Lớp Giáo Lý
Đơn vị 9: Ngày 1, 2 Nê Phi 32


Đơn vị 9: Ngày 1

2 Nê Phi 32

Lời Giới Thiệu

Sau khi giảng dạy về “con đường chật và hẹp dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu” (2 Nê Phi 31:18), Nê Phi nhận thấy rằng dân của ông muốn biết họ nên làm gì sau khi bắt đầu đi trên con đường đó. Ông đã trả lời những câu hỏi của họ bằng cách khuyến khích họ phải “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” và “cầu nguyện luôn luôn” (2 Nê Phi 32:3, 9). Ông bảo đảm với họ rằng nếu họ chịu làm những điều này, thì Đức Thánh Linh sẽ giúp họ biết phải làm gì.

2 Nê Phi 32:1–7

Nê Phi khuyên bảo chúng ta nên tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng qua những lời của Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy nghĩ về một thời gian mà một người nào đó đưa cho các em những lời chỉ dẫn để đi từ một nơi này đến nơi khác. Là điều dễ dàng hay khó khăn để hiểu những lời chỉ dẫn đó? Tại sao là điều quan trọng để có một người nào đó đưa ra những lời chỉ dẫn rõ ràng?

Trong bài học trước các em đã học một số lời chỉ dẫn Nê Phi đưa ra cho dân của ông. Sau khi chia sẻ những lời chỉ dẫn này, ông nói: “Đây là con đường” (2 Nê Phi 31:21). Hãy giở nhanh đến 2 Nê Phi 31:17–18, và xem xét cách một người nào đó bắt đầu trên con đường dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu như thế nào. Sau đó đọc 2 Nê Phi 32:1, và tìm kiếm một câu hỏi nói lên cảm nghĩ của dân chúng về điều Nê Phi đã giảng dạy cho họ. Mô tả câu hỏi của họ bằng lời riêng của các em:

Đọc 2 Nê Phi 32:2–3, và tìm hiểu xem Nê Phi đã nói chúng ta cần phải làm điều gì sau khi đã bước vào con đường đó. Có thể là giúp ích để biết rằng việc nói chuyện bằng ngôn ngữ của các thiên thần “chỉ có nghĩa là các [anh chị] em có thể nói chuyện với quyền năng của Đức Thánh Linh,” theo như Chủ Tịch Boyd K. Packer, Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ (“The Gift of the Holy Ghost: What Every Member Should Know,” Ensign, tháng Tám năm 2006, 50).

Các em có thể muốn đánh dấu cụm từ “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” trong 2 Nê Phi 32:3 (câu này là một đoạn thánh thư thông thạo). Nê Phi sử dụng cụm từ “những lời nói của Đấng Ky Tô” để mô tả những lời giảng dạy do Đức Thánh Linh soi dẫn. Liệt kê một số cách hoặc những chỗ các em có thể đọc, nghe, hoặc tiếp nhận những lời giảng dạy do Đức Thánh Linh soi dẫn.

Những lời nói của Đấng Ky Tô bao gồm thánh thư và những lời nói của các vị tiên tri thời nay. Để giúp các em suy ngẫm về việc “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô,” có thể có nghĩa gì, hãy đọc những đoạn trích dẫn sau đây:

Hình Ảnh
Anh Cả Russell M. Nelson

Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy: “Nuôi dưỡng có ý nghĩa nhiều hơn là nếm thử. Nuôi dưỡng có nghĩa là thưởng thức. Chúng ta thưởng thức thánh thư bằng cách học hỏi thánh thư trong một tinh thần khám phá đầy thú vị và sự vâng lời đầy trung tín. Khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì những lời nói đó … trở nên một phần thiết yếu cho bản tính của chúng ta” (“Sống theo Sự Hướng Dẫn của Thánh Thư,” Liahona, tháng Mười Một năm 2000, 17).

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói: “Nếu các [anh chị] em và tôi phải nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì chúng ta cần phải nghiên cứu thánh thư và lãnh hội lời Ngài qua việc suy ngẫm và làm cho lời Ngài thành một phần của mọi ý nghĩ và hành động” (“Healing Soul and Body,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, 15).

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết bằng lời riêng suy nghĩ của các em về việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô có nghĩa là gì.

Suy ngẫm về sự khác biệt giữa các từ nuôi dưỡng (ăn tiệc), ăn qua loa,đói. Hãy suy nghĩ một giây lát về một số cách học tập những lời nói của Đấng Ky Tô không mấy hiệu quả có thể được so sánh như thế nào với việc ăn uống qua loa hoặc thậm chí còn đói nữa.

Điền vào phần còn lại của nguyên tắc sau đây theo 2 Nê Phi 32:3: Khi chúng ta nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, thì những lời của Đấng Ky Tô sẽ .

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về một thời gian khi việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô đã giúp các em biết phải làm điều gì trong cuộc sống của mình hoặc mô tả một tình huống các em hiện đang đối phó trong đó các em có thể được giúp đỡ từ những lời nói của Đấng Ky Tô.

Điền vào các chỗ trống dưới đây để đánh giá xem các em đang nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô giỏi như thế nào và các em có thể làm việc đó được tốt hơn như thế nào. Trong mỗi ví dụ dưới đây, hãy viết từ{—nuôi dưỡng (ăn tiệc), xem qua loa (ăn qua loa), hoặc đói—có mô tả rõ nhất cách các em tìm cách biết những lời nói của Đấng Ky Tô trong tình huống đó giỏi như thế nào. Ví dụ, trong khi tự mình nghiên cứu thánh thư, các em có thể nuôi dưỡng các câu thánh thư nhưng chỉ xem qua loa những lời nói của Đấng Ky Tô trong đại hội trung ương.

Học thánh thư riêng:

Lễ Tiệc Thánh:

Đại hội trung ương:

Việc học thánh thư với gia đình:

Lớp giáo lý:

Buổi họp tối gia đình:

Buổi họp nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn hoặc lớp học Hội Thiếu Nữ:

Trường Chủ Nhật:

Sự cầu nguyện riêng:

  1. Dành ra một giây lát để chọn một trong số các sinh hoạt mà các em đã viết rằng các em hiện đang “ăn qua loa” hoặc “đói.” Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết xuống cách nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô một cách tốt hơn trong tình huống đó. Rồi tiếp tục theo dõi và làm điều đó.

Đọc 2 Nê Phi 32:4–7, và suy ngẫm những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây (các em sẽ viết câu trả lời cho một trong những câu hỏi để làm bài tập 4):

  • Trong câu 4, các em nghĩ “cầu xin” hoặc “gõ cửa” có nghĩa là gì? Làm thế nào việc cầu nguyện có thể là một ví dụ hay về việc cầu xin hoặc gõ cửa?

  • Cũng trong câu 4, Nê Phi đã nói về những người không chịu cầu xin hoặc gõ cửa thì sẽ có những hậu quả gì?

  • Trong câu 5, Nê Phi đã hứa phước lành nào chúng ta có thể có khi chúng ta tiếp nhận Đức Thánh Linh?

  • Trong câu 7, những người dân của Nê Phi đã có thái độ nào làm cho ông phải than khóc cho họ? Tại sao các em nghĩ rằng những thái độ này ngăn không cho người ta tìm kiếm và hiểu biết “kiến thức lớn lao”?

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một lẽ thật các em đã học được từ {2 Nê Phi 32:4–7, và giải thích lý do tại sao lẽ thật này là quan trọng trong cuộc sống của các em.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 32:3

  1. Các em nghĩ rằng các em có thể cần bao lâu để thuộc lòng 2 Nê Phi 32:3 nếu các em đọc thuộc lòng câu thánh thư này mỗi khi ăn? Viết câu thánh thư này trên một tấm thẻ hoặc một mảnh giấy nhỏ, và mang nó theo bên mình các em. Trong vài ngày tới, hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô bằng cách cố gắng thuộc lòng 2 Nê Phi 32:3 trước và sau mỗi bữa ăn. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy báo cáo là cần có bao nhiêu bữa ăn để cho các em thuộc lòng câu thánh thư đó.

2 Nê Phi 32:8–9

Nê Phi khuyên bảo chúng ta nên cầu nguyện luôn luôn

Nhiều người nói rằng sau khi đã phạm tội họ không muốn cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng. Hãy suy nghĩ một chút về lý do tại sao điều này có thể như vậy được. Ai không muốn các em cầu nguyện bất cứ lúc nào, nhất là sau khi các em đã phạm tội? Tại sao? Hãy tìm trong 2 Nê Phi 32:8 Đức Thánh Linh dạy chúng ta phải làm điều gì khi đề cập đến việc cầu nguyện. Suy ngẫm về các câu hỏi sau đây: Tại sao các em nghĩ Chúa muốn các em cầu nguyện? Các em nghĩ tại sao Sa Tan không muốn chúng ta cầu nguyện?

Đọc 2 Nê Phi 32:9, và tìm hiểu xem chúng ta cần phải cầu nguyện thường xuyên như thế nào và Chúa hứa với chúng ta các phước lành nào nếu chúng ta cầu nguyện. Khi các em đọc câu này, có thể giúp ích để biết rằng thánh hóa có nghĩa là tận tâm phục vụ Thượng Đế hoặc để làm cho nên thánh.

Từ 2 Nê Phi 32:9 chúng ta học nguyên tắc này: Khi cầu nguyện luôn luôn, chúng ta sẽ có thể làm tất cả những điều Chúa muốn chúng ta làm vì sự an lạc của tâm hồn chúng ta. (Hãy lưu ý rằng 2 Nê Phi 32:8–9 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các em có thể muốn đánh dấu đoạn này theo một cách đặc biệt để các em có thể tìm ra đoạn đó trong tương lai.)

Hình Ảnh
người thiếu nữ cầu nguyện

Suy ngẫm về việc cầu nguyện luôn luôn có ý nghĩa gì. Khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, hãy gạch dưới một hoặc nhiều cách hơn chúng ta có thể làm tròn lệnh truyền phải “cầu nguyện luôn luôn”:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

“Có lẽ có những điều trong cá tính, hành vi của chúng ta, hoặc liên quan đến sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta mà chúng ta cần phải hội ý với Cha Thiên Thượng trong lời cầu nguyện vào buổi sáng. Sau khi bày tỏ lời cảm tạ thích hợp về những phước lành nhận được, chúng ta khẩn nài để có được sự hiểu biết, sự hướng dẫn, và sự giúp đỡ để làm những điều chúng ta không thể tự làm được bằng sức mạnh của riêng mình. …

“Trong ngày, chúng ta giữ một lời cầu nguyện trong lòng mình để tiếp tục có được sự giúp đỡ và hướng dẫn …

“Chúng ta thấy rằng trong một ngày đặc biệt này, nếu có những dịp mà chúng ta thường có khuynh hướng nói năng cộc cằn thì chúng ta không làm như thế; hoặc có thể có chiều hướng giận dữ nhưng không làm như vậy. Chúng ta thấy rõ có sự giúp đỡ và sức mạnh của thiên thượng và khiêm nhường nhận biết những sự đáp ứng cho lời cầu nguyện của mình. Ngay cả trong giây phút nhìn nhận đó, chúng ta cũng dâng lên một lời cầu nguyện biết ơn thầm.

“Vào cuối ngày của mình, một lần nữa chúng ta quỳ xuống và tường trình lên Cha Thiên Thượng. Chúng ta xem lại những sự kiện trong ngày và bày tỏ lòng biết ơn chân thành về các phước lành và sự giúp đỡ mà chúng ta nhận được. Chúng ta hối cải và, với sự giúp đỡ của Thánh Linh của Chúa, nhận ra những cách thức mà chúng ta có thể làm và trở nên tốt hơn vào ngày mai. Như vậy, lời cầu nguyện vào buổi tối của chúng ta xây đắp và là một sự tiếp tục của lời cầu nguyện buổi sáng của chúng ta. Và khi chúng ta dâng lên lời cầu nguyện vào buổi tối thì đó cũng là một sự chuẩn bị cho lời cầu nguyện đầy ý nghĩa vào buổi sáng hôm sau.

“Những lời cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối—và tất cả những lời cầu nguyện ở giữa hai thời gian đó—đều không phải là những sự kiện riêng biệt, không liên quan với nhau; thay vì thế chúng liên kết với nhau mỗi ngày và suốt cả ngày, cả tuần, cả tháng và thậm chí cả năm. Đây là một phần trong cách chúng ta làm tròn lời khuyên dạy của thánh thư là ′phải cầu nguyện luôn luôn′ Lu Ca 21:36; 3 Nê Phi 18:15, 18; GLGƯ 31:12). Những lời cầu nguyện đầy ý nghĩa như vậy là phương tiện để đạt được các phước lành tuyệt diệu nhất mà Thượng Đế dành cho các con cái trung tín của Ngài” (“Phải Cầu Nguyện Luôn Luôn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2008, 41–42).

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về điều các em nghĩ việc tuân theo những lời chỉ dẫn của Anh Cả Bednar về việc “phải cầu nguyện luôn luôn” có thể giúp đỡ các em như thế nào trong cuộc sống của mình.

Để kết thúc bài học này, hãy đọc chứng ngôn sau đây của Anh Cả Spencer J. Condie, là người đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi lúc bấy giờ, liên quan đến việc nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô: “Các em có thể gặp phải những quyết định liên quan đến công việc truyền giáo, nghề nghiệp tương lai của mình và, cuối cùng, là hôn nhân. Khi đọc thánh thư và cầu nguyện xin được hướng dẫn, các em có thể không thực sự thấy câu giải đáp dưới hình thức những chữ được in ra trên trang giấy, nhưng khi đọc, các em sẽ nhận được những ấn tượng rõ ràng, và những thúc giục, và như đã được hứa, Đức Thánh Linh ‘sẽ chỉ dẫn cho các [anh] em tất cả mọi việc phải nên làm’ [2 Nê Phi 32:5]” (“Trở Nên Nguồn Lợi Ích Lớn Lao cho Đồng Loại Mình,” Ensign, tháng Năm năm 2002, 45).

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 32:8–9

  1. Trong 24 giờ tiếp theo, hãy cố gắng áp dụng điều các em đã học được về cách “cầu nguyện luôn luôn” vào cuộc sốngcủa các em. Ở đầu bài học kế tiếp, các em sẽ được mời báo cáo về những suy nghĩ và cảm nghĩ của các em về kinh nghiệm này. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em làm thế nào để việc cố gắng “cầu nguyện luôn luôn” có thể tạo ra khác biệt trong những lời cầu nguyện của các em.

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 32 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: