Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 27: Ngày 1, 3 Nê Phi 23


Đơn Vị 27: Ngày 1

3 Nê Phi 23

Lời Giới Thiệu

Sau khi trích dẫn những lời nói của Ê Sai, Chúa Giê Su Ky Tô đã truyền lệnh cho dân Nê Phi phải tìm hiểu những lời nói của các vị tiên tri. Đấng Cứu Rỗi cũng khiển trách dân Nê Phi vì đã không chuyên tâm trong việc lưu giữ biên sử của họ.

3 Nê Phi 23:1–5

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh cho dân chúng phải tìm hiểu những lời nói của các vị tiên tri

Suy ngẫm về những kinh nghiệm của các em với việc học thánh thư trong năm ngoái. Viết một vài từ hoặc cụm từ ngắn mô tả các phước lành đã đến với cuộc sống của các em vì các em đã học thánh thư.

Khi các em xem xét bản liệt kê của mình, hãy cân nhắc điều mà các phước lành này có thể dạy cho các em về tầm quan trọng của việc học thánh thư.

Sau khi trích dẫn một số lời giảng dạy của Ê Sai (xin xem 3 Nê Phi 22), Đấng Cứu Rỗi truyền lệnh cho dân chúng phải chuyên tâm tìm hiểu những lời nói của Ê Sai và các vị tiên tri. Đọc 3 Nê Phi 23:1–5, và nhận ra lý do tại sao Đấng Cứu Rỗi nói chúng ta nên tìm hiểu lời nói của Ê Sai và các vị tiên tri. Cân nhắc việc đánh dấu các từ và cụm từ mà sẽ giúp các em ghi nhớ điều các em đã học.

Một lý do mà chúng ta được truyền lệnh phải học hỏi những lời nói của Ê Sai là vì “người đã nói tới tất cả những điều có liên hệ đến dân [giao ước của Chúa] là gia tộc Y Sơ Ra Ên” (3 Nê Phi 23:2). Vì đã lập các giao ước với Chúa, nên các em là một phần tử của gia tộc Y Sơ Ra Ên. Bài viết của Ê Sai liên quan đến các em. Một lý do khác mà chúng ta nên học những lời nói của Ê Sai là vì tất cả những lời này sẽ được ứng nghiệm (xin xem 3 Nê Phi 23:3).

Hãy lưu ý trong 3 Nê Phi 23:1 rằng Chúa Giê Su Ky Tô đặc biệt truyền lệnh cho dân Nê Phi phải “chuyên tâm tìm hiểu [những lời nói của Ê Sai].”

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ sự khác biệt giữa việc đọc những lời nói của các vị tiên tri và việc chuyên tâm tìm hiểu những lời này là gì?

    2. Các phương pháp học thánh thư nào có thể giúp các em tìm hiểu những lời nói của Ê Sai và các vị tiên tri một cách hiệu quả và có ý nghĩa? (Các em có thể muốn xem lại bài học Đơn Vị 1: Ngày 1, “Học Thánh Thư,” để ghi nhớ một số cách quan trọng để giúp học thánh thư).

Anh Cả Merrill J. Bateman, một thành viên danh dự của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã nói rằng một số phước lành sẽ đến với cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tìm hiểu những lời nói của các vị tiên tri: “Có một số phước lành nhận được khi một người tra cứu thánh thư. Khi một người học về những lời của Chúa và tuân theo những lời này, thì người đó đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn và có được ước muốn lớn lao hơn để sống một cuộc sống ngay chính. Khả năng để chống lại sự cám dỗ gia tăng, và sự yếu kém về mặt tinh thần được khắc phục. Các vết thương tinh thần được chữa lành” (“Coming unto Christ by Searching the Scriptures,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, 28).

Đọc 3 Nê Phi 23:5, và tìm kiếm lời hứa Đấng Cứu Rỗi đã ban cho tất cả chúng ta nếu chúng ta học và hành động theo những lời mời gọi trong thánh thư.

  1. Hãy tưởng tượng các em có một người bạn hoặc người trong gia đình đang gặp khó khăn trong việc học thánh thư thường xuyên. Bằng cách sử dụng điều các em đã học được trong {3 Nê Phi 23:1–5, hãy viết điều các em có thể nói để khuyến khích người này chuyên tâm học những lời nói của các vị tiên tri và có một kinh nghiệm đầy ý nghĩa với thánh thư.

3 Nê Phi 23:6–14

Chúa Giê Su Ky Tô khiển trách các môn đồ của Ngài vì đã không ghi lại những sự kiện quan trọng

Đọc lời phát biểu sau đây từ Chủ Tịch Spencer W. Kimball:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Spencer W. Kimball

“Chính Chúa Giê Su đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lưu giữ biên sử cho dân Nê Phi và dân La Man [xin xem 3 3 Nê Phi 23:6–13]. …

“Tôi rất vui mừng rằng tôi không phải là người bị khiển trách, mặc dù nhẹ nhàng và thân ái, vì đã không làm tròn bổn phận lưu giữ những điều ghi chép của tôi đến nay. …

“… Hãy nhớ, Đấng Cứu Rỗi khiển trách những người đã không ghi lại các sự kiện quan trọng” (“The Angels May Quote from It,” New Era, tháng Hai năm 2003, 32, 34–35).

Phần còn lại của 3 Nê Phi 23 chứa bài tường thuật mà Chủ Tịch Kimball đã mô tả, khi Đấng Cứu Rỗi khiển trách dân Nê Phi đã không bao gồm một số sự kiện quan trọng vào biên sử của họ. Đọc {3 Nê Phi 23:6–11, và nhận ra điều mà dân Nê Phi đã không ghi lại. Tại sao các em nghĩ rằng là điều quan trọng để cho dân Nê Phi ghi lại sự ứng nghiệm của lời tiên tri này của Sa Mu Ên người La Man? Việc có được điều ghi chép đó trong Sách Mặc Môn giúp đỡ chúng ta như thế nào trong thời kỳ của mình?

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Tại sao có thể là điều quan trọng để các em ghi xuống các sự kiện thuộc linh và những thúc giục xảy ra trong cuộc sống của các em?

Nếu đã có một sự kiện thuộc linh gần đây trong cuộc sống của các em mà các em đã không ghi lại, thì hãy cân nhắc việc viết nó trong nhật ký cá nhân của các em bây giờ. Một quyển sổ ghi chép giản dị hoặc một tập giấy viết là đủ để lưu giữ một nhật ký cá nhân. Đọc 3 Nê Phi 23:12–14, và tìm kiếm điều mà Đấng Cứu Rỗi đã làm sau khi dân Nê Phi tuân theo lệnh truyền phải viết xuống sự ứng nghiệm của lời tiên tri của Sa Mu Ên người La Man.

Đấng Cứu Rỗi “đã giải thích xong tất cả những phần thánh thư” có nghĩa là Ngài giải thích ý nghĩa của thánh thư.

Đọc 3 Nê Phi 24:1, và hãy lưu ý đến những điểm giống nhau giữa phần đầu của câu này và điều đã xảy ra trong 3 Nê Phi 23:12–14. Hãy lưu ý rằng sau khi dân Nê Phi ghi lại điều Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy cho họ, Ngài ban cho họ thêm nhiều sự hiểu biết và sự mặc khải bằng cách giải thích những điều đó.

Dựa theo điều các em đã học được từ 3 Nê Phi 23:6–14, hãy hoàn tất nguyên tắc sau đây: Khi tôi viết xuống những thúc giục và sự kiện thiêng liêng, thì tôi mời .

Trong số các khả năng khác, các em có thể đã hoàn tất nguyên tắc trên theo cách này: Khi tôi viết xuống những thúc giục và sự kiện thiêng liêng, thì tôi mời Chúa ban cho tôi thêm nhiều sự mặc khải.

Để hiểu trọn vẹn hơn lẽ thật các em đã học được, hãy đọc hai lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

″Kiến thức được ghi lại cẩn thận là kiến thức có được trong lúc cần thiết. Những chi tiết nhạy cảm về mặt thuộc linh nên được giữ ở một nơi thiêng liêng để cho Chúa biết rằng các anh chị em trân trọng gìn giữ nó như thế nào. Sự thực hành đó giúp nâng cao khả năng tiếp nhận thêm ánh sáng của các em” (“Acquiring Spiritual Knowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 88).

“Viết xuống ở một nơi an toàn những điều quan trọng mà các em học được từ Thánh Linh. Các em sẽ thấy rằng khi các em viết xuống những ấn tượng quý báu, thì thường thường sẽ có nhiều ấn tượng thêm nữa. Ngoài ra, sự hiểu biết các em nhận được sẽ có sẵn trong suốt cuộc sống của các em” (“To Acquire Knowledge and the Strength to Use It Wisely,” Ensign, tháng Sáu năm 2002, 32).

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Tại sao các em nghĩ rằng việc viết xuống những điều mặc khải mà chúng ta đã nhận được từ Chúa có thể giúp chúng ta nhận được thêm sự mặc khải?

    2. Làm thế nào việc dành ra thời giờ để viết về ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của chúng ta có thể giúp chúng ta cảm thấy biết ơn về các phước lành của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với Ngài?

Các em có thể lo lắng rằng mình đã không có những kinh nghiệm đặc biệt hoặc thiêng liêng mà sẽ có đủ giá trị để ghi lại. Anh Cả John H. Groberg, một thành viên danh dự của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã đề cập đến mối lo lắng này: “Một số người nói: ‘Tôi không có điều gì để ghi lại cả. Không có điều gì thiêng liêng xảy ra với tôi cả.’ Tôi nói: ‘Hãy bắt đầu ghi lại rồi những sự việc thuộc linh sẽ xảy tới. Những sự việc thuộc linh luôn luôn xảy ra, nhưng chúng ta trở nên nhạy cảm hơn đối với những sự việc này khi chúng ta viết xuống’” (“Writing Your Personal and Family History,” Ensign, tháng Năm năm 1980, 48).

Các em có thể bắt đầu áp dụng điều các em đã học được về việc ghi lại những kinh nghiệm thuộc linh bằng cách mang theo một tờ giấy, một quyển sổ ghi chép, hoặc nhật ký trong tuần tới. Ghi lại bất cứ sự thúc giục, ấn tượng, kinh nghiệm, hoặc cảm nghĩ nào các em có trong suốt cả tuần. Ngoài ra cũng ghi lại cách các em cảm thấy ấn tượng như thế nào để hành động theo những thúc giục các em nhận được. Sau khi các em đã làm theo các hành động đó, thì hãy viết về kinh nghiệm của các em.

Nói với một người nào đó (một người trong gia đình, bạn bè, hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội) về kế hoạch của các em để lưu giữ điều ghi chép về những kinh nghiệm thuộc linh của mình. Hãy cân nhắc việc mời người này cùng tham gia với các em vào nỗ lực này bằng cách ghi lại một số kinh nghiệm thuộc linh của họ. Bằng cách mời một người khác cùng thực hiện dự án này với mình, các em có thể khuyến khích và báo cáo sự tiến triển của mình với nhau. Tuy nhiên, các em nên nhớ rằng không phải là điều cần thiết—và có thể không thích hợp—để chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng của các em với nhau.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 3 Nê Phi 23 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: