thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão và những trận động đất kèm theo. Đọc 3 Nê Phi 10:11–12, và đánh dấu người nào đã có thể sống sót sau cuộc hủy diệt này. Mặc dù những người sống sót là “thành phần dân chúng ngay chính hơn” trong số dân Nê Phi, nhưng họ vẫn cần phải hối cải và đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

  1. Hãy dùng một trang trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em để viết ra một bài báo thuật lại các sự kiện trong 3 Nê Phi 8:5–18. Gồm vào một tiêu đề, vẽ một tấm hình, và sau đó viết một bản tin về sự hủy diệt đó.

3 Nê Phi 8:19–25

Bóng tối bao phủ xứ trong ba ngày

Hãy nghĩ về một thời gian khi các em đang ở trong một chỗ hoàn toàn tối đen, như một hang động hay một căn phòng không có cửa sổ khi một người nào đó đã tắt đèn (hoặc tưởng tượng điều này sẽ như thế nào). Các em cảm thấy như thế nào khi ở trong bóng tối và không thể thấy được? Đọc 3 Nê Phi 8:19–23, và tìm kiếm điều đã xảy đến sau khi các cơn bão và sự hủy diệt chấm dứt. (Các em có thể đánh dấu bất cứ từ hoặc cụm từ nào chỉ mức độ của bóng tối nghiêm trọng như thế nào).

Đọc 3 Nê Phi 8:24–25, tìm kiếm điều mà dân Nê Phi đã nói đáng lẽ đã ngăn ngừa được cái chết và sự hủy diệt của rất nhiều người dân của họ.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Những hậu quả của tội lỗi giống như ở trong bóng tối như thế nào?

    2. Sự hối cải giống như việc để cho ánh sáng ùa vào một căn phòng tối tăm như thế nào?

3 Nê Phi 9:1–14

Trong bóng tối, tiếng nói của Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi những người sống sót trong sự hủy diệt phải hối cải và đến cùng Ngài

Trong ba ngày đầy bóng tối, tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi đã phán bảo với những người đã được tha mạng. Đọc 3 Nê Phi 9:1–2, 7, và tìm kiếm lý do tại sao Chúa Cứu Rỗi phán rằng sự hủy diệt này đã xảy ra ở giữa dân chúng. Sau đó đọc 3 Nê Phi 9:13–14, và tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi đã phán để an ủi những người đang đau khổ. Các em có thể muốn đánh dấu các phần của những câu này mà có ý nghĩa đối với các em.

Anh Cả C. Scott Grow thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã làm chứng rằng Đấng Cứu Rỗi mời gọi tất cả chúng ta đến cùng Ngài và được chữa lành:

Hình Ảnh
Anh Cả C. Scott Grow

″Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Chữa Lành tâm hồn của chúng ta. Ngoài tội diệt vong ra, không có tội lỗi hoặc điều phạm giới nào, nỗi đau đớn hay buồn phiền nào mà không được tha thứ nhờ vào quyền năng chữa lành của Sự Chuộc Tội của Ngài.

″Khi chúng ta phạm tội, Sa Tan nói với chúng ta rằng chúng ta đã bị lạc mất rồi. Trái lại, Đấng Cứu Chuộc của chúng ta ban sự cứu chuộc cho tất cả mọi người, cho cả các anh chị em và tôi nữa—dù chúng ta đã làm điều gì sai trái” (“Phép Lạ của Sự Chuộc Tội,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 109).

Lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 9:13 hãy đến cùng Ngài và nhận được quyền năng chữa lành của Ngài áp dụng cho mỗi người chúng ta. Để được Đấng Cứu Rỗi chữa lành chúng ta, chúng ta phải chấp nhận lời mời gọi của Ngài và đến cùng Ngài, hối cải tội lỗi của mình, và được cải đạo.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về một khía cạnh của cuộc sống các em mà có thể được hưởng lợi ich từ quyền năng chữa lành của Đấng Cứu Rỗi. Các em cần phải làm gì để mời Ngài chữa lành các em?

3 Nê Phi 9:15–22

Tiếng của Đấng Cứu Rỗi tuyên phán rằng nhờ vào sự hy sinh của Ngài mà luật Môi Se đã được làm tròn

Là một phần của luật Môi Se, mà dân Nê Phi đang sống theo cho đến thời điểm này, Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài phải dâng của lễ hy sinh làm biểu tượng về sự hy sinh tột bậc mà cuối cùng Ngài sẽ ban cho qua Sự Chuộc Tội của Ngài. Sử dụng những lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 9:17 để hoàn tất câu sau đây: “Nhờ ta mà sự cứu chuộc đến, và trong ta mà .”

Đấng Cứu Rỗi đã phán rằng tất cả các nghi lễ, luật pháp, nghi thức và biểu tượng của luật Môi Se, mà đã được ban cho để chỉ cho dân chúng đến với Ngài, được làm tròn khi Ngài hoàn thành sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Đọc 3 Nê Phi 9:19, và nhận ra điều Đấng Cứu Rỗi đã phán rằng dân Nê Phi không còn phải dâng lên nữa. Sau đó tìm kiếm 3 Nê Phi 9:20, và đánh dấu điều họ phải dâng lên làm của lễ hy sinh thay vì thế.

Các em nghĩ việc dâng lên một của lễ hy sinh bằng ″một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối″ có nghĩa là gì? Một tâm hồn thống hối là một tâm hồn khiêm nhường, dễ dạy, và hối cải. Để hiểu biết thêm về ý nghĩa của việc có một tấm lòng đau khổ và tâm hồn thống hối, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và đánh dấu những từ mà ông sử dụng để định nghĩa ″tấm lòng đau khổ″ và ″tâm hồn thống hối″:

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

″Thời xưa, khi người ta muốn thờ phượng Chúa và tìm kiếm các phước lành của Ngài, họ thường dâng lên một món quà. … Khi tìm kiếm phước lành của sự cải đạo, các em có thể dâng lên Chúa món quà của tấm lòng đau khổ hay hối cải và tâm hồn thống hối hay tuân phục của mình. Thật ra, đó là món quà của bản thân mình —con người hiện tại của mình và con người mà các em sẽ trở thành.

″Các em có điều gì nội tâm hay trong cuộc sống của mình là ô uế hay không xứng đáng không? Khi các em loại bỏ được điều đó, thì đó là một món quà dâng lên Đấng Cứu Rỗi. Có một thói quen hay đức tính tốt nào thiếu trong cuộc sống của các em không? Khi các em đạt được điều đó và làm cho điều đó thành một phần của cá tính mình, thì các em đang dâng lên Chúa một món quà” (“Đến Khi Ngươi Đã Được Cải Đạo,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004, 12).

Đọc 3 Nê Phi 9:21–22, và tìm kiếm điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta cần phải như thế nào để đến cùng Ngài.

  1. Hãy nghĩ về một số trẻ em mà các em biết. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy mô tả những đặc điểm của các trẻ nhỏ mà chúng ta cần có để đến với Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Khi Nào Ngài Biết

Hoàn tất nguyên tắc sau đây với các từ hoặc cụm từ thích hợp mà các em thấy trong 3 Nê Phi 9:13–14, 20–22: Nếu chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô với một tấm lòng đau khổ và tâm hồn thống hối, thì Ngài sẽ . (Có nhiều câu trả lời đúng).

  1. Để giúp các em áp dụng lẽ thật này, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

    1. Các thái độ nào có thể ngăn cản chúng ta dâng hiến tấm lòng đau khổ và tâm hồn thống hối của mình lên Chúa?

    2. Các em đã thấy Chúa ban phước cho các em như thế nào khi các em đến cùng Ngài với tấm lòng hối cải và tâm hồn biết vâng lời?

    3. Làm thế nào các em có thể dâng hiến tấm lòng đau khổ và tâm hồn thống hối lên Chúa một cách tốt hơn?

3 Nê Phi 10

Chúa hứa sẽ quy tụ dân Ngài lại như gà mái túc con mình

Hình Ảnh
Bao Nhiêu Lần

Sau khi nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi, dân chúng đã rất ngạc nhiên đến đỗi có một cảnh im lặng trong xứ trong nhiều giờ. Sau đó, tiếng nói đó cất lên một lần nữa cho dân chúng (xin xem 3 Nê Phi 10:1–3). Đọc 3 Nê Phi 10:4–6, và nhận ra điều Đấng Cứu Rỗi đã phán là Ngài cố gắng bảo vệ và nuôi dưỡng dân chúng. Đánh dấu lời hứa của Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra trong câu 6 cho những người hối cải và hết lòng đến cùng Ngài.

Đấng Cứu Rỗi đã sử dụng phép ẩn dụ về gà mái túc con mình ấp trong cánh để bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm. Hãy nghĩ về việc Đấng Cứu Rỗi cũng giống như gà mái đang tìm cách để bảo vệ con mình khỏi nguy hiểm. Ngoài ra, theo 3 Nê Phi 10:4–6, tại sao toàn thể gia tộc Y Sơ Ra Ên đã không được quy tụ lại?

Đọc 3 Nê Phi 10:8–10, và tìm kiếm điều đã xảy ra sau khi dân chúng nghe thấy tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 3 Nê Phi 6–10 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: