Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 16: Ngày 1, An Ma 11


Đơn Vị 16: Ngày 1

An Ma 11

Lời Giới Thiệu

A Mu Léc tranh cãi với luật gia Giê Rôm, là người đã cố g làm cho ông chối bỏ Thượng Đế có thật và hằng sống. Khi ông bênh vực đức tin của mình chống lại những cố gắng của Giê Rôm để gài bẫy ông, A Mu Léc làm chứng rằng sự cứu rỗi khỏi tội lỗi chỉ qua Chúu Giê Su mà thôi. A Mu Léc làm chứng mạnh mẽ rằng tất cả nhân loại sẽ được phục sinh và được Thượng Đế phán xét. Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, các em sẽ được phục sinh và một ngày nào đó đứng trước Thượng Đế và đưa ra một bản báo cáo về cuộc sống của các em trên thế gian.

An Ma 11:1–25

A Mu Léc khước từ cám dỗ của Giê Rôm để chối bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế

Hãy nghĩ về một thứ gì đó các em có rất có giá trị đối với các em đến nỗi các em sẽ không bao giờ bán đi thứ đó. Hãy nghĩ về lý do tại sao thứ đó có giá trị nhiều như vậy đối với các em. Trong An Ma 11, trong khi An Ma và A Mu Léc tiếp tục giảng dạy những người dân Am Mô Ni Ha, một luật gia tà ác tên là Giê Rôm chạm trán với A Mu Léc và đề nghị tặng ông tiền để đổi lấy một thứ rất có giá trị đối với A Mu Léc. Thánh thư mô tả Giê Rôm là ″một người rất lão luyện về các mưu mô của quỷ dữ″ (An Ma 11:21), có nghĩa là hắn đã biết cách sử dụng cùng một chiến lược, kế hoạch, lừa gạt và thủ đoạn mà Sa Tan sử dụng để cám dỗ những người khác rời xa sự ngay chính và lẽ thật.

Dò tìm An Ma 11:21–22, và tìm hiểu Giê Rôm đã đề nghị tặng bao nhiêu tiền cho A Mu Léc và điều mà hắn muốn A Mu Léc phải làm cho hắn. Một ″ôn ti″ có giá trị nhất trong số các đồng tiền bằng bạc của dân Nê Phi (xin xem An Ma 11:6, 11–13). Một ôn ti tương đương với khoảng mức lương một tuần cho một phán quan (xin xem An Ma 11:3).

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Khi nào các em đã thấy một người nào đó từ chối những cám dỗ của thế gian, chẳng hạn như cám dỗ được đưa ra cho A Mu Léc?

  • Việc chứng kiến điều này soi dẫn cho các em để sống trung tín như thế nào?

Đọc An Ma 11:23–25 để xem cách A Mu Léc trả lời đề nghị của Giê Rôm. Sau đó trả lời các câu hỏi sau đây trong sách học của các em:

  • Các em nghĩ tại sao A Mu Léc không quan tâm đến lời đề nghị của Giê Rôm?

  • Theo như An Ma 11:25, thì kế hoạch của Giê Rôm trong việc đề nghị tặng sáu ôn ti cho A Mu Léc là gì?

  • Điều này tương tự như thế nào với điều Sa Tan làm khi có những người đầu hàng cám dỗ của nó?

  1. Hoàn tất các bài tập sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Để nhận ra rõ hơn cách A Mu Léc đã có thể chống lại đề nghị của Giê Rôm, hãy đọc An Ma 11:22 và hoàn tất câu sau đây: ″Ta sẽ điều gì trái với Thánh Linh của Chúa.″ Sau đó viết ba hoặc bốn từ khác mà các em có thể điền vào chỗ trống mà cũng sẽ làam thành một câu nói đún (ví dụ, cnhững từ như làm, đọc, mặc, xem, viết).

    2. Viết một câu dựa trên An Ma 11:22 có thể giúp các em ghi nhớ làm thế nào mình có thể khắc phục cám dỗ với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh. Điều các em viết nên được thể hiện bằng những lời riêng của các em về lẽ thật rằngkhi chúng ta trông cậy vào Đức Thánh Linh, chúng ta có thể khắc phục cám dỗ.

Các em hãy tạm ngừng học trong một giây phút, và hãy suy ngẫm về câu hỏi sau đây: Làm thế nào tôi có thể sống sao cho mình có thể nhạy cảm đối với Đức Thánh Linh và tuân theo những thúc giục của Ngài để giúp tôi vượt qua cám dỗ?

Đọc lời khuyên bảo sau đây từ Chủ Tịch Boyd K. Packer, Chủ tịch của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, để xem việc trông cậy vào Đức Thánh Linh có thể giúp các em vượt qua cám dỗ như thế nào:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Boyd K. Packer

″Nếu các em dính dáng đến những điều mình không nên dính dáng, hoặc kết giao với những người đang lôi kéo các em đi vào hướng sai, thì đó là lúc để khẳng định rằng các em độc lập, có quyền tự quyết của mình) Hãy lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh và các em sẽ không bị dẫn đi lạc lối. …

“… Nhưng với tư cách là một tôi tớ của Chúa, tôi hứa rằng các em sẽ được bảo vệ và che chở khỏi những cuộc tấn công của kẻ nghịch thù nếu các em chịu lưu tâm đến những thúc giục đến từ Đức Thánh Linh” (“Lời Khuyên cho Giới Trẻ,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, 18).

  1. Để cân nhắc những điều có thể áp dụng được về điều các em đã học được, hãy trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Giới trẻ bị cám dỗ để thỏa hiệp chứng ngôn của họ hoặc bỏ qua các chứng ngôn vì những sự việc của thế gian trong một số những tình huống nào?

    2. Các em có thể đưa ra những đề nghị nào cho một bạn học để giúp bạn ấy trông cậy vào Đức Thánh Linh khi đương đầu với những cám dỗ như thế này?

Áp dụng điều các em đã học được bằng cách ghi nhớ tấm gương của A Mu Léc vào lần sau khi các em bị cám dỗ để thỏa hiệp niềm tin hoặc giá trị của mình. Hãy nhớ rằng các em có thể tự tin hơn và được bảo đảm nhiều hơn khi các em sống xứng đáng và tuân theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh.

An Ma 11:26–40

A Mu Léc làm chứng về Vị Nam Tử của Thượng Đế và khắc phục những nỗ lực của Giê Rôm để bác bỏ lời của ông

Giê Rôm tấn công đức tin của A Mu Léc về Chúa Giê Su Ky Tô. Để tự mình hiểu được điều đã xảy ra sau khi Giê Rôm không làm cho A Mu Léc chối bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế, hãy suy nghĩ về một thời gian mà có lẽ một người nào đó đã chống đối sự tin tưởng của các em. Đọc cuộc đối thoại của A Mu Léc và Giê Rôm trong An Ma 11:26–34, và sau đó hãy xem Giê Rôm đã xuyên tạc lời của A Mu Léc trong An Ma 11:35 như thế nào.

Đọc cách A Mu Léc đã sửa lời giả dối này trong An Ma 11:36–37 như thế nào. Các em có thể muốn đánh dấu cước chú 34a trong thánh thư của các em, và đọc Hê La Man 5:10–11. Rồi giải thích bằng lời riêng của các em về sự khác biệt giữa việc được cứu ″trong tội lỗi của chúng ta″ và được cứu ″khỏi tội lỗi của chúng ta″ (chữ nghiêng được thêm vào):

Đọc An Ma 11:40, và nhận ra bước đầu tiên A Mu Léc đã nói là dân chúng phải thực hiện để được cứu khỏi tội lỗi của họ. Có một số người cho là họ tin vào Chúa Giê Su Ky Tô nhưng họ không muốn thay đổi hành vi của họ. Việc tin vào danh của Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là có đức tin nơi Ngài.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Để hiểu rõ hơn về việc ″tin vào danh Ngài″ (có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô) dẫn đến sự hối cải như thế nào, hãy đọc đoạn trích dẫn sau đây từ Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn: “Chúng ta cần một đức tin vững mạnh nơi Đấng Ky Tô để có thể hối cải. Đức tin của chúng ta phải gồm có một ′ý nghĩ đúng đắn về cá tính, sự toàn hảo, và các thuộc tính của [Thượng Đế]′ (Lectures on Faith [1985], 38). Nếu chúng ta tin rằng Thượng Đế biết mọi việc, đầy lòng nhân từ, và lòng thương xót, thì chúng ta sẽ có thể đặt sự tin cậy của mình nơi Ngài về sự cứu rỗi của chúng ta mà không lưỡng lự. Đức tin nơi Đấng Ky Tô sẽ thay đổi những ý nghĩ, sự tin tưởng và hành vi nào của chúng ta không phù hợp với ý muốn của Thượng Đế” (“Điểm Trở Về An Toàn” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 100).

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã thúc đẩy các em thay đổi những ý nghĩ, sự tin tưởng và hành vi của các em như thế nào?

  1. Tại sao một người cần có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để hối cải? Bằng cách sử dụng điều các em đã học được từ A Mu Léc và Chủ Tịch Uchtdorf, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cách các em sẽ giải thích nguyên tắc sau đây như thế nào: Đức tin chân thật nơi Chúa Giê Su Ky Tô là một khởi đầu cho tiến trình cứu chuộc tội lỗi của chúng ta.

An Ma 11:41–46

A Mu Léc giảng dạy về sự phục sinh và phán xét của tất cả nhân loại

Trước khi các em đọc kết luận của chứng ngôn của A Mu Léc với Giê Rôm, hay suy ngẫm về câu hỏi sau đây: Làm thế nào hành động của một người nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi việc không tin vào cuộc sống sau khi chết?

  1. Viết những từ Sự Phục SinhSự Phán Xét như là tiêu đề của hai cột riêng rẽ trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Sau đó dò tìm An Ma 11:41–45, tìm kiếm càng nhiều thông tin mà các em có thể tìm kiếm được về sự phục sinh và sự phán xét, và viết những điều các em học được dưới mỗi tiêu đề. Các em có thể muốn viết ở trên cùng của trang trong thánh thư của các em hoặc trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, nên tất cả mọi người sẽ được phục sinh và được phán xét tùy theo công việc của họ. Những câu này cũng dạy rằng sự phục sinh có nghĩa là kết hợp lại thể xác với linh hồn của chúng ta trong ″hình thể toàn hảo″ và ″hình thể nguyên vẹn″ của chúng, không bao giờ bị phân chia nữa (xin xem An Ma 11:43, 45).

  2. Trả lời một hoặc hai câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em có những suy nghĩ và cảm nghĩ nào khi nghĩ về việc được phục sinh và được phán xét?

    2. Sự tin tưởng của các em rằng mình sẽ được phục sinh và được phán xét ảnh hưởng đến cách các em chọn để sống mỗi ngày như thế nào?

  3. Viết điều sau đây ở dưới cùng bài tập của ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học xong An Ma 11 và hoàn tất bài học này vào (ngày, tháng, năm).

    Tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi những câu hỏi, ý nghĩ, và những sự hiểu biết thêm: