Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 13: Ngày 3, Mô Si A 21–24


Đơn Vị 13: Ngày 3

Mô Si A 21–24

Lời Giới Thiệu

Dân Lim Hi lâm vào ách nô lệ vì sự tà ác của họ (xin xem Mô Si A 20:21); họ đã hạ mình và tìm đến Thượng Đế do ách nô lệ của họ. Dân của An Ma lâm vào ách nô lệ như là một thử thách về đức tin của họ (xin xem Mô Si A 23:21). Cả hai nhóm đều cầu nguyện mãnh liệt để được giải thoát khỏi ách nô lệ. Trong khi cả hai nhóm người cuối cùng đã được giải thoát và đến được Gia Ra Hem La, Chúa đã giúp mỗi nhóm theo những cách khác nhau. Từ việc nghiên cứu những thử thách và sự giải thoát của nhóm Lim Hi, các em có thể thấy Chúa sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta theo cách và kỳ định riêng của Ngài khi chúng ta biết hạ mình. Từ việc nghiên cứu những thử thách và sự giải thoát của dân của An Ma, các em có thể học cách trông cậy vào Chúa để có sức mạnh trong lúc gặp khó khăn và thử thách.

Hình Ảnh
Dân Nê Phi vác gỗ

Mô Si A 21–24

Dân Nê Phi trong xứ Lê Hi-Nê Phi cảm nhận được sự ứng nghiệm của những lời tiên tri của A Bi Na Đi

Hãy tưởng tượng rằng các em sống trong xứ Lê Hi-Nê Phi dưới thời trị vì của Vua Nô Ê và đã từ chối những lời giảng dạy của A Bi Na Đi. Giờ đây các em và dân của các em đang ở trong cảnh nô lệ của dân La Man, giống như A Bi Na Đi đã tiên tri. Các em nghĩ rằng mình sẽ làm gì?

Bây giờ hãy nghĩ về bất cứ thử thách hoặc nghịch cảnh nào mà các em hiện đang trải qua. Hãy đọc những câu thánh thư sau đây trong thánh thư của các em, và đánh dấu điều họ giảng dạy về việc tìm kiếm và nhận được sự giải thoát: Mô Si A 21:5, 14; 22:1–2; 23:23; và 24:21. Được giải thoát thường có nghĩa là được tự do, được giúp đỡ, hoặc được mang ra khỏi một cái gì đó.

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

Khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, hãy gạch dưới hai nguồn gốc mà ông đưa ra về những thử thách và nỗi đau khổ chúng ta trải qua trong cuộc sống của mình: “Không một ai muốn có nghịch cảnh cả. Những thử thách, nỗi thất vọng, buồn bã, và đau khổ đến với chúng ta từ hai nguồn gốc cơ bản khác nhau. Những người vi phạm luật pháp của Thượng Đế sẽ luôn luôn có những thử thách đó. Một lý do khác về nghịch cảnh là hoàn thành các mục đích của Chúa trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta có thể được tôi luyện bằng cách được thử thách. Thật là vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta để xác định những thử thách và khó khăn đến từ nguồn gốc nào trong hai nguồn gốc đó, vì hành động sửa chỉnh rất khác biệt” (”Trust in the Lord,” Ensign,tháng Mười Một năm 1995, 16).

Dân Lim Hi lâm vào ách nô lệ vì sự bất tuân của họ, trong khi những người dân ngay chính của An Ma đã trải qua nghịch cảnh mà có thể giúp họ tiến bộ. Dân Lim Hi đã hạ mình và được mang đến Thượng Đế do ách nô lệ của họ. Việc nghiên cứu hai bài tường thuật này về sự giải thoát thiêng liêng có thể giúp các em gia tăng đức tin của mình để kêu cầu Chúa giải thoát khỏi bất cứ nỗi hoạn nạn nào mà các em đang trải qua.

  1. Trong biểu đồ dưới đây, câu hỏi đầu tiên—Họ đã lâm vào cảnh nô lệ như thế nào?—được trả lời cho các em. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy trả lời câu hỏi thứ hai: Họ được giải thoát như thế nào?

Dân của Lim Hi

Dân của An Ma

Họ lâm vào cảnh nô lệ như thế nào?

(Mô Si A 20:21–22; 21:1–4)

Vì dân chúng không hối cải, nên Chúa đã ban quyền năng cho dân La Man để mang dân chúng vào cảnh nô lệ.

(Mô Si A 23:1–4, 19–20, 25–38; 24:8–9)

Dân chúng tuân giữ các giao ước của họ, nhưng họ đã bị phản bội, bị bắt, và bị những người tà ác ngược đãi.

Họ được giải thoát như thế nào?

(Mô Si A 22:1–9, 13–14)

(Mô Si A 24:17–25)

Suy ngẫm về những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây về dân của Lim Hi:

  • Theo như Mô Si A 21:6, bằng chứng nào cho thấy rằng nhóm người của Lim Hi vẫn chưa hạ mình và trở về cùng Chúa? Điều này tương phản như thế nào với cách đáp ứng của dân An Ma với cảnh nô lệ của họ? Bằng cách suy ngẫm về kinh nghiệm của nhóm người Lim Hi, các em học được điều gì mà có thể giúp các em đối phó một cách thích hợp với những thử thách của mình?

  • Mặc dù dân của Lim Hi không được giải thoát ngay lập tức khỏi nỗi hoạn nạn của họ, nhưng Chúa đã ban phước cho họ như thế nào? (Các em có thể muốn đánh dấu cụm từ “được thịnh vượng dần dần” trong Mô Si A 21:16). Các em có bao giờ cảm thấy rằng Chúa đã giúp các em vượt qua một thử thách từng tí một không?

  • Các em nghĩ như thế nào về thái độ của người dân, được mô tả trong Mô Si A 21:30–33, đã đóng góp vào sự giải thoát cuối cùng của họ?

  1. Hãy chọn một trong các lẽ thật sau đây được rút ra từ điều các em đã học về những thử thách và sự giải thoát của dân Lim Hi. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư, hãy viết một đoạn giải thích cách các em có thể áp dụng lẽ thật đó trong cuộc sống của mình.

    1. Khi chúng ta hạ mình, kêu cầu Chúa, và hối cải các tội lỗi của chúng ta, Ngài sẽ nghe lời cầu nguyện của chúng ta và làm nhẹ gánh nặng của tội lỗi chúng ta trong kỳ định riêng của Ngài.

    2. Khi chúng ta giao ước phục vụ Thượng Đế và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài, Chúa sẽ cung cấp một cách để giải thoát chúng ta.

Hãy suy nghĩ về những nỗi hoạn nạn và sự giải thoát của nhóm người của An Ma khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott: “Chỉ khi nào tất cả mọi điều có vẻ được suông sẻ, thì nhiều thử thách thường xảy ra cùng một lúc. Khi những thử thách đó không phải là hậu quả của việc các em không vâng lời, thì các hậu quả đó là bằng chứng rằng Chúa cảm thấy các em đang sẵn sàng để tăng trưởng nhiều hơn (xin xem Châm Ngôn 3:11–12). Do đó, Ngài ban cho những kinh nghiệm làm khơi dậy sự tăng trưởng, hiểu biết và lòng trắc ẩn nhằm chuẩn bị các em cho lợi ích trường cửu của các em. Để đưa các em từ nơi các em đang ở đến nơi Ngài muốn các em đến đòi hỏi phải tăng trưởng rất nhiều, và thường đòi hỏi nỗi lo lắng và đau đớn” (”Trust in the Lord,” 16–17).

Đánh dấu các từ và cụm từ trong Mô Si A 23:21–22 cho thấy rằng Chúa sẽ thử thách lòng kiên nhẫn và đức tin của chúng ta để giúp chúng ta gia tăng lòng tin cậy nơi Ngài (xin xem thêm GLGƯ 122:5–7).

Viết những câu trả lời ngắn cho các câu hỏi sau đây trong sách học của các em:

  • Các em nghĩ điều gì có lẽ là thử thách gay go nhất để chịu đựng nếu các em là những người trong số dân của An Ma trong các sự kiện đã được ghi lại trong Mô Si A 23–24? Tại sao?

  • Các em có thể học được điều gì từ cách đáp ứng của An Ma và dân của ông với các thử thách của họ? (Xin xem Mô Si A 24:1–12, 15–16).

  • Mặc dù Chúa không giải thoát cho dân của An Ma ngay lập tức, nhưng Ngài đã làm điều gì đầu tiên cho họ? (Xin xem Mô Si A 24:15).

Một nguyên tắc chúng ta có thể học được từ kinh nghiệm của nhóm dân của An Ma là khi chúng ta kiên nhẫn phục tùng theo ý muốn của Chúa, thì Ngài sẽ củng cố chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những thử thách của mình theo kỳ định của Ngài.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy giải thích suy nghĩ của các em về ý nghĩa của việc kiên nhẫn tuân phục ý muốn của Chúa trong một thời kỳ thử thách là gì và làm thế nào việc làm như vậy có thể chuẩn bị cho các em để nhận được sức mạnh và các phước lành Ngài sẽ cung cấp để giúp đỡ các em qua thời kỳ khó khăn.

Vào lúc bắt đầu bài học này, các em được yêu cầu để nghĩ về những thử thách hoặc nghịch cảnh mà các em hiện đang gặp phải. Khi các em nhớ lại những thử thách đó, hãy cân nhắc việc viết các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong nhật ký cá nhân của các em hoặc trên một tờ giấy rời:

  • Tôi hiện đang đối phó với những thử thách nào trong cuộc sống của mình?

  • Tôi cần phải làm gì để chuẩn bị bản thân mình cho việc nhận được quyền năng giải thoát của Chúa trong cuộc sống của mình?

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 21 24 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: