Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 6: Ngày 2, 2 Nê Phi 6–8


Đơn Vị 6: Ngày 2

2 Nê Phi 6–8

Lời Giới Thiệu

Biên sử của Nê Phi về phần đầu tiên của một bài giảng của người em trai của ông là Gia Cốp được tìm thấy trong 2 Nê Phi 6–8. (Phần thứ hai của bài giảng của Gia Cốp được tìm thấy trong 2 Nê Phi 9–10). Gia Cốp đã tiên tri rằng kể từ lúc Lê Hi rời Giê Ru Sa Lem, dân Do Thái đã bị bắt tù đày và bị phân tán vì sự tà ác của họ. Tuy nhiên, Chúa sẽ thương xót quy tụ dân Do Thái trở lại Giê Ru Sa Lem. Gia Cốp cũng tiên tri rằng dân Do Thái sẽ bị phân tán lần thứ hai sau khi họ chối bỏ Đấng Cứu Rỗi trong giáo vụ trên trần thế của Ngài; một lần nữa Chúa sẽ tỏ lòng thương xót và quy tụ họ lại trong những ngày sau cùng khi họ tiến đến sự hiểu biết về Đấng Cứu Rỗi. Ngoài ra, Gia Cốp đã trích dẫn những lời tiên tri của Ê Sai cho thấy sự trung tín của Đấng Cứu Rỗi đối với dân giao ước của Ngài, lòng thương xót của Ngài, và vẻ tuyệt diệu của những lời hứa của Ngài dành cho người trung tín.

2 Nê Phi–6

Gia Cốp tiên tri về sự phân tán và quy tụ của Y Sơ Ra Ên

Các em sẽ hành động như thế nào nếu những người mà các em yêu thương đối xử không tử tế với các em? Nếu họ cho thấy bằng những hành động hoặc thái độ của họ rằng mối quan hệ của các em không còn quan trọng với họ thì sao? Hãy suy ngẫm xem các em có từng hành động theo cách này đối với Chúa không. Trong 2 Nê Phi 6–8, Gia Cốp giảng dạy cách Chúa đáp ứng cho những người nào đã quay lưng lại với Ngài bằng thái độ và hành động của họ.

Đọc 2 Nê Phi 6:3–5; 9:1, 3, và tìm kiếm lý do tại sao Gia Cốp đã đưa ra bài giảng này.

Khi các em học ngày hôm nay, hãy tìm kiếm cách mà những điều giảng dạy của Gia Cốp có thể giúp các em “biết và vinh danh Thượng Đế của mình” (2 Nê Phi 6:4), hiểu rõ hơn về các giao ước các em đã lập với Chúa (xin xem 2 Nê Phi 9:1), và đưa ra cho các em lý do để “được vui mừng, và ngước đầu lên mãi mãi” (2 Nê Phi 9:3).

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Gia Cốp bắt đầu bài giảng của mình bằng cách tiên tri điều đã xảy ra cho dân Do Thái sau khi Lê Hi đã rời bỏ Giê Ru Sa Lem vì họ đã chối bỏ Chúa. Ông đã mô tả điều đó như thế nào trong 2 Nê Phi 6:8?

    2. Lê Hi, Giê Rê Mi, và các vị tiên tri khác đã tiên tri về sự hủy diệt này. Khi dân Ba Bi Lôn chiến thắng dân Do Thái vào khoảng năm 587 Trước Công Nguyên, thì nhiều người bị chết và những người khác đã bị bắt tù đày ở Ba Bi Lôn. Cuối cùng, dân Do Thái đã mềm lòng đối với Chúa. Theo câu đầu tiên của 2 Nê Phi 6:9, Gia Cốp đã tiên tri điều gì sẽ xảy ra cho họ?

    3. Gia Cốp đã tiên tri rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ sống cuộc sống hữu diệt của Ngài ở giữa dân Do Thái sau khi họ trở về từ cảnh tù đày. Theo 2 Nê Phi 6:9–10, dân Do Thái sẽ hành động và cảm nghĩ như thế nào đối với Đấng Cứu Rỗi?

    4. Theo như 2 Nê Phi 6:10–11, điều gì sẽ xảy ra cho dân Do Thái là những người đã chối bỏ Đấng Cứu Rỗi?

Đọc 2 Nê Phi 6:11, 14, và tìm kiếm các cụm từ mô tả cảm nghĩ của Chúa về gia tộc Y Sơ Ra Ên mặc dù họ đã chối bỏ Ngài. Các em có thể muốn khoanh tròn các cụm từ “thương xót họ” và “phục hồi họ” trong thánh thư.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, viết các câu trả lời của các em cho những câu hỏi sau đây:

    1. “Phục hồi” một người nào đó hoặc một điều gì đó có nghĩa là gì?

    2. Sự sẵn lòng của Chúa để phục hồi Y Sơ Ra Ên lần thứ hai cho thấy lòng thương xót của Ngài như thế nào?

Trong những câu này, Gia Cốp đã giảng dạy điều mà dân Do Thái cần phải làm để nhận được những phước lành này của Chúa. Đọc lại một lần nữa 2 Nê Phi 6:11, 14, và tìm kiếm cụm từ “khi họ sẽ” trong mỗi câu. Tô đậm những từ làm hoàn tất cụm từ này. Theo những câu này, thì bằng cách nào dân Y Sơ Ra Ên sẽ hội đủ điều kiện cho lòng thương xót của Chúa? Những câu này dạy nguyên tắc: Chúa thương xót những người trở về với Ngài.

  1. Suy ngẫm những cách các em đã chứng kiến lòng thương xót và sự sẵn lòng của Chúa để tha thứ cho những người trở về với Ngài. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Tôi biết Chúa thương xót vì … Sau đó, hoàn tất lời phát biểu này với những suy nghĩ và cảm nghĩ của các em. Các em có thể muốn lặp lại bài tập này khi các em suy nghĩ về những cách khác nhau Chúa đã cho thấy rằng Ngài thương xót.

Trong 2 Nê Phi 6 có một lời hứa tuyệt vời về niềm hy vọng cho dân Y Sơ Ra Ên—tức là gồm có tất cả chúng ta. Đọc 2 Nê Phi 6:17–18, và hoàn tất những lời hứa sau đây do Đấng Cứu Rỗi đưa ra:

“Thượng Đế Toàn Năng sẽ ” (2 Nê Phi 6:17).

“Tất cả các loài xác thịt sẽ biết rằng “ (2 Nê Phi 6:18.

2 Nê Phi 7–8

Gia Cốp trích dẫn những lời tiên tri của Ê Sai cho thấy sự trung tín của Đấng Cứu Rỗi đối với dân giao ước của Ngài và khả năng của Ngài để cứu chuộc chúng ta.

Như đã được ghi lại trong 2 Nê Phi 7–8Gia Cốp đã trích dẫn những lời tiên tri của Ê Sai về ước muốn và khả năng của Chúa để cứu chuộc Y Sơ Ra Ên khỏi những nỗi đau khổ do tội lỗi của họ gây ra. Đọc 2 Nê Phi 7:1–2, và nhận ra những câu hỏi Chúa đã đặt ra cho Y Sơ Ra Ên mà cho thấy rằng Ngài vẫn còn yêu thương họ và muốn cứu chuộc họ.

Có thể là điều hữu ích để hiểu rằng Chúa đã sử dụng ngôn ngữ biểu tượng liên quan đến sự ly dị và chế độ nô lệ, và các tập quán xã hội quen thuộc với người dân thời đó, để giảng dạy cho họ trong một cách nhằm mang lại ảnh hưởng mạnh mẽ và đáng nhớ. Các cụm từ “bỏ ngươi,” “chứng thư li dị của mẹ ngươi,” và “bán ngươi” ám chỉ ý niệm vi phạm hoặc hủy bỏ một giao ước. Các câu hỏi có thể được viết lại như sau: “Ta đã quay lưng lại với ngươi chưa? Ta có bỏ qua một bên giao ước chúng ta đã lập không?” Câu trả lời cho những câu hỏi này là “Không.” Chúa sẽ không bao giờ quay lưng lại với chúng ta hay quên các giao ước Ngài đã lập. Những câu hỏi của Ngài là một cách để nhấn mạnh rằng Ngài sẽ không bao giờ vi phạm giao ước của Ngài với Y Sơ Ra Ên.

Ở cuối 2 Nê Phi 7:1, hãy gạch dưới lời giải thích của Chúa về lý do tại sao Y Sơ Ra Ên đã bị tách rời khỏi Thượng Đế và đau khổ trong cảnh tù đày.

  1. Trả lời một trong những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng những những suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta có thể tách rời chúng ta khỏi Thượng Đế?

    2. Tại sao là điều quan trọng để các em biết rằng Chúa không bao giờ quên hoặc từ bỏ chúng ta, mặc dù chúng ta có thể quên và từ bỏ Ngài?

Trong 2 Nê Phi 7:2 Chúa hỏi Y Sơ Ra Ên một câu hỏi thiết yếu mà áp dụng cho mỗi người chúng ta. Tìm kiếm và tô đậm câu hỏi này.

Các em nghĩ Chúa có ý nói gì khi Ngài hỏi: “Phải chăng tay ta quá ngắn đến nỗi không cứu chuộc được?” Để giúp các em hình dung ra điều này, hãy tưởng tượng là các em đang giang tay của mình ra, cố gắng với tới một người nào đó đang hoạn nạn. Nếu các em đã giang tay ra thật dài, thì các em đang cố gắng để làm điều gì cho người đang hoạn nạn đó? Nếu thay vì thế các em rút tay của mình lại, thì điều đó sẽ cho biết gì về ước muốn của các em để giúp đỡ người đó? Với hình ảnh này trong tâm trí, một cách nói khác về câu hỏi của Chúa cho Y Sơ Ra Ên là: “Ta có kìm lại và không tìm đến cứu chuộc các ngươi chăng?”

Cụm từ “Ta không đủ quyền năng để giải cứu?” đã mời Y Sơ Ra Ên suy ngẫm về đức tin của họ rằng Chúa đã có quyền năng để giải cứu họ khỏi nỗi đau khổ do tội lỗi của họ gây ra.

Trong phần còn lại của 2 Nê Phi 7–8, Ê Sai đã đưa ra vài ví dụ về ước muốn và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc dân giao ước của Ngài.

Đọc 2 Nê Phi 7:5–7, và tìm các cụm từ trong lời tiên tri này cho biết điều Đấng Mê Si sẽ làm và trải qua như là một phần của sự hy sinh chuộc tội của Ngài để cứu chuộc chúng ta. Trong 2 Nê Phi 7:6, cước chú a, có những câu tham khảo chéo giải thích và cho thấy sự ứng nghiệm của lời tiên tri này. Các em có thể muốn đánh dấu Ma Thi Ơ 27:26 trong phần cước chú; sau đó đọc Ma Thi Ơ 27:26–31, tìm kiếm những cách lời tiên tri của Ê Sai đã được ứng nghiệm.

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: 2 Nê Phi 7:2, 5–7 cho chúng ta thấy điều gì về ước muốn và sự sẵn lòng của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc chúng ta?

Để giúp các em khám phá thêm bằng chứng về lòng thương xót và quyền năng của Chúa trong phần còn lại của lời tiên tri của Ê Sai, hãy tưởng tượng là các em được yêu cầu để đưa ra một bài nói chuyện trong nhà thờ theo nguyên tắc: Đấng Cứu Rỗi mong muốn cứu chuộc dân giao ước của Ngài và có tất cả quyền năng để làm như vậy. Để chuẩn bị cho bài nói chuyện của các em, hãy đọc 2 Nê Phi 8:3, 11–13, 16, 22, và chọn các cụm từ mà các em cảm thấy đưa ra sự bảo đảm về ước muốn và quyền năng của Chúa để cứu chuộc chúng ta.

  1. Lập một bản phác thảo về bài nói chuyện của các em trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em bằng cách:

    1. Liệt kê hai hoặc ba cụm từ mà làm cho các em chú ý và giải thích mỗi cụm từ là một ví dụ về ước muốn của Đấng Cứu Rỗi để cứu chuộc chúng ta hoặc về quyền năng của Ngài để làm như vậy.

    2. Chọn một trong các cụm từ đó và mô tả việc các em đã trải qua, hoặc muốn có được phước lành đó trong cuộc sống của các em như thế nào.

Khi các em hoàn tất bài học này, thì hãy nhớ rằng Gia Cốp đã dạy các lẽ thật mà các em đã học ngày hôm nay “ngõ hầu các người có thể biết và vinh danh Thượng Đế của mình” (2 Nê Phi 6:4), “để các người có thể biết được những giao ước [của] Chúa” (2 Nê Phi 9:1), và “anh em có thể vui mừng, và ngước đầu lên mãi mãi” (2 Nê Phi 9:3). Hãy tìm kiếm một cơ hội ngày nay để chia sẻ với một người nào đó lòng biết ơn của các em đối với Chúa và tình yêu thương của Ngài dành cho các em.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 6–8 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: