Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 1: Ngày 1, Học Thánh Thư


Đơn Vị 1: Ngày 1

Học Thánh Thư

Lời Giới Thiệu

Mục đích của bài học này là nhằm giúp các em học cách nghiên cứu thánh thư và mời Đức Thánh Linh soi dẫn và giảng dạy cho các em khi các em làm như vậy. Bài học này cũng sẽ giảng dạy cho các em những kỹ năng nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về thánh thư và áp dụng những điều giảng dạy của thánh thư trong cuộc sống của các em. Khi học bài học này, hãy tìm ra những cách để các em có thể mời Đức Thánh Linh vào việc nghiên cứu phúc âm của các em.

Học bằng Cách Nghiên Cứu và bằng Đức Tin

Hãy tưởng tượng rằng các em muốn cải thiện tình trạng thể chất của mình nên các em mời một người bạn tập thể dục cho các em. Việc tập thể dục của người bạn các em sẽ ảnh hưởng bao nhiêu đến tình trạng thể chất của các em? Bằng cách liên kết ví dụ này với việc tăng trưởng phần thuộc linh của các em, thì cũng giống như một người không thể tập thể dục cho người khác, một người không thể học phúc âm cho một người khác. Mỗi người chúng ta đều chịu trách nhiệm về việc học phúc âm và tăng trưởng phần thuộc linh của riêng mình.

Trong Giáo Lý và Giao Ước 88:118, Chúa đã mô tả cách học phúc âm. Khi các em đọc câu thánh thư này, hãy nhận ra điều các em cần làm để học phúc âm và hoàn tất lời phát biểu sau đây: ″Tìm kiếm sự hiểu biết, ngay cả bằng cách và cũng bằng .”

Việc tìm cách học tập bằng cách nghiên cứu và bằng đức tin đòi hỏi nỗ lực cá nhân. Các nỗ lực của các em để thành tâm nghiên cứu phúc âm sẽ mời Đức Thánh Linh vào tiến trình học tập. Một số cách để dốc lòng nghiên cứu phúc âm của các em trong năm nay là phải cầu nguyện để có được sự hiểu biết, làm tròn những chỉ định trong lớp giáo lý, chia sẻ chứng ngôn và kinh nghiệm của các em trong việc sống theo phúc âm với những người khác, và áp dụng những điều các em học được trong cuộc sống của mình.

Một nỗ lực thiết yếu các em có thể làm để mời Đức Thánh Linh làm một phần của việc học tập về phần thuộc linh của các em là phải nghiên cứu thánh thư hàng ngày. Việc nghiên cứu riêng thánh thư hàng ngày sẽ giúp các em nghe được tiếng nói của Chúa phán cùng các em (xin xem GLGƯ 18:34–36). Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Sứ Đồ đã hứa: ″Khi chúng ta muốn [Thượng Đế] nói với chúng ta, thì chúng ta tra cứu thánh thư; vì lời của Ngài được truyền qua các vị tiên tri của Ngài. Rồi Ngài sẽ dạy chúng ta khi chúng ta lắng nghe những thúc giục của Đức Thánh Linh″ (Thánh Thư: Quyền Năng của Thượng Đế cho Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2006, 26–27).

Khi đọc thánh thư và mời Đức Thánh Linh vào việc nghiên cứu của mình, các em sẽ nhận được các phước lành về sự tăng trưởng thuộc linh lớn hơn, một sự gần gũi với Thượng Đế, sự mặc khải lớn lao hơn trong cuộc sống của các em, thêm sức mạnh để chống lại cám dỗ, và một chứng ngôn vững mạnh hơn về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Học Thánh Thư

Chủ Tịch Marion G. Romney thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nhận ra một trong những mục đích chính dành cho thánh thư khi ông nói: ″Thánh thư đã được viết để bảo tồn các nguyên tắc vì lợi ích của chúng ta” (“Records of Great Worth,” Ensign, tháng Chín năm 1980, 4). Chúng ta học hỏi các nguyên tắc và giáo lý của phúc âm khi chúng ta nghiên cứu thánh thư. Các nguyên tắc và giáo lý này sẽ hướng dẫn chúng ta khi chúng ta áp dụng các nguyên tắc và giáo lý này vào cuộc sống của mình.

Hình Ảnh
đá quý

Cần có nỗ lực và thực hành để tìm kiếm các nguyên tắc và giáo lý vô giá chứa đựng trong thánh thư. Anh Cả Richard G. Scott của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã so sánh việc nghiên cứu thánh thư với công việc khai thác mỏ đá quý: ″Tìm kiếm những viên kim cương của lẽ thật mà đôi khi phải được khai thác một cách cẩn thận từ các trang [thánh thư]″ (“Four Fundamentals for Those Who Teach and Inspire Youth,” in Old Testament Symposium Speeches, 1987 [1988], 1). Tiến trình nghiên cứu, hoặc khai thác mỏ, thánh thư có ba phần quan trọng: (1) chúng ta phải hiểu quá trình và bối cảnh của thánh thư, (2) chúng ta phải nhận ra các nguyên tắc và giáo lý đang được giảng dạy, và (3) chúng ta phải áp dụng các lẽ thật đó cho cuộc sống của mình.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy trả lời câu hỏi sau đây: Những điểm tương tự giữa một người thợ mỏ tìm kiếm kim cương và một người tìm kiếm thánh thư về các nguyên tắc phúc âm và áp dụng chúng trong cuộc sống của mình là gì?

Hiểu được Quá Trình và Bối Cảnh của Thánh Thư

Việc hiểu được quá trình và bối cảnh của một đoạn thánh thư chuẩn bị các em để nhận ra các sứ điệp phúc âm được chứa đựng trong đoạn thánh thư đó. Chủ Tịch Thomas S. Monson khuyên dạy: ″Nên quen thuộc với các bài học mà thánh thư giảng dạy. Học về bối cảnh và môi trường của các [bài học] đó. … Hãy học những điều này thể như [các bài học này] đang nhắm vào các em, vì thật sự là như vậy” (“Hãy Cố Gắng Là Người Tốt Nhất,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2009, 68).

Khi đọc thánh thư, thật hữu ích để đặt câu hỏi như sau: ″Ai đã viết những câu này?″ ″Những câu này được viết cho ai?″ ″Điều gì đang xảy ra trong đoạn thánh thư này?″ và ″Tại sao tác giả đã viết những câu này″ Các tiêu đề của chương (các phần tóm lược in nghiêng ở đầu mỗi chương) cung cấp một phần tóm lược về những sự kiện chính trong chương và thường trả lời những câu hỏi này.

Cũng là điều hữu ích để tìm trong tự điển những từ khó hoặc không quen thuộc. Khi một cụm từ hoặc đoạn thánh thư không được rõ ràng, thì việc tham khảo bất cứ cước chú nào cũng có thể giúp các em hiểu rõ hơn.

Để tập sử dụng những công cụ này, hãy đọc 3 Nê Phi 17:1–10, và tìm kiếm các câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: Ai là người nói chuyện? Ngài đang phán bảo cùng ai? Điều gì đang xảy ra? Hãy nhớ nhìn vào tiêu đề của chương đề có được một phần tóm lược ngắn gọn về các sự kiện đang diễn ra.

  1. Bằng cách sử dụng phần cước chú trong 3 Nê Phi 17:1, hãy trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Chúa Giê Su có ý nói gì khi Ngài phán: ″Giờ của ta đã gần kề rồi″?

  2. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết bằng lời riêng của mình điều đã xảy ra khi Đấng Cứu Thế đang chuẩn bị rời khỏi đám đông. Tại sao Ngài ở lại? Ngài đã làm gì cho dân chúng?

Nhận Ra Các Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

Các giáo lý và các nguyên tắc là vĩnh cửu, các lẽ thật phúc âm bất biến cung cấp sự hướng dẫn cho cuộc sống của chúng ta. Các vị tiên tri thời xưa dạy chúng ta những lẽ thật này qua những sự kiện, câu chuyện, hoặc bài giảng mà họ đã ghi lại trong thánh thư.

Một khi hiểu được quá trình và bối cảnh của một đoạn thánh thư, thì các em sẵn sàng để nhận ra các giáo lý và nguyên tắc được giảng dạy trong đoạn thánh thư này. Anh Cả Richard G. Scott đã mô tả về một cách hữu ích để hiểu các nguyên tắc: ″Các nguyên tắc là lẽ thật vững mạnh, được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Một nguyên tắc chân chính làm cho các quyết định được rõ ràng ngay cả trong những trường hợp khó hiểu và hấp dẫn nhất. Thật đáng để bỏ ra nhiều nỗ lực để sắp xếp lẽ thật mà chúng ta thu thập thành những lời phát biểu giản dị về nguyên tắc” (“Acquiring Spiritual Knowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).

Một số nguyên tắc phúc âm được làm rõ ràng bằng cách sử dụng các cụm từ như “và do đó chúng ta thấy được rằng” hoặc “tuy nhiên.” Tuy nhiên, hầu hết các nguyên tắc không được nói trực tiếp. Thay vào đó các nguyên tắc này được minh họa bằng cuộc sống của những người trong thánh thư. Các giáo lý và nguyên tắc này có thể được khám phá ra bằng cách các em tự hỏi những câu hỏi như là: ″Sứ điệp thuộc linh của đoạn này là gì?″ ″Tại sao người viết gồm vào câu chuyện hoặc sự kiện này?″ ″Tác giả có ý định cho chúng ta học điều gì?″ và ″Các lẽ thật nào đã được giảng dạy trong đoạn thánh thư này?″

  1. Để tập nhận ra một số nguyên tắc và giáo lý được giảng dạy trong 3 Nê Phi 17:1–10, hãy viết một câu trả lời cho sinh hoạt a hoặc b nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Nhớ đọc tiêu đề để có được một phần khái quát ngắn gọn về chương này.

    1. Ai đang nói những câu này? Ngài đang phán bảo cùng ai? Sứ điệp thuộc linh của 3 Nê Phi 17:1–10 là gì?″

    2. Một số điều mà người viết các câu 1, 5–6, và 9–10 có ý định cho chúng ta học hỏi từ câu chuyện này là gì? Các em học được một số lẽ thật quan trọng nào từ các câu này?

Một trong số các lẽ thật phúc âm các em có thể đã nhận ra được từ các câu này là: Chúa đáp ứng những ước muốn chính đáng của chúng ta để được đến gần Ngài hơn.

Áp Dụng Các Giáo Lý và Nguyên Tắc

Sau khi đã nhận ra các giáo lý và nguyên tắc phúc âm, các em sẵn sàng để hành độnglàm một điều gì đó về các giáo lý và nguyên tắc này. Khi hành động về điều mình đã học được, các em sẽ cảm nhận được Đức Thánh Linh làm chứng về nguyên tắc này (xin xem Mô Rô Ni 10:4–5). Mỗi bài học được giảng dạy trong nhà, tại lớp giáo lý và trong nhà thờ, và trong mỗi sinh hoạt Bổn Phận đối với Thượng Đế và kinh nghiệm Sự Tiến Triển Cá Nhân đều nhằm giúp chúng ta hành động theo điều chúng ta đã được giảng dạy.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Chủ Tịch Thomas S. Monson nói: ″Mục tiêu của việc giảng dạy phúc âm … không phải là ′trút thông tin′ vào tâm trí của [học viên]. …Mục tiêu là nhằm soi dẫn cá nhân phải suy nghĩ, cảm nhận và rồi làm một điều gì đó để sống theo các nguyên tắc phúc âm.” (trong Conference Report, tháng Mười năm 1970, 107).

Để giúp các em áp dụng các nguyên tắc các em học được, hãy đặt những câu hỏi như: ″Chúa muốn tôi làm gì với sự hiểu biết này?″ ″Tôi đã nhận được các ấn tượng thuộc linh nào để giúp tôi cải tiến?″ ″Nguyên tắc này có thể tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của tôi?″ ″Tôi có thể bắt đầu hoặc ngừng làm điều gì bây giờ để sống theo lẽ thật này?″ ″Cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn như thế nào nếu tôi làm theo điều mà câu thánh thư này dạy?″

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết một đoạn ngắn mô tả cách các em có thể áp dụng một nguyên tắc hoặc giáo lý mà các em đã học được từ 3 Nê Phi 17:1–10.

Các Kỹ Năng và Phương Pháp Học Thánh Thư

Việc sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ giúp các em hiểu được bối cảnh của thánh thư và nhận ra cùng áp dụng các giáo lý và nguyên tắc đã được dạy trong đó. Những phương pháp này sẽ được đề cập trong suốt sách học này. Đọc mỗi kỹ năng, và chọn ra một hoặc hai kỹ năng mà các em cảm thấy mình cần phải sử dụng thường xuyên hơn trong việc nghiên cứu thánh thư riêng của mình.

Nguyên Nhân và Kết Quả. Hãy tìm ra mối liên hệ giữa nếu-thìbởi vì-do đó. Ví dụ: 2 Nê Phi 13:16–26; An Ma 34:33.

Tham khảo chéo.Tập hợp, liên kết hoặc gộp lại các câu thánh thư với nhau để làm rõ nghĩa và cải thiện sự hiểu biết. Ví dụ, hãy so sánh Mô Si A 11:2–6, 14Phục Truyền Luật Lệ Ký 17:14–20. Các em cũng có thể sử dụng phần cước chú để tìm ra phần tham khảo chéo thánh thư. Ví dụ: 3 Nê Phi 12:28–29, phần cước chú 29a, các phần tham khảo Giáo Lý và Giao Ước 42:23.

Xác Định Bối Cảnh. Xác định người nào, điều gì, khi nào,ở đâu trong các sự kiện trong thánh thư. Ví dụ: An Ma 31:1, 6–11; 32:1–6 cho biết về bối cảnh của An Ma 32:21–43.

