Lớp Giáo Lý
Đơn vị 4: Ngày 3, 1 Nê Phi 17


Đơn vị 4: Ngày 3

1 Nê Phi 17

Lời Giới Thiệu

Sau khi hành trình tám năm trong vùng hoang dã, gia đình của Lê Hi đã đến một chỗ cạnh bờ biển. Họ gọi nơi đó là Xứ Phong Phú. Nê Phi tuân theo lệnh truyền của Chúa để đóng một chiếc tàu. Ông cũng khiển trách các anh của mình về sự tà ác của họ mà đã ngăn cản họ nhận được sự soi dẫn từ Chúa. Khi học 1 Nê Phi 17 và tấm gương của Nê Phi, thì các em sẽ thấy rằng qua sự vâng lời, các em có thể thực hiện được tất cả những gì Thượng Đế đã truyền lệnh. Các em cũng sẽ học cách nhận ra rõ hơn rằng Chúa phán bảo cùng các em qua tiếng nói nhỏ nhẹ, êm ái.

1 Nê Phi 17:1–51

Cuộc hành trình của gia đình Lê Hi đến xứ Phong Phú, là nơi Nê Phi được truyền lệnh phải đóng một chiếc tàu

Các em sẽ mô tả cuộc sống của mình là dễ dàng hay khó khăn? Tại sao? Đọc 1 Nê Phi 17:1, 4, 6, và khoanh tròn các từ cho biết thời gian Nê Phi và gia đình của ông sống trong vùng hoang dã là dễ dàng hay khó khăn.

Đọc 1 Nê Phi 17:3, và nhận ra lý do tại sao Nê Phi đã đưa ra rằng gia đình của ông đã được ban phước trong thời gian khó khăn này—bắt đầu bằng từnếu. Đánh dấu nguyên tắc này trong thánh thư của các em.

Các nguyên tắc phúc âm thường được ghi trong thánh thư dưới dạng “nếu-thì”. Dạng “nếu-thì” này cũng có thể được thấy trong phương diện của cuộc sống cá nhân, cũng như gia đình và toàn thể quốc gia. Từ nếu mô tả hành động của chúng ta, và thì giải thích hậu quả hoặc phước lành chúng ta sẽ nhận được vì hành động đó. Trong khi 1 Nê Phi 17:3 không chứa đựng từ thì, nhưng câu này có mô tả một hành động và một phước lành mà sẽ đi theo sau. Làm thế nào các em nói về nguyên tắc mà Nê Phi đang làm chứng bằng lời riêng của các em? Nếu , thì .

Hãy lưu ý nguyên tắc này được minh họa như thế nào trong 1 Nê Phi 17:2, 12–13. Khi các em đọc những câu này, hãy đánh dấu một số cách Chúa đã củng cố và ban phước cho Nê Phi và gia đình của ông khi họ tuân giữ các lệnh truyền. Hãy tìm kiếm thêm bằng chứng về lẽ thật của nguyên tắc này khi các em tiếp tục học tập kinh nghiệm của Nê Phi.

  1. Hãy dành thời gian để trả lời một cách có ý nghĩa những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Bài tập này sẽ giúp các em thấy rằng Nê Phi tiếp tục sống theo nguyên tắc ông đã nói trong 1 Nê Phi 17:3, trong khi những người khác trong gia đình đã không sống theo nguyên tắc đó. Hãy nhớ suy nghĩ về cách nguyên tắc này áp dụng cho cuộc sống của các em.

    1. Chúa đã ra lệnh cho Nê Phi phải làm điều gì? (Xin xem 1 Nê Phi 17:7–8). Điều gì có thể là khó khăn về việc tuân theo lệnh truyền này?

    2. Điều gì gây ấn tượng cho các em về sự đáp ứng của Nê Phi đối với lệnh truyền này? (Xin xem 1 Nê Phi 17:9–11, 15–16). Các anh của ông đã phản ứng như thế nào? (Xin xem 1 Nê Phi 17:17–21). Các em có thể học hỏi điều gì từ những phản ứng này.

    3. Nê Phi đã trả lời với các anh của ông bằng cách nhắc lại kinh nghiệm của Môi Se. Bằng cách nào Chúa đã giúp Môi Se hoàn thành nhiệm vụ mà ông được truyền lệnh phải làm? (Xin xem 1 Nê Phi 17:23–29). Các anh của Nê Phi giống như con cái của Y Sơ Ra Ên như thế nào? (Xin xem 1 Nê Phi 17:30, 42).

    4. Có một số lệnh truyền nào là khó khăn cho các em không? Các em có thể đáp ứng như thế nào với các nhiệm vụ hoặc các lệnh truyền khó khăn của Thượng Đế như Nê Phi và Môi Se đã làm?

Khi các em đã hoàn thành bài tập ở trên, hãy đọc sự biểu lộ đức tin của Nê Phi trong 1 Nê Phi 17:50.

Đọc 1 Nê Phi 17:51, và áp dụng câu này cho bản thân mình bằng cách thêm tên của các em sau chữ “tôi” và thay thế cụm từ “đóng một chiếc tàu” với một lệnh truyền mà các em đã viết trong câu hỏi d ở trên.

  1. Viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về một kinh nghiệm (kinh nghiệm riêng hoặc của một người nào đó mà các em biết) đã giúp các em biết rằng nếu các em trung tín với Thượng Đế, thì Ngài sẽ giúp các em hoàn thành bất cứ điều gì Ngài đòi hỏi ở các em.

Nguyên tắc mà Nê Phi nêu lên trong 1 Nê Phi 17 và trong suốt cuộc đời của ông là nếu chúng ta tuân giữ các lệnh truyền, thì Chúa sẽ củng cố chúng ta và cung cấp phương tiện cho chúng ta để hoàn thành điều mà Ngài đã truyền lệnh.

1 Nê Phi 17:45–55

Nê Phi khiển trách các anh của mình về sự tà ác của họ

Đọc 1 Nê Phi 17:48, 53–54, và nhận ra lý do tại sao Nê Phi “đưa tay [ông] ra cho các anh của [ông].”

Theo 1 Nê Phi 17:53, Chúa đã làm gì cho các anh của Nê Phi? Tại sao?

Hình Ảnh
Nê Phi Khuất Phục Hai Người Anh Hay Chống Đối của Mình

Việc các anh của Nê Phi cảm thấy sững sờ là một trong nhiều cách Chúa đã tìm cách giao tiếp với họ. Đọc 1 Nê Phi 17:45, và nhận ra một số cách khác Chúa đã cố gắng để giao tiếp với họ.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Boyd K. Packer

Hãy suy ngẫm lời trích dẫn sau đây từ Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: “Đức Thánh Linh phán bảo bằng một tiếng nói mà các [anh, chị] em cảm nhận nhiều hơn là các [anh, chị] em nghe. Tiếng nói này được mô tả là một ‘tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái’ [GLGƯ 85:6]. Và trong khi chúng ta nói về ‘việc lắng nghe’ lời mách bảo của Thánh Linh, thì thường nhất người ta mô tả một sự thúc giục của Thánh Linh bằng cách nói: ‘Tôi đã có một cảm giác …’” (“Personal Revelation: The Gift, the Test, and the Promise,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 60).

Các em có thể muốn đánh dấu 1 Nê Phi 17:45 và viết nguyên tắc sau đây cạnh câu này: Đức Thánh Linh phán bảo bằng một tiếng nói êm ái, nhỏ nhẹ mà chúng ta cảm thấy hơn là chúng ta nghe.

  1. Viết các câu trả lời cho những câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Khi nào các em cảm thấy Chúa phán bảo qua một tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái?

    2. Các em có thể làm gì để cảm thấy và nhận ra tiếng nói êm ái nhỏ nhẹ?

Đánh dấu cụm từ sau đây trong 1 Nê Phi 17:45: “vị ấy đã nói với các anh bằng một tiếng nói nhỏ nhẹ êm ái, nhưng vì các anh đã mất hết cảm giác đến đỗi các anh không còn cảm thấy lời nói của vị ấy nữa.” Hãy nhìn một lần nữa câu đầu tiên của 1 Nê Phi 17:45, và nhận ra một lý do tại sao các anh của Nê Phi đã trở nên “mất hết cảm giác.”

Làm thế nào tội lỗi có thể ngăn cản chúng ta cảm thấy được Đức Thánh Linh? Những điều nào khác có thể làm cho chúng ta xao lãng không cảm thấy được Đức Thánh Linh?

Chủ Tịch James E. Faust trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn sử dụng một phép loại suy để nhận ra một số cách mà tội lỗi có thể ngăn cản chúng ta cảm thấy được Đức Thánh Linh:

Hình Ảnh
Chủ Tịch James E. Faust

“Điện thoại di động được sử dụng trong nhiều phương tiện truyền thông trong thời kỳ chúng ta. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, chúng ta thấy điện thoại di động gặp phải những chỗ không có tín hiệu. Điều này có thể xảy ra khi người sử dụng điện thoại di động đang ở trong một đường hầm hay một hẻm núi, hay khi gặp trở ngại khác.

“Điều đó cũng như vậy đối với sự truyền thông của Thượng Đế. … Chúng ta thường đặt mình vào những chỗ mất tín hiệu thuộc linh—những nơi chốn và hoàn cảnh làm chặn đứng những sứ điệp thiêng liêng. Một số chỗ không có tín hiệu này gồm có cơn giận dữ, hình ảnh sách báo khiêu dâm, sự phạm giới, tính ích kỷ, và những tình huống khác mà xúc phạm đến Thánh Linh” (“Các Anh Chị Em Có Nhận Được Đúng Sứ Điệp Không?” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004, 67).

  1. Hãy suy ngẫm việc các em đã lắng nghe kỹ như thế nào về các sứ điệp Chúa đã tìm cách để giao tiếp với các em mới gần đây. Liệt kê vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em bất cứ “chỗ không có tín hiệu thuộc linh” nào—các tình huống và chỗ nào có thể ngăn cản các em nhận được tiếng nói êm ái, nhỏ nhẹ và điều mà các em sẽ làm để tránh các chỗ này.

Các em có thể nhận được sự giao tiếp từ Chúa qua tiếng nói êm ái, nhỏ nhẹ khi các em tìm cách được xứng đáng và lưu tâm đến những thúc giục dịu dàng này.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã nghiên cứu 1 Nê Phi 17 và hoàn tất bài học này vào ngày.

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: