Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 2: Ngày 2, 1 Nê Phi 2


Đơn Vị 2: Ngày 2

1 Nê Phi 2

Lời Giới Thiệu

Người ta phản ứng đối với sự mặc khải của Thượng Đế trong nhiều cách khác nhau. Chúa truyền lệnh cho Lê Hi trong một giấc mơ phải dẫn gia đình của ông đi vào vùng hoang dã. La Man và Lê Mu Ên ta thán chống lại lệnh truyền của Thượng Đế trong khi Nê Phi tìm kiếm một bằng chứng xác nhận. Việc so sánh các phản ứng khác nhau của họ sẽ giúp cho các em quyết định cách sử dụng quyền tự quyết của mình khi đáp ứng sự hướng dẫn của Chúa.

1 Nê Phi 2:1–7

Thượng Đế truyền lệnh cho Lê Hi phải khởi hành đi vào vùng hoang dã

Hãy tưởng tượng rằng các em là Lê Hi và Chúa phán bảo các em và gia đình các em phải rời khỏi nhà và bỏ lại tất cả tài sản của các em. Các em sẽ phải đi bộ nhiều ngày và chỉ có thể mang theo lương thực để hỗ trợ cho các nhu cầu của gia đình mình. Hãy nghĩ về cách các em sẽ đáp ứng một lời yêu cầu như vậy.

Hình Ảnh
Đoàn người lữ hành trong gia đình của Lê Hi

Đọc 1 Nê Phi 2:1–6, và tìm kiếm các tình huống mà đã dẫn đến việc Lê Hi và gia đình phải khởi hành đi vào vùng hoang dã.

Tại sao có những người ″đang tìm cách lấy mạng sống của [Lê Hi]″? (xin xem 1 Nê Phi 2:1).

Chúa đã truyền lệnh cho Lê Hi phải làm gì? (xin xem 1 Nê Phi 2:2).

Lê Hi là một ví dụ về nguyên tắc phúc âm rằng khi chúng ta trung thành và vâng lời, Chúa sẽ giúp chúng ta trong thời gian thử thách.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy trả lời câu hỏi sau đây về 1 Nê Phi 2:4: Các em có thể học hỏi được điều gì từ những lựa chọn của Lê Hi về những thứ gì phải mang theo và những thứ gì phải bỏ lại?

Để giúp các em hiểu rõ hơn về địa lý của cuộc hành trình của Lê Hi, hãy xem lại bản đồ ở phần cuối của bài học này.

Đọc 1 Nê Phi 2:7, và lưu ý đến điều mà Lê Hi đã làm sau khi ra đi với gia đình của mình vào vùng hoang dã. Các em có thể sử dụng từ nào để mô tả một cá tính quan trọng mà đã được Lê Hi cho thấy?

1 Nê Phi 2:8–14

La Man và Lê Mu Ên ta thán cha của họ

Tất cả bốn người con trai của Lê Hi đều đi chung với nhau, nhưng họ đã làm như vậy với thái độ khác nhau đối với các lệnh truyền của Thượng Đế.

Nghiên cứu 1 Nê Phi 2:8–10, và khoanh tròn các từ dòng sôngthung lũng.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết xuống những ý nghĩ của các em về câu hỏi sau đây: Các em nghĩ rằng Lê Hi đã cố gắng giảng dạy cho La Man và Lê Mu Ên điều gì bằng cách so sánh họ với một dòng sông và một thung lũng?

Đọc 1 Nê Phi 2:11–14, và tìm kiếm các lý do mà La Man và Lê Mu Ên ta thán cha của họ. (Ghi chú: Từ cứng cổ có nghĩa là bướng bỉnh và kiêu ngạo).

Một lý do mà Sa Tan khuyến khích sự ta thán là để ngăn chặn người ta tuân theo các vị tiên tri tại thế, các vị lãnh đạo đầy soi dẫn, và cha mẹ. Anh Cả H. Ross Workman thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nói về sự ta thán. Ông nói rằng ″sự ta thán gồm có ba bước, mỗi một bước đưa dẫn đến bước kế tiếp trong con đường dẫn đến sự bất tuân.″

Hình Ảnh
Anh Cả H. Ross Workman

Trước hết, khi người ta ta thán, họ sử dụng óc xét đoán của họ và bắt đầu nghi ngờ những lời giảng dạy của các vị tiên tri tại thế. ″Trước hết, họ [nghi ngờ] trong tâm trí của họ và rồi [gieo] thắc mắc vào tâm trí của những người khác.″

Thứ hai, những người ta thán bắt đầu ″lý luận và bào chữa cho họ để khỏi làm điều mà họ [đã] được chỉ thị phải làm. … Như vậy, họ bào chữa cho sự bất tuân.

″Bước thứ ba thì không tránh khỏi xảy ra theo: sự biếng nhác trong việc tuân theo lệnh truyền của Đức Thầy [xin xem GLGƯ 58:29]. …

″Tôi xin mời các anh chị em hãy chú trọng đến mệnh lệnh của các vị tiên tri tại thế mà làm cho các anh chị em khó chịu nhất. Các anh chị em có thắc mắc là mệnh lệnh đó có áp dụng cho các anh chị em không? Các anh chị em có tìm ra những lời bào chữa sẵn sàng cho lý do tại sao các anh chị em không thể tuân theo mệnh lệnh đó không? Các anh chị em có cảm thấy khó chịu hay bực bội với những người nhắc nhở mệnh lệnh đó cho các anh chị em không? Các anh chị em có lười biếng trong việc tuân giữ mệnh lệnh đó không? Hãy coi chừng mánh khóe lừa gạt của kẻ nghịch thù. Hãy coi chừng sự ta thán″ (″Hãy coi chừng sự ta thán″ Liahona, tháng Giêng năm 2002, 85–86).

Hình Ảnh
Lê Hi và gia đình
  1. Hãy trả lời cho câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Các em có thể làm gì nếu các em thấy mình đang ta thán (phàn nàn) về một lệnh truyền hoặc tiêu chuẩn của Giáo Hội?

1 Nê Phi 2:16–19

Nê Phi tìm kiếm sự hiểu biết từ Chúa

Đọc 1 Nê Phi 2:16, 19, và đánh dấu điều mà Nê Phi muốn và điều ông đã làm mà dẫn dắt ông đến việc chấp nhận các lệnh truyền của Chúa đã được ban cho ông qua cha của ông. Mặc dù Nê Phi đã không ta thán, nhưng hãy suy ngẫm điều ông đã viết trong 1 Nê Phi 2:16 về việc Chúa làm mềm lòng ông đã cho thấy rằng việc rời bỏ Giê Ru Sa Lem cũng có thể là điều khó khăn đối với ông như thế nào.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy chia sẻ một ví dụ về một thời gian, khi các em, giống như Nê Phi, đã kêu cầu Cha Thiên Thượng và được Thánh Linh làm mềm lòng hoặc về một thời gian khi các em nhận được một chứng ngôn về một điều gì đó mà Chúa đã phán.

Kinh nghiệm của Nê Phi dạy cho chúng ta nguyên tắc phúc âm sau đây: Khi chúng ta kêu cầu Thượng Đế, có thể làm mềm lòng chúng ta để tin vào lời của Ngài.

Đọc 1 Nê Phi 2:17–18, và nhận ra những ước muốn và hành động của Nê Phi sau khi Chúa làm mềm lòng ông. Hãy suy nghĩ về điều các em có thể học được từ những phản ứng khác nhau của Nê Phi, Sam, La Man, và Lê Mu Ên. Sau đây là một lẽ thật quan trọng: Khi chúng ta chia sẻ điều chúng ta đã học được qua Đức Thánh Linh, thì những người khác có thể tin lời của chúng ta.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về một thời gian mà những lời của một người nào đó đã dẫn các em đến việc tin lời của Thượng Đế, như Sam đã tin Nê Phi.

Hãy nghĩ về một người nào đó mà các em có thể chia sẻ một điều gì đó Thánh Linh đã giúp các em học được và cảm thấy là sự thật. Người đó có thể là một người bạn, một người trong gia đình của các em, một vị lãnh đạo Giáo Hội, hoặc một giảng viên. Hãy lấy cơ hội trong tuần này để nói chuyện với người đó và chia sẻ chứng ngôn đó.

1 Nê Phi 2:20–24

Chúa bảo đảm với Nê Phi rằng ông sẽ đuợc thịnh vượng qua sự vâng lời của ông

Nhận ra và đánh dấu lời hứa ghi trong 1 Nê Phi 2:20–21. Lời hứa này được nhắc đến 34 lần từ đầu đến cuối Sách Mặc Môn. Trong khi hoc Sách Mặc Môn, các em sẽ thấy những lời của Chúa ban cho Nê Phi đã được hoàn toàn ứng nghiệm như thế nào. Kết thúc bài học hôm nay bằng cách đọc 1 Nê Phi 2:22–24.

Thượng Đế ban phước cho những người biết vâng lời và trung tín. Hãy suy ngẫm về mức độ vâng lời của các em trong việc tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế. Một cách để các em có thể vâng lời hơn là gì? Tiếp tục theo dõi những ấn tượng các em nhận được từ Thánh Linh.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã nghiên cứu 1 Nê Phi 2 và hoàn tất bài học này vào ngày.

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: