Lớp Giáo Lý
Đơn vị 9: Ngày 3, Gia Cốp 1–2


Đơn vị 9: Ngày 3

Gia Cốp 1–2

Lời Giới Thiệu

Sau khi Nê Phi qua đời, dân Nê Phi bắt đầu “buông thả phần nào theo các tập tục tà ác” dưới triều đại của một vị vua mới (Gia Cốp 1:15). Hai người em trai của Nê Phi là Gia Cốp và Giô Sép đã được Nê Phi lập làm thầy tư tế và thầy giảng cho dân chúng, và họ làm việc cần mẫn để thuyết phục mọi người phải hối cải và đến cùng Đấng Ky Tô. Gia Cốp tuân theo lệnh của Nê Phi để ghi lại những lời giảng dạy thiêng liêng, những điều mặc khải, và những lời tiên tri trên các bảng khắc nhỏ. Trung thành với trách nhiệm thiêng liêng đã được giao cho mình, Gia Cốp kêu gọi dân của ông phải hối cải, cảnh báo họ về tội kiêu ngạo, ham thích của cải và vô luân về mặt tình dục. Ông dạy về những nguy hiểm và hậu quả của ba tội lỗi phổ biến này.

Gia Cốp 1:1–2:11

Gia Cốp cảnh báo dân chúng về sự tà ác của họ

Hãy suy nghĩ xem các em sẽ nói gì trong tình huống sau đây: Một trong số những người bạn của các em ở nhà thờ bày tỏ một thái độ tiêu cực đối với các vị lãnh đạo chức tư tế của họ và nói: “Họ dường như không hiểu được chuyện đời. Họ tiếp tục cảnh báo về những điều lựa chọn không phải là quan trọng. Tôi muốn họ sẽ không dành quá nhiều thời giờ như vậy để cho chúng ta biết tất cả những điều xấu chúng ta cần phải tránh. Họ chỉ nên nói về những điều tích cực.”

Hình Ảnh
Gia Cốp giảng dạy

Hãy nghĩ về lý do tại sao các vị lãnh đạo chức tư tế đôi khi cảnh báo chống lại tội lỗi. Gia Cốp ghi rằng sau khi Nê Phi qua đời (xin xem Gia Cốp 1:9), dân chúng bắt đầu tham gia vào một số hành động tà ác. Đọc Gia Cốp 1:15–16, và nhận ra điều dân chúng đang làm khiến cho Gia Cốp quan tâm.

Các em có thể muốn khoanh tròn từ bắt đầu trongGia Cốp 1:15–16. Tại sao là một phước lành để có các vị lãnh đạo chức tư tế cảnh báo chúng ta về các vấn đề khi hoặc thậm chí trước khi những vấn đề đó bắt đầu?

Đọc Gia Cốp 1:6–8, và nhận ra lý do tại sao Gia Cốp và các vị đồng lãnh đạo của ông đang khuyên bảo dân Nê Phi chống lại tội lỗi. Tại sao các em nghĩ rằng những người lãnh đạo chức tư tế trong gia đình của các em, cũng như các vị lãnh đạo địa phương lẫn trung ương, cảnh báo các em về tội lỗi và dạy cho các em phúc âm một cách cần mẫn như vậy? Các em có thể muốn đánh dấu các cụm từ trong Gia Cốp 1:7 có giảng dạy lẽ thật sau đây: Các vị lãnh đạo chức tư tế làm việc cần mẫn để giúp chúng ta đến với Đấng Ky Tô.

Đọc Gia Cốp 1:17–19, và tìm kiếm thêm bất cứ lý do tại sao Gia Cốp và em trai của ông là Giô Sép đã làm việc rất cần mẫn để giảng dạy cho dân chúng.

Các em nghĩ nhận được “nhiệm vụ từ Chúa” (Gia Cốp 1:17) có nghĩa là gì?

Các em có thể muốn đánh dấu bất cứ cụm từ nào khác mà giúp dạy nguyên tắc sau đây: Các vị lãnh đạo chức tư tế được ban cho một trách nhiệm thiêng liêng để giảng dạy lời Chúa và cảnh báo chống lại tội lỗi.

Suy ngẫm một giây lát về lý do tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội phải chịu trách nhiệm giải trình về các nỗ lực của họ để giảng dạy cho chúng ta điều Chúa muốn chúng ta biết.

Khi các em đọc Gia Cốp 2:1–3, 6–7, 10–11, hãy tìm kiếm các cụm từ cho thấy Gia Cốp cảm thấy như thế nào về nhiệm vụ khó khăn của ông để kêu gọi dân của mình phải hối cải.

  1. Hãy suy nghĩ về điều được giảng dạy trong các cụm từ sau đây về động lực của Gia Cốp để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn của mình: “Ngày hôm nay lòng tôi nặng trĩu nỗi ước muốn và lo âu cho sự an lạc của tâm hồn các người hơn lúc nào hết” (Gia Cốp 2:3) và “Tôi vẫn phải làm theo những lệnh truyền nghiêm nhặt của Thượng Đế” (Gia Cốp 2:10). Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em câu trả lời cho những câu hỏi sau đây:

    1. Khi nào các em đã cảm nhận được tình yêu thương và mối quan tâm của một vị lãnh đạo chức tư tế dành cho các em?

    2. Khi nào các em cảm thấy rằng những lời nói hoặc hành động của một vị lãnh đạo chức tư tế được Thượng Đế soi dẫn để giúp đỡ các em?

Hãy suy nghĩ một lần nữa về tình huống đã được trình bày ở phần đầu của bài học này. Nghĩ về cách các em sẽ trả lời cho người bạn của mình dựa trên điều các em đã học được ngày hôm nay.

Gia Cốp 2:12–21

Gia Cốp khiển trách dân của ông vì tính kiêu ngạo của họ

Để giúp các em chuẩn bị nghiên cứu điều Chúa đã truyền lệnh cho Gia Cốp để giảng dạy, hãy suy nghĩ về các phước lành Chúa đã ban cho các em trong các lĩnh vực sau đây: gia đình, bạn bè, các vị lãnh đạo Giáo Hội và các giảng viên, các năng khiếu nghệ thuật và âm nhạc, các khả năng thể thao, các tài năng, học vấn, các cơ hội để tăng trưởng, sự hiểu biết phúc âm, và của cải vật chất. Hãy nghĩ về những cách khác Chúa đã ban phước cho các em.

Đọc Gia Cốp 2:12–13, và nhận ra điều dân Nê Phi đang tìm kiếm. Hãy lưu ý rằng Gia Cốp đã dạy rằng “bàn tay thiên ân” đã ban phước cho dân Nê Phi với sự giàu có. Cụm từ này ám chỉ Cha Thiên Thượng.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em lý do tại sao là điều quan trọng cho các em để nhớ rằng Chúa đã ban cho các em các phước lành và khả năng mà các em có.

Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể để cho mình dương dương tự đắc sau khi nhận được các phước lành mình tìm kiếm, giống như dân Nê Phi đã làm. Hãy viết vào chỗ trống điều các em nghĩ về việc “dương dương tự đắc trong lòng mình.”

Như đã được ghi trong Gia Cốp 2:13, Gia Cốp đã nói điều gì là một số nguyên nhân về tính kiêu ngạo của dân Nê Phi?

Hãy nghĩ về một người hoặc một nhóm người thời này đã ngược đãi, làm ngơ, hoặc hành hạ những người khác vì họ “đã thu hoạch được dồi dào hơn” những người mà họ ngược đãi (Gia Cốp 2:13). Ví dụ, vì một số người có nhiều tiền hơn, nhiều bạn bè hơn, nhiều khả năng thể thao hơn, hoặc thậm chí hiểu rõ về phúc âm hơn một người nào khác, thì họ có thể lầm tưởng rằng họ là tốt hơn những người khác hoặc thậm chí ngược đãi những người khác nữa. Hãy suy ngẫm về một thời gian trong cuộc đời khi các em đã hành động một cách kiêu ngạo.

Đọc Gia Cốp 2:17–21, và đánh dấu các cụm từ mà có thể giúp các em khắc phục được tính kiêu ngạo.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết hai hoặc nhiều cụm từ hơn mà các em tìm thấy trong Gia Cốp 2:17–21, và giải thích làm thế nào những cụm từ đó có thể giúp các em khắc phục tính kiêu ngạo. Một số câu hỏi sau đây có thể đáng xem xét khi các em hoàn tất chỉ định này: Các em nghĩ tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế có nghĩa là gì? Để đạt được một niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô chăng? Việc tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế và đạt được một niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô ảnh hưởng đến cách các em nghĩ và đối xử với những người khác như thế nào?

Hãy tưởng tượng khi mẹ, cha, hoặc vị lãnh đạo của các em hỏi các em về điều các em đã học được ngày hôm nay. Viết xuống một nguyên tắc từ Gia Cốp 2:17–21 mà các em có thể sử dụng để trả lời họ.

Một nguyên tắc trong Gia Cốp 2:17–21 là: Chúng ta nên tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trên hết các mối quan tâm khác.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một cách mà các em có thể sử dụng các phước lành và cơ hội Chúa đã ban cho các em để giúp xây đắp vương quốc của Thượng Đế và ban phước cho cuộc sống của những người khác.

Gia Cốp 2:22–30

Gia Cốp khiển trách dân của ông về sự vô luân trong mặt tình dục

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã đưa ra lời phát biểu sau đây. Hãy đoán xem sáu từ nào phù hợp với các chỗ trống:

“Tội lỗi gây tai họa của thế hệ này là ” (“Cleansing the Inner Vessel,” Ensign, tháng Năm năm 1986, 4; xem phần cuối của bài học này để có câu trả lời đúng).

Đọc Gia Cốp 2:22–23, 28, và đánh dấu các cụm từ mà Gia Cốp đã sử dụng để mô tả mức độ nghiêm trọng của sự vô luân về tình dục. Có thể giúp ích để hiểu rằng từ thói tà dâm ám chỉ tội tình dục.

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích một số hành động có thể vi phạm luật trinh khiết của Chúa: “Bất cứ sự gần gũi tình dục nào ở bên ngoài vòng ràng buộc của hôn nhân—tôi có ý nói là bất cứ sự tiếp xúc có chủ ý nào với các bộ phận riêng tư thiêng liêng của cơ thể người khác, có hoặc không có quần áo—là một tội lỗi và bị Thượng Đế nghiêm cấm. Đó cũng là một tội lỗi để cố tình kích thích những cảm xúc ở bên trong cơ thể của các [anh chị] em” (“Making the Right Choices,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 38).

Các hành động đồng tính luyến ái và xem hình ảnh sách báo khiêu dâm cũng vi phạm luật trinh khiết của Chúa.

Hãy lưu ý đến cách dân Nê Phi đã tìm cách bào chữa cho tội lỗi của họ như thế nào, như đã được ghi trong Gia Cốp 2:23–24. Dành ra một giây lát để suy nghĩ về cách mọi người tìm cách bào chữa cho sự vô luân về tình dục ở thời nay.

Một trong các tội lỗi của dân Nê Phi là thực hành tục đa hôn trái phép. Gia Cốp đã giảng dạy lệnh truyền của Chúa rằng một người đàn ông chỉ được kết hôn với một vợ mà thôi (xin xem JGia Cốp 2:27). Việc có nhiều hơn một vợ mà không được phép của Chúa qua các vị lãnh đạo chức tư tế đã được chỉ định của Ngài là một ví dụ về tội lỗi tình dục. Trong mắt của Thượng Đế, tội lỗi tình dục là rất nghiêm trọng (xin xem An Ma 39:5).

Dân của Chúa được cho phép thực hành tục đa hôn chỉ khi nào Chúa truyền lệnh điều đó (xin xem Gia Cốp 2:30). Vào những thời kỳ nào đó trong lịch sử của thế gian, Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài thực hành tục đa hôn. Ví dụ, tục đa hôn đã được thực hành trong thời Cựu Ước bởi Áp Ra Ham và Sa Ra (xin xem Sáng Thế Ký 16:1–3; GLGƯ 132:34–35, 37) và bởi cháu trai của họ là Gia Cốp (xin xem GLGƯ 132:37), và tục này đã được thực hành trong một thời gian trong những ngày đầu của Giáo Hội phục hồi, bắt đầu với Tiên Tri Joseph Smith (xin xem GLGƯ 132:32–33, 53). Tuy nhiên, Thượng Đế truyền lệnh cho vị tiên tri của Ngài là Wilford Woodruff phải chấm dứt việc thực hành tục đa hôn (xin xem Tuyên Ngôn Chính Thức 1 trong Giáo Lý và Giao Ước).

Đọc Gia Cốp 2:31–35, và đánh dấu các cụm từ cho thấy một số hậu quả tiêu cực về tội lỗi tình dục.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Theo Gia Cốp, sự vô luân về mặt tình dục ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?

    2. Một số thanh niên thiếu nữ có thể lý luận rằng họ có thể được vô luân về mặt tình dục vì họ không kết hôn và do đó, không phải là không chung thủy với một người phối ngẫu, và vì họ không có con cái. Sự vô luân này có thể ảnh hưởng đến một em trong tuổi niên thiếu và gia đình của em ấy như thế nào?

    3. Tại sao các em nghĩ rằng Chúa xem sự vô luân là một tội lỗi nghiêm trọng như vậy?

Xem lại phần đầu Gia Cốp 2:28, và đánh dấu điều làm Chúa hài lòng. (Hãy lưu ý rằng mặc dù Gia Cốp đặc biệt đề cập đến phụ nữ trong câu này, nhưng cũng đúng là Chúa hài lòng về sự trinh khiết của những người đàn ông). Câu này giảng dạy nguyên tắc: Chúa hài lòng về sự trinh khiết.

Dựa trên điều các em đã học được ngày hôm nay, hãy xem xét lý do tại sao Chúa hài lòng về sự trinh khiết của con cái Ngài. Hãy suy nghĩ về gia đình của các em, cũng như gia đình mà các em hy vọng sẽ có trong tương lai. Việc sống theo luật trinh khiết của Chúa sẽ ban phước cho các em và họ như thế nào? Hãy suy ngẫm về những điều lựa chọn của các em để được trinh khiết và trong sạch sẽ làm hài lòng Chúa như thế nào.

Các em có thể vẫn luôn được trong sạch. Nếu các em đã phạm tội trinh khiết, thì các em có thể hối cải và trở nên trong sạch qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi các em nghĩ về một hoặc nhiều cách để có thể tự bảo vệ mình một cách hữu hiệu hơn khỏi việc vi phạm luật trinh khiết. Nếu các em đã phạm tội tình dục, hãy làm bất cứ điều gì cần thiết, kể cả việc gặp vị giám trợ của hoặc chủ tịch chi nhánh của mình, thú nhận điều các em đã làm vì đã vi phạm luật trinh khiết của Chúa.

Hình Ảnh
Cha Ơi
  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Gia Cốp 1–2 và hoàn tất bài học này (vào ngày).

    Các câu hỏi, ý nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi:

Hãy trả lời cho các từ còn thiếu trong phần trích dẫn ở đầu bài học này: Chủ tịch Benson nói: “Tội lỗi gây tai họa của thế hệ này là sự vô luân về mặt tình dục.