Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 19: Ngày 1, An Ma 33–35


Đơn Vị 19: Ngày 1

An Ma 33–35

Lời Giới Thiệu

Bằng cách sử dụng những điều giảng dạy trong thánh thư, An Ma đã giúp nhiều người dân Giô Ram hiểu rằng họ có thể thờ phượng Thượng Đế dù họ có hoàn cảnh ra sao đi nữa. Ông đã khuyến khích họ trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô và tin nơi Sự Chuộc Tội của Ngài. A Mu Léc đã xác nhận những điều giảng dạy của An Ma và đưa ra chứng ngôn của ông về Chúa Giê Su Ky Tô. A Mu Léc đã nhấn mạnh rằng chỉ qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mà loài người mới có thể được cứu. Ông đã hứa rằng các cá nhân có thể nhận được tất cả các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô khi họ sử dụng đức tin nơi sự hối cải. Nhiều người dân Giô Ram đã lưu tâm đến lời cảnh cáo của A Mu Léc, đã hối cải và tái gia nhập với dân Nê Phi.

An Ma 33:1–10

An Ma giảng dạy cho một nhóm dân Giô Ram rằng họ có thể thờ phượng Thượng Đế ở bên ngoài nhà hội của họ

Như đã được ghi lại trong An Ma 32, hãy nhớ rằng An Ma đã giảng dạy cho dân Giô Ram về sự cần thiết của việc gieo lời của Thượng Đế vào lòng họ và sử dụng đức tin nơi lời của Thượng Đế. Đọc An Ma 33:1, và nhận ra những câu hỏi mà dân Giô Ram đã có về điều An Ma đã giảng dạy cho họ.

  1. Hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình câu trả lời của các em cho câu hỏi của dân Giô Ram về cách họ sẽ bắt đầu sử dụng đức tin của họ như thế nào. Sau đó, khi các em học An Ma 33–34, hãy so sánh câu trả lời của các em cho điều mà An Ma và A Mu Léc đã giảng dạy cho dân Giô Ram.

Khi An Ma bắt đầu trả lời cho những câu hỏi của dân Giô Ram, thì ông sửa chỉnh một ý nghĩ sai lầm về việc thờ phượng mà đang ngăn cản họ sử dụng đức tin của họ một cách trọn vẹn. Đọc An Ma 33:2, và nhận ra ý nghĩ sai lầm này. Hãy nhớ rằng dân Giô Ram đã không cho phép dân nghèo bước vào giáo đường của họ để thờ phượng (xin xem An Ma 32:1–3). Theo như An Ma 33:2, An Ma đã nói cho dân chúng biết điều gì họ nên làm để tìm ra một giải đáp nhằm sửa chỉnh ý nghĩ sai lầm này?

Để sửa chỉnh ý nghĩ sai lầm của dân Giô Ram về việc thờ phượng Thượng Đế, An Ma đã trích dẫn những câu thánh thư do một vị tiên tri tên Giê Nốt viết. Giê Nốt đã giảng dạy cho dân Y Sơ Ra Ên trong thời Cựu Ước, nhưng những lời tiên tri của ông chỉ được ghi lại trong Sách Mặc Môn. Đọc An Ma 33:3, và tìm hiểu xem An Ma đã sử dụng từ nào để mô tả việc thờ phượng.

Hãy cân nhắc việc viết nguyên tắc sau đây vào thánh thư của các em bên cạnh An Ma 33:3 hoặc vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Chúng ta có thể thờ phượng Thượng Đế một cách liên tục qua lời cầu nguyện.

Đọc An Ma 33:4–11, và đánh dấu mỗi hoàn cảnh trong đó Giê Nốt đã cầu nguyện. Chúa đã làm gì mỗi lần Giê Nốt cầu nguyện? Để giúp các em áp dụng những câu thánh thư này vào cuộc sống của mình, hãy vẽ một đường làm cho những hoàn cảnh trong đó Giê Nốt đã cầu nguyện phù hợp với những hoàn cảnh có thể tương tự trong chính cuộc sống của các em. (Chọn những tình huống nào liên quan nhiều nhất với cuộc sống của các em. Không có những câu trả lời đúng hay sai trong bài tập này).

Những Hoàn Cảnh của Giê Nốt

Những Hoàn Cảnh của Các Em

Trong vùng hoang dã

Tại chỗ làm

Về những kẻ thù của ông

Tại nhà thờ

Trong lĩnh vực hoạt động của ông

Cầu nguyện chung gia đình

Trong nhà của ông

Khi các em không biết phải làm gì hoặc đang sợ hãi

Trong buồng riêng của ông

Khi các em cảm thấy cô đơn

Trong các giáo đoàn của Chúa

Sự cầu nguyện riêng

Khi ông bị đuổi ra và bị khinh miệt

Trong tất cả những hoàn cảnh khó khăn của các em

Trong tất cả những nỗi hoạn nạn của ông

Khi các em gặp rắc rối với bạn bè

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Làm thế nào việc cầu nguyện có thể ban phước cho cuộc sống của các em trong tất cả những hoàn cảnh này? Viết một mục tiêu riêng về cách các em có thể cầu nguyện thường xuyên hơn.

Hãy cân nhắc việc đánh dấu các cụm từ trong An Ma 33:4–5, 8–9 có đề cập đến lòng thương xót của Thượng Đế, và suy ngẫm về việc cầu nguyện thường xuyên hơn có thể giúp các em cảm nhận được lòng thương xót và tình yêu thương của Thượng Đế như thế nào. Hãy tìm kiếm lý do tại sao lòng thương xót này có thể có được khi các em tiếp tục học An Ma 33.

An Ma 33:11–23

An Ma dạy dân Giô Ram phải tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Chúa Bị Đóng Đinh

Một lý do tại sao một số người dân Giô Ram gặp khó khăn trong việc biết cách thờ phượng Thượng Đế là vì họ không biết rằng đức tin của họ cần phải đặt vào Chúa Giê Su Ky Tô. Họ không hiểu hoặc không tin vào vai trò của Ngài trong kế hoạch cứu rỗi (xin xem An Ma 33:14). Đọc An Ma 33:12–16, trong đó An Ma thảo luận những điều giảng dạy của Giê Nốt và rồi giới thiệu những lời của Giê Nốc, một vị tiên tri khác trong Kinh Cựu Ước. Tìm kiếm các phước lành An Ma nhận ra đã đến với chúng ta nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể muốn đánh dấu cụm từ ″vì Vị Nam Tử của Ngài″ mỗi lần thấy cụm từ này. Từ những câu này, chúng ta học được lẽ thật này: Chúng ta nhận được lòng thương xót của Cha Thiên Thượng, kể cả sự tha thứ các tội lỗi của chúng ta, nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm về lòng thương xót mà Cha Thiên Thượng đã ban cho các em, kể cả khả năng hối cải và được tha thứ các tội lỗi của các em, nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Ngoài việc nhắc lại cho dân Giô Ram nhớ về những điều giảng dạy của Giê Nốt và Zenock, An Ma còn nhắc cho họ nhớ về một thời kỳ mà Môi Se đã giảng dạy về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Khi Môi Se và con cái Y Sơ Ra Ên đang ở trong vùng hoang dã, các con rắn độc cắn dân chúng. Chúa phán bảo Môi Se làm một con rắn bằng đồng, treo nó lên trên một cây cột, và ra lệnh cho người Y Sơ Ra Ên nào đã bị rắn cắn hãy nhìn lên nó. Con rắn bằng đồng trên cây cột là một ″biểu tượng″ hay là một vật tượng trưng về Chúa Giê Su Ky Tô trên cây thập tự (xin xem An Ma 33:19).

Hình Ảnh
Môi Se và Con Rắn Bằng Đồng

Đọc An Ma 33:19–20, và nhận ra điều đã xảy ra cho dân Y Sơ Ra Ên là những người đã chọn nhìn vào con rắn bằng đồng khi họ bị cắn và điều gì đã xảy ra cho những người đã chọn không nhìn.

Hãy suy ngẫm về những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Câu chuyện về dân Y Sơ Ra Ên và con rắn bằng đồng dạy chúng ta điều gì về những điều chúng ta cần phải làm để được chữa lành về phần thuộc linh? Các em có thể làm gì để trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi để Ngài có thể giúp các em về phần thuộc linh?

  1. Hãy trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Các em có thể trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống hàng ngày của các em bằng một số cách cụ thể nào?

Đọc An Ma 33:22–23, và đánh dấu điều chúng ta cần phải tin về Chúa Giê Su Ky Tô để sử dụng đức tin nơi Ngài.

An Ma 34:1–14

A Mu Léc giảng dạy cho dân Giô Ram biết về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Chứng ngôn của A Mu Léc cho dân Giô Ram, như đã được ghi trong An Ma 34, đã cung ứng một sự làm chứng thứ hai cho chứng ngôn của An Ma về Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc một phần chứng ngôn của A Mu Léc, trong An Ma 34:8–9, và cân nhắc việc đánh dấu điều A Mu Léc đã giảng dạy rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là cần thiết. Suy ngẫm về câu hỏi này: Cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu Chúa Giê Su Ky Tô đã không đến và làm tròn vai trò đặc biệt của Ngài?

Đọc An Ma 34:10–14, và nhận ra các cụm từ bao gồm những từ vô tậnvĩnh cửu. Viết lẽ thật sau đây vào thánh thư của các em hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Sự Chuộc Tội vô tận và vĩnh cửu của Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng sự cứu rỗi cho tất cả nhân loại.

Để giúp chúng ta hiểu Sự Chuộc Tội là vô tận và vĩnh cửu như thế nào, Giám Trợ Richard C. Edgley thuộc Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa đã dạy: “Khi nói về Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, tôi thích định nghĩa của tự điển về từ vô tậnvĩnh cửu vì tôi tin rằng các từ này giải thích chính xác điều Thượng Đế muốn nói. Vô tận: ′Không có giới hạn hay hạn chế.′ Và định nghĩa của vĩnh cửu: ‘Không có khởi đầu hay kết thúc’ (The American Heritage Dictionary of the English Language, xuất bản lần thứ tư [2000], “infinite,” “eternal,” 898, 611)” (“Vì Sự Lợi Ích cho Ngươi,” Ensign, tháng Năm năm 2002, 66).

  1. Trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể là vô tận và vĩnh cửu trong những phương diện nào?

    2. Làm thế nào việc biết được rằng Sự Chuộc Tội là vô tận và vĩnh cửu gia tăng lòng biết ơn của chúng ta đối với Đấng Cứu Rỗi? Điều này gia tăng đức tin của các em nơi Ngài như thế nào?

An Ma 34:15–41

A Mu Léc giảng dạy cách để nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội

Đọc An Ma 34:15–17 để xem điều gì A Mu Léc đã giảng dạy cho dân Giô Ram mà họ cần phải làm để nhận được các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi mong muốn ban cho chúng ta qua Sự Chuộc Tội của Ngài. Viết lẽ thật sau đây trong thánh thư của các em hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Để nhận được các phước lành trọn vẹn của Sự Chuộc Tội, chúng ta cần phải sử dụng đức tin để hối cải.

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

″Chúng ta cần một đức tin vững mạnh nơi Đấng Ky Tô để có thể hối cải. … Nếu chúng ta tin rằng Thượng Đế biết mọi việc, đầy lòng nhân từ, và lòng thương xót, thì chúng ta sẽ có thể đặt sự tin cậy của mình nơi Ngài về sự cứu rỗi của chúng ta mà không lưỡng lự. Đức tin nơi Đấng Ky Tô sẽ thay đổi ý nghĩ, sự tin tưởng và hành vi của chúng ta mà không phù hợp với ý muốn của Thượng Đế.

″Sự hối cải chân thành mang chúng ta trở lại việc làm điều đúng. … Sự hối cải có nghĩa là thay đổi tâm trí—chúng ta ngừng làm những điều sai trái và bắt đầu làm những điều đúng. Điều đó mang đến cho chúng ta một thái độ mới mẻ đối với Thượng Đế, đối với bản thân, và với cuộc sống, nói chung″ (“Điểm Trở Về An Toàn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 100).

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào khi chúng ta hối cải?

Đọc An Ma 34:17–27, và tìm kiếm điều mà A Mu Léc đã giảng dạy về khi nào chúng ta nên cầu nguyện và điều chúng ta nên cầu nguyện. Các em nghĩ lời khuyên dạy này đã giúp đỡ dân Giô Ram như thế nào, là những người nghĩ rằng họ có thể thờ phượng chỉ một tuần một lần? Chọn một câu thánh thư mà các em nghĩ có thể giúp đỡ các em một cách đặc biệt. Hãy suy nghĩ về cách các em có thể tuân theo lời khuyên dạy về việc cầu nguyện trong câu thánh thư này trong tuần tới.

A Mu Léc đã giảng dạy rằng chúng ta nên sẵn lòng chấp nhận các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi bằng cách hối cải các tội lỗi của chúng ta bây giờ, thay vì chờ đợi để hối cải sau này. Đọc An Ma 34:30–35, và gạch dưới những từ hoặc cụm từ có đề cập đến lý do tại sao chúng ta không nên trì hoãn sự hối cải của mình. Trong câu 31, hãy tìm kiếm phước lành mà A Mu Léc đã nói là sẽ đến với những người chọn hối cải bây giờ. Hãy xem kỹ câu 32, và rồi suy nghĩ: Câu thánh thư này có thể ảnh hưởng đến cách tôi sống mỗi ngày như thế nào?

Xem lại An Ma 34:33, và suy nghĩ điều mà Chủ Tịch Joseph Fielding Smith đã nói: ″Sự trì hoãn, khi nó có thể được áp dụng cho các nguyên tắc phúc âm, là kẻ cướp đoạt cuộc sống vĩnh cửu, tức là cuộc sống nơi hiện diện của Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử. Có nhiều người trong số chúng ta, ngay cả các tín hữu của Giáo Hội, cảm thấy rằng không cần phải vội vã trong việc tuân thủ các nguyên tắc phúc âm và tuân giữ các giáo lệnh” (trong Conference Report, tháng Tư năm 1969, 121).

An Ma 35

Dân Giô Ram hối cải sống ở giữa những người ngay chính

Nhiều dân Giô Ram đã lưu tâm đến lời cảnh báo của A Mu Léc là không được trì hoãn sự hối cải của họ, và họ đã hối cải và thay đổi cuộc sống của họ. Những người cai trị dân Giô Ram đuổi họ ra khỏi xứ họ, và những người này đến xứ Giê Sơn, nơi mà họ được dân Am Môn còn được gọi là dân An Ti Nê Phi Lê Hi chào đón (xin xem An Ma 35:6–7). Dân Giô Ram tà ác và dân La Man trở nên tức giận vì dân An Môn đã chấp nhận dân Giô Ram hối cải, và họ bắt đầu chuẩn bị chiến tranh với dân Nê Phi (xin xem An Ma 35:8–11).

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của phần chỉ định trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em ngày hôm nay:

    Tôi đã học xong An Ma 33–35 và hoàn tất bài học này vào (ngày, tháng, năm).

    Tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi thêm những câu hỏi, ý nghĩ, và những sự hiểu biết: