Lớp Giáo Lý
Đơn vị 25: Ngày 2, 3 Nê Phi 13


Đơn vị 25: Ngày 2

3 Nê Phi 13

Lời Giới Thiệu

Như đã được ghi trong 3 Nê Phi 13, Đấng Cứu Rỗi tiếp tục bài giảng của Ngài tại đền thờ ở xứ Phong Phú. Ngài cảnh báo dân chúng chống lại tình trạng đạo đức giả và dạy họ biết rằng những việc làm ngay chính của họ đang làm đẹp lòng Cha Thiên Thượng. Ngài cũng chỉ dẫn đám đông dân chúng nên để của cải ở trên trời và sau đó hướng dẫn mười hai môn đồ của Ngài cách tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trước khi lo lắng về những vấn đề vật chất của họ.

3 Nê Phi 13:1–18

Đấng Cứu Rỗi cảnh báo dân Nê Phi về tình trạng đạo đức giả và dạy cho họ làm những việc ngay chính làm đẹp lòng Cha Thiên Thượng

Hoàn tất phần tự đánh giá sau đây trong tâm trí của các em bằng cách chọn ra cụm từ nào mô tả đúng nhất động cơ của các em để bố