Những Từ Chính.Những từ và cụm từ như ″tuy nhiên″ hoặc ″do đó chúng ta thấy được rằng″ là lời mời gọi để dừng lại và tìm kiếm những lời giải thích về điều vừa được viết ra. Ví dụ: An Ma 30:60; Hê La Man 6:35–36; 3 Nê Phi 18:30–32.

Đánh Dấu Thánh Thư.Tô đậm, khoanh tròn, hoặc gạch dưới những từ và cụm từ quan trọng nào trong thánh thư của các em cho biết ý nghĩa đặc biệt về câu đó. Cũng ghi lại ngắn gọn ở ngoài lề những ý nghĩ, cảm nghĩ, sự hiểu biết sâu sắc hoặc các nguyên tắc quan trọng. Điều này sẽ giúp các em nhớ đến điều đã làm cho câu thánh thư đó quan trọng đối với các em.

Thay Thế Tên.Lồng tên của các em vào một trong các câu thánh thư đó. Ví dụ: Thay thế tên của Nê Phi bằng tên của các em trong 1 Nê Phi 3:7.

Suy Ngẫm. Suy ngẫm có nghĩa là suy nghĩ sâu sắc về một điều gì đó. Việc suy ngẫm gồm có việc đặt câu hỏi và đánh giá điều các em biết và điều các em đã học được. Việc suy ngẫm thường dẫn đến việc biết cách áp dụng một nguyên tắc vào cuộc sống của các em.

Các Từ Lặp Đi Lặp Lại. Các từ hoặc cụm từ được lặp đi lặp lại có thể quan trọng để người đọc phải chú ý đến. Các từ hoặc cụm từ này là đầu mối của điều mà người viết cảm thấy là quan trọng. Ví dụ: Từ ghê gớm trong 2 Nê Phi 9:10, 19, 26–27, 39, 46–47; từ nhớ, ghi nhớ trong Hê La Man 5:6–14.

Những Tương Phản trong Thánh Thư. Thỉnh thoảng, các vị tiên tri đặt những câu chuyện về những người, những ý kiến hoặc những sự kiện khác nhau ở bên cạnh nhau trong thánh thư. Sự tương phản giữa hai điều này làm cho dễ dàng hơn để nhận ra và hiểu các nguyên tắc phúc âm quan trọng đang được giảng dạy. Hãy tìm kiếm những điều tương phản trong mỗi câu thánh thư, các đoạn thánh thư, hoặc các chương. Ví dụ: 2 Nê Phi 2:27; An Ma 47–48.

Bản Liệt Kê Thánh Thư. Tìm ra các bản liệt kê bên trong thánh thư mà có thể giúp các em hiểu rõ hơn điều mà Chúa và các vị tiên tri của Ngài đang giảng dạy. Khi tìm thấy các bản liệt kê đó, các em có thể muốn đánh số mỗi yếu tố. Ví dụ: Bản liệt kê những thực hành tà ác ở giữa dân Nê Phi trong Hê La Man 4:11–13.

Biểu Tượng của Thánh Thư. Những từ như giống như, thể như hoặc được so sánh với giúp nhận ra các biểu tượng. Hãy cố gắng xác định xem biểu tượng đó có nghĩa là gì. Sử dụng các cước chú và Sách Hướng Dẫn Thánh Thư để giúp tìm thấy ý nghĩa của biểu tượng đó. Ví dụ: So sánh Gia Cốp 5:3, 75–77 với Gia Cốp 6:1–7.

Hình dung.Hãy tưởng tượng trong tâm trí của các em điều gì đang xảy ra khi các em đọc. Đặt câu hỏi về sự kiện này, và tưởng tượng là các em có mặt khi sự kiện này xảy ra. Ví dụ: Hãy cố gắng hình dung điều gì đang xảy ra trong Ê Nót 1:1–8.

Định Nghĩa của Từ. Thánh thư thường dùng những từ không quen thuộc đối với chúng ta. Khi các em gặp một từ không quen thuộc, hãy sử dụng Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, các cước chú hoặc một quyển tự điển thường để tìm kiếm nghĩa của từ này.

  1. Chọn ra và sử dụng một trong các kỹ năng từ phần trước ″Những Kỹ Năng và Phương Pháp Học Thánh Thư″. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về cách kỹ năng đó đã giúp các em trong việc học thánh thư riêng của mình như thế nào.

  2. Viết điều sau đây vào dưới cùng của bài tập của ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã nghiên cứu bài học ″Nghiên Cứu Thánh Thư″ và đã hoàn tất bài học này (vào ngày).

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: