Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 30: Ngày 3, Ê The 7–11


Đơn Vị 30: Ngày 3

Ê The 7–11

Lời Giới Thiệu

Mặc dù anh trai của Gia Rết đã nói tiên tri rằng việc lập lên một vị vua của dân Gia Rết sẽ dẫn đến cảnh tù đày, nhưng lời của ông đã không được ứng nghiệm ngay lập tức. Vị vua đầu tiên của dân Gia Rết là Ô Ri Ha, đã trị vì trong sự ngay chính. Tuy nhiên, một người tên là Gia Rết trở thành vua hai thế hệ sau đó bằng cách thành lập một tập đoàn bí mật. Trong suốt các triều đại của các vị vua của họ, dân Gia Rết đã trải qua một vài chu kỳ lắng nghe các vị tiên tri và sống trong sự ngay chính, cũng như chối bỏ các vị tiên tri và sống trong sự tà ác.

Ê The 7

Cô Ri Ho chiếm vương quốc của cha mình, anh của hắn là Su Lê tái chiếm vương quốc, và các vị tiên tri lên án sự tà ác của dân chúng

Các em nghĩ rằng một người nào đó có thể cảm thấy như thế nào khi sống trong cảnh tù đày? Các em có bao giờ có những cảm nghĩ tương tự về việc bị giam giữ vì những lựa chọn sai lầm của mình không? Hãy tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc về cách các em có thể tránh bị giam cầm về phương diện thể xác lẫn thuộc linh khi các em học Ê The 7–11.

Hình Ảnh
người đàn ông đứng phía sau song sắt phòng giam

Khi Gia Rết và anh của ông đã trở nên già cả, thì dân Gia Rết đòi hỏi có một vị vua. Anh của Gia Rết cảnh báo dân chúng rằng việc có vua sẽ dẫn đến cảnh tù đày (xin xem Ê The 6:19–23). Các vị tiên tri đã luôn luôn nói tiên tri về các hành động mà sẽ dẫn chúng ta vào cảnh tù đày về phương diện thể xác hoặc thuộc linh.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một hoặc hai ví dụ về các hành động mà các vị tiên tri hiện đại cảnh báo và những hành động đó có thể dẫn đến cảnh tù đày về phương diện thể xác hoặc thuộc linh như thế nào.

Bất kể lời cảnh báo của anh của Gia Rết, dân chúng vẫn chọn để có một vị vua. Đọc Ê The 7:1–2 để tìm hiểu xem lời tiên tri của anh của Gia Rết đã được ứng nghiệm trong thời Ô Ri Ha, là con trai của Gia Rết. Hãy suy nghĩ về những gì các em sẽ nói với một người nào đó sống trong những ngày của vua Ô Ri Ha và không tin rằng lời tiên tri của anh của Gia Rết sẽ được ứng nghiệm.

Trong vòng hai thế hệ, lời tiên tri cảnh báo của anh của Gia Rết đã được ứng nghiệm. Đọc Ê The 7:3–7, và khám phá ra việc Kíp và dân của ông ở trong cảnh tù đày như thế nào dưới sự trị vì của Cô Ri Ho, là người có ước muốn ích kỷ để làm vua đã khiến ông nổi loạn chống lại cha của mình. Cảnh tù đày này là kết quả của tính ích kỷ và sự nổi loạn.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết xuống điều các em sẽ nói với dân chúng ngày nay là những người không tuân theo lời khuyên dạy của các vị tiên tri, nhưng không cảm thấy giống như họ đang ở trong cảnh tù đày thuộc linh. (Trong câu trả lời của mình, các em có thể muốn gồm vào ý nghĩ rằng những người trở nên bị vướng vào cảnh tù đày thuộc linh thường là người cuối cùng nhận ra điều đó. Đưa ra một tình huống hiện đại về một điều gì đó mà có thể đặt một người nào đó vào trong cảnh tù đày thuộc linh).

Phần này của lịch sử của dân Gia Rết minh họa nguyên tắc rằng việc chối bỏ những lời của các vị tiên tri dẫn đến cảnh tù đày. Suy ngẫm những cách mà các em có thể đã trải qua cảnh tù đày thuộc linh vì không tuân theo các lệnh truyền hoặc lời khuyên dạy của các vị tiên tri.

Cuộc nổi loạn của Cô Ri Ho chống lại cha mình là Kíp dẫn đến cuộc xung đột và chiến tranh liên tục. Khi về già, Kíp đã có một con trai khác—Su Lê. Khi Su Lê lớn lên, ông đã chiến đấu chống lại người anh phản loạn của mình, Cô Rinh Hô.

  1. Hãy tưởng tượng ra các em là một phóng viên được chỉ định để theo dõi câu chuyện về Su Lê. Đọc Ê The 7:8–13, và viết một đoạn ngắn trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cho biết điều các em sẽ làm nổi bật trong bài viết của mình về cuộc đời của Su Lê.

Trong suốt triều đại của Su Lê, nhiều vị tiên tri đã đến ở giữa dân chúng và cảnh báo họ về sự tà ác của họ. Đọc Ê The 7:23–25, và nhận ra điều các vị tiên tri đã nói tiên tri và phản ứng của dân chúng như thế nào. Su Lê đã phản ứng như thế nào? Sự bảo vệ của Su Lê cho các vị tiên tri đã ban phước cho dân của ông như thế nào?

Đọc Ê The 7:26–27, và tìm kiếm điều gì đã xảy ra khi dân chúng tuân theo những lời của các vị tiên tri. Su Lê “ghi nhớ những điều vĩ đại Chúa đã làm cho tổ phụ ông” (Ê The 7:27). Khi các em ghi nhớ những điều vĩ đại Chúa đã làm cho mình, thì các em có nhiều khả năng để có lòng biết ơn đối với Ngài và sống ngay chính.

Những sự kiện này làm chứng về một nguyên tắc quan trọng: Khi hối cải sự bất chính của mình, chúng ta bắt đầu thịnh vượng. Từ thịnh vượng có nghĩa là “hy vọng” và cũng là “thành công,” và từ này “thường được dùng theo ý nghĩa về sự thành công vật chất, [nhưng] nó không nhất thiết có nghĩa là tài sản vật chất dồi dào hoặc thậm chí còn là một cuộc sống tương đối thoải mái, không có vấn đề gì cả …

“Người thực sự ngay chính được thịnh vượng, theo ý nghĩa rằng họ có sự tin tưởng, mà thúc đẩy đức tin thành hành động và tạo ra những hoàn cảnh có lợi ích từ những hoàn cảnh ít thuận lợi hơn. Họ không đợi Chúa ban cho hay giữ lại phần thưởng, mà thay vì thế kêu cầu Ngài để được hướng dẫn về điều gì sẽ có lợi nhất cho họ, cả về vật chất lẫn thuộc linh. Sự hướng dẫn như vậy có thể dẫn đến việc thay đổi nghề nghiệp, dọn nhà sang khu vực khác, nhận được sự huấn luyện hoặc những kỹ năng mới, hay chấp nhận những điều mà họ đang có nhưng có tác dụng trong giới hạn của họ và tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh trong những cách khác” (Alan Webster, “I Have a Question,” Ensign, tháng Tư năm 1990, 52–53).

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em đã được ban phước như thế nào khi lưu ý đến những lời của các vị tiên tri?

    2. Một điều mà các em có thể làm để lưu ý nhiều hơn những lời của các vị tiên tri và hội đủ điều kiện cho các phước lành của Chúa là gì?

Ê The 8:1–9:12

Gia Rết và sau đó A Kích trở thành vua của dân Gia Rết qua các tập đoàn bí mật

Đọc qua bản liệt kê sau đây: âm nhạc các em nghe, những ý nghĩ các em thích, cách các em cư xử trong trường học, phim các em xem, hành vi hẹn hò của các em, các sinh hoạt của các em với bạn bè của mình, điều các em làm khi không có ai khác ở xung quanh. Tại sao một người nào đó đang tham gia vào hành vi tà ác có thể muốn che giấu cách họ tham gia vào một hoặc nhiều hơn các sinh hoạt này đối với bạn bè, cha mẹ, hoặc các vị lãnh đạo? Sự nguy hiểm của việc tham gia vào các sinh hoạt bí mật bất chính là gì?

Theo Ê The 8, Ô Me lên làm vua sau khi Su Lê chết, nhưng con trai của Ô Me là Gia Rết “nổi lên chống lại cha mình” (Ê The 8:2) và “đã để hết lòng mình vào vương quốc và vinh quang của thế gian” (Ê The 8:7). Con gái của Gia Rết nghĩ ra một kế hoạch với cha mình mà sẽ mang đến cho hắn vương quốc. Nàng là một phụ nữ xinh đẹp, và khi nàng nhảy múa trước mặt một người tên là A Kích, thì hắn muốn lấy nàng làm vợ. Gia Rết nói với A Kích rằng hắn chỉ có thể lấy con gái của mình làm vợ “nếu ngươi đem được đầu cha ta là nhà vua về đây cho ta” (Ê The 8:12). A Kích gia nhập vào một tập đoàn bí mật với bạn bè của hắn để giết vua Ô Me. Một tập đoàn bí mật là nơi có hai hoặc nhiều người hơn thề sẽ giữ bí mật về hành vi bất chính của họ để tránh những hậu quả của hành động của họ.

Đọc Ê The 8:15–18, nhận ra các từ và cụm từ mô tả một số các động cơ và phương pháp đằng sau những người chấp nhận các tập đoàn bí mật.

  1. Trả lời hai hoặc nhiều câu hỏi hơn sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Tại sao một số người tham gia vào các tập đoàn bí mật?

    2. Các em nghĩ tai sao việc tin rằng các em có thể làm “đủ mọi việc tà ác” (Ê The 8:16) hoặc “những điều” các em muốn (Ê The 8:17) mà không phải nhận lãnh bất cứ hậu quả nào là điều làm hủy diệt phần thuộc linh?

    3. Cụm từ nào trong Ê The 8:18 chỉ ra cảm nghĩ của Chúa về tập đoàn bí mật? Các em nghĩ tại sao những tập đoàn như vậy được coi là “tà ác nhất”?

Đọc Ê The 8:20–22, 25Ê The 9:5–6, 11–12, tìm kiếm các hậu quả của việc hỗ trợ các tập đoàn bí mật. Tóm tắt điều các em đã học được:

Một trong những lẽ thật các em có thể đã nhận ra trong những câu này là: Việc hỗ trợ các tập đoàn bí mật dẫn đến sự hủy diệt của các cá nhân và xã hội.

Mô Rô Ni ngừng viết về các cuộc chiến tranh của dân Gia Rết để ngỏ lời cùng chúng ta. Đọc Ê The 8:23–24, 26, và nhận ra cách Mô Rô Ni đã khuyến khích những người trong thời kỳ chúng ta nên áp dụng những lời cảnh báo của ông về các tập đoàn bí mật như thế nào.

Hãy nghĩ về các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Các em nghĩ tại sao một dân tộc, một xã hội, hoặc một nhóm người khác đang ở trong một “tình trạng khủng khiếp” (Ê The 8:24) khi có những tập đoàn bí mật ở giữa họ? Làm thế nào sự bí mật mang quyền lực đến cho những tập đoàn này? Việc biết được sự thật về các tập đoàn bí mật có thể giúp người ta loại bỏ điều xấu xa này như thế nào?

  1. Tham khảo lại bản liệt kê các hành động được đưa ra ở lúc bắt đầu phần này của bài học. Mặc dù việc chọn những điều bất chính trong các lĩnh vực này của cuộc sống của các em sẽ không nhất thiết phải được liệt vào như là một tập đoàn bí mật, nhưng vẫn viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về sự nguy hiểm đến từ việc chọn tham gia vào các hoạt động mà một người sẽ cảm thấy cần phải giữ bí mật đối với người khác.

Ê The 9: 13–11:23

Một vị vua này kế vị một vị vua khác—một số vua là ngay chính, một số vua khác là tà ác

Như được ghi trong Ê The 9–11, nhiều vị vua cai trị dân Gia Rết, một số vua ngay chính và một số vua khác là tà ác. Đọc Ê The 9:26–35 (dưới triều đại của Hếch) và Ê The 11:1–8 (dưới triều đại của Côm và Síp Lom), tìm kiếm bằng chứng về lẽ trung thực của nguyên tắc rằng việc chối bỏ những lời của các vị tiên tri dẫn đến cảnh tù đày, mà đã được thảo luận lúc trước trong bài học này.

Hình Ảnh
vương miện nạm ngọc

Nhớ lại cách suy nghĩ của các em về việc lưu ý kỹ hơn đến những lời của các vị tiên tri. Trong những ngày tới, hãy làm theo mục tiêu này và tìm kiếm các cơ hội để chia sẻ chứng ngôn của các em về tầm quan trọng của việc tuân theo những lời của các vị tiên tri.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Ê The 7–11 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: