Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 11: Ngày 3, Mô Si A 4


Đơn Vị 11: Ngày 3

Mô Si A 4

Lời Giới Thiệu

Những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min đã có một ảnh hưởng sâu đậm đối với những người nghe ông. Những người này đã sử dụng đức tin nơi Sự Chuộc Tội, đã hối cải, và nhận được sự xá miễn tội lỗi của mình. Sau đó, Vua Bên Gia Min đã dạy về điều họ phải làm để gìn giữ sự xá miễn tội lỗi của họ. Ông tuyên bố rằng chúng ta giống như người hành khất vì chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Thượng Đế cho sự cứu rỗi của chúng ta. Vua Bên Gia Min cảnh báo rằng chúng ta cần phải luôn luôn thận trọng với những suy nghĩ, hành vi, và hành động của chúng ta.

Mô Si A 4:1–8

Đám đông được Thánh Linh giáng xuống và nhận được sự xá miễn tội lỗi của họ

Hãy tưởng tượng rằng có một người bạn hỏi: Làm thế nào tôi có thể biết được là tôi đã được tha thứ một tội lỗi cụ thể? Các em sẽ trả lời như thế nào?

Hoc Mô Si A 4:1–3, và tìm kiếm những ý kiến để giúp các em trả lời câu hỏi của người bạn của mình. Viết xuống cách các em có thể trả lời:

Một trong những nguyên tắc được giảng dạy trong các câu này là như sau: Khi sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và thành tâm hối cải, chúng ta nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình. Sự hối cải như vậy là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được niềm vui và sự yên ổn trong lương tâm.

Thường thường, khi một người nào đó hỏi chúng ta một câu hỏi thì chúng ta muốn đưa ra một câu trả lời. Lần này, khi các em suy nghĩ về cách trả lời câu hỏi của người bạn các em, thì hãy cân nhắc xem các em có thể trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi như thế nào. Suy ngẫm Mô Si A 4:1–3 và lời phát biểu sau đây của Anh Cả F. Burton Howard, một thành viên danh dự của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi: “Khi đã hối cải hoàn toàn thì các anh chị em cảm thấy một sự bình an nội tâm. Các anh chị em biết bằng cách nào đó mình đã được tha thứ vì gánh nặng đã mang từ rất lâu, đột nhiên không còn phải mang nữa. Gánh nặng đó đã được cất đi rồicác anh chị em biết là nó đã được cất đi rồi” (“Repentance,” Ensign, tháng Năm năm 1983, 59).

Hãy nghĩ về một câu hỏi mà các em có thể hỏi người bạn của mình để giúp cho người đó khám phá xem bằng cách nào chúng ta có thể biết là mình có được tha thứ hay không.

Có thể là điều hữu ích để hiểu hai từ trong Mô Si A 4:1–3 khi các em suy nghĩ về một câu hỏi để hỏi. Việc thấy mình trong “trạng thái trần tục” có nghĩa là công nhận tình trạng sa ngã hoặc trần thế của chúng ta. Việc thấy mình “còn kém hơn bụi đất thế gian” có nghĩa là bụi đất tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế (xin xem Hê La Man 12:7–8), nhưng con cái Thượng Đế thì không luôn luôn tuân theo các lệnh truyền của Ngài.

Một ví dụ về việc trả lời câu hỏi của người bạn của các em bằng một câu hỏi có thể là: Bạn có cảm thấy yên ổn trong lương tâm khi bạn nghĩ về việc hối cải tội lỗi của mình không? Bạn có đang tràn ngập niềm vui không?

  1. Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Dân của Vua Bên Gia Min đã được tha thứ vì “nhờ họ có đức tin mãnh liệt nơi Chúa Giê Su Ky Tô” (Mô Si A 4:3). Các hành động nào được ghi trong Mô Si A 4:1–2 đã cho thấy đức tin của họ? Các em nên có thái độ và cảm nghĩ nào để giống như thái độ và cảm nghĩ của dân Mô Si A?

    2. Các em có thể sử dụng đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào khi các em tìm kiếm sự xá miễn các tội lỗi của mình?

Sau khi chứng kiến thái độ hối cải của dân mình, Vua Bên Gia Min đã dạy cho họ một số điều mà họ phải làm để nhận được sự cứu rỗi. Khi các em đọc Mô Si A 4:4–8, hãy tìm kiếm điều chúng ta cần phải làm để nhận được sự cứu rỗi.

Giải thích hoặc đưa ra ví dụ về việc các em đang cố gắng như thế nào để làm theo những điều mà Vua Bên Gia Min mô tả:

“Đặt lòng tin cậy của mình nơi Chúa”:

“Chuyên tâm tuân giữ những lệnh truyền của Ngài”:

“Kiên trì trong đức tin cho đến ngày cuối cùng của đời mình”:

Mô Si A 4:9–30

Vua Bên Gia Min giảng dạy cách giữ gìn sự xá miễn các tội lỗi

Sau khi dân Nê Phi đã nhận được sự xá miễn các tội lỗi của họ, Vua Bên Gia Min đã dạy cho họ cách giữ gìn (hoặc giữ lại) trạng thái trong sạch và thanh khiết đó. Tra cứu Mô Si A 4:9–11, 26, 28, 30, tìm kiếm điều chúng ta phải tinthi hành để giữ gìn sự xá miễn các tội lỗi của chúng ta. Ghi lại điều các em khám phá ra trong biểu đồ sau đây:

Giữ Gìn Sự Xá Miễn Các Tội Lỗi

Tin

Thi hành

Vua Bên Gia Min dạy cho dân ông nhiều điều, như đã được ghi lại trong Mô Si A 4:9–30, nhưng một trong các nguyên tắc quan trọng nhất mà ông dạy là: Nếu hạ mình trước Thượng Đế và cố gắng phát huy các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô, thì chúng ta có thể giữ gìn sự xá miễn các tội lỗi của chúng ta.

  1. Vua Bên Gia Min dạy rằng chúng ta cần phải “tin nơi Thượng Đế” (Mô Si A 4:9) và luôn luôn ghi nhớ “sự vĩ đại của Thượng Đế” (Mô Si A 4:11). Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy mô tả những kinh nghiệm nào các em hay một người quen đã giúp các em nhận ra rằng Thượng Đế là có thật, rằng Ngài là Đấng đầy quyền năng, và rằng Ngài yêu thương các em. Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để hiểu và ghi nhớ quyền năng, lòng nhân từ và tình yêu thương của Thượng Đế? Khi các em ghi nhớ những điều này, thì những điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như thế nào?

Vua Bên Gia Min mô tả hành động của những người đang cố gắng để gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi của họ. Nghiên cứu Mô Si A 4:12–16 để tìm hiểu một số hành động mà Vua Bên Gia Min đã nhận ra. (Từ trợ giúp trong Mô Si A 4:16 có nghĩa là mang đến sự giúp đỡ hoặc phụ giúp trong lúc hoạn nạn).

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về các hành động được Vua Bên Gia Min mô tả cho thấy rằng một người nào đó đang cố gắng gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi của mình như thế nào. Các em có thể liệt kê một vài hành động khác mà có thể cho thấy một người nào đó đang cố gắng để gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi không? Liệt kê một hoặc nhiều cách trong đó các em đã giúp đỡ những người bị hoạn nạn.

Vua Bên Gia Min đã so sánh mỗi người chúng ta với một người hành khất, vì mỗi chúng ta đều hoàn toàn phụ thuộc vào Thượng Đế về tất cả mọi thứ chúng ta có. Sự so sánh này có thể giúp chúng ta biết ơn các phước lành chúng ta đã nhận được từ Chúa. Đọc Mô Si A 4:19–21, tìm kiếm cách thức mà mỗi người chúng ta giống như một kẻ hành khất trước mắt Thượng Đế như thế nào.

Hãy nghĩ về sự phụ thuộc của các em vào Thượng Đế. Một phước lành mà các em có thể cảm tạ Cha Thiên Thượng vào lúc này là gì?

Sau khi giảng dạy rằng chúng ta luôn luôn cần sự giúp đỡ từ Thượng Đế, Vua Bên Gia Min yêu cầu chúng ta phải suy nghĩ về cách chúng ta nên đối xử với những người yêu cầu chúng ta giúp đỡ họ như thế nào. Nghiên cứu Mô Si A 4:26–27, tìm kiếm cách chúng ta nên đối xử như thế nào với những người đang gặp hoạn nạn.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy ghi lại câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Làm thế nào việc ghi nhớ những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min trong Mô Si A 4 có thể giúp các em có lòng trắc ẩn hơn đối với những người có nhu cầu tinh thần hay vật chất?

  2. Dành ít phút để suy ngẫm về thánh thư các em đã học ngày hôm nay. Dựa vào điều đã học được từ những lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min, các em có cảm thấy ấn tượng từ Đức Thánh Linh về điều các em nên làm không? Viết ấn tượng này vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

Hãy nhớ rằng Chúa có một tình thương yêu sâu đậm đối với các em. Khi hối cải về bất cứ việc làm sai trái nào và cố gắng hết sức để tuân theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi, thì các em có thể gìn giữ sự xá miễn các tội lỗi của mình.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—Mô Si A 4:30

Đọc to Mô Si A 4:30. Mối quan hệ giữa những suy nghĩ, lời nói và hành vi của các em là gì?

Hình Ảnh
sơ đồ về những suy nghĩ

Chủ Tịch Ezra Taft Benson mô tả mối quan hệ này: “Hãy nghĩ đến những ý tưởng trong sạch. Những người nào có những ý tưởng trong sạch sẽ không làm những hành vi bẩn thỉu. Các em không chỉ chịu trách nhiệm trước mặt Thượng Đế về các hành vi của mình mà còn về việc kiềm chế những ý tưởng của các em nữa. … Cách ngôn cũ vẫn đúng rằng các em gieo những ý tưởng và gặt hái các hành vi, các em gieo các hành vi và gặt hái những thói quen, các em gieo các thói quen và gặt hái một cá tính, và cá tính của các em xác định số phận vĩnh cửu của các em. ‘Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy.’ (Xin xem Châm Ngôn 23:7.) (trong Conference Report, tháng Mười năm 1964, 60).

  1. Khi học cách kiềm chế những ý tưởng của mình, các em sẽ gặt hái phước lành của việc được giống như Đấng Ky Tô hơn trong lời nói và hành động. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết một hoặc nhiều cách các em có thể kiềm chế những ý tưởng của mình và giữ những ý tưởng đó được giống như Đấng Ky Tô hơn.

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 4 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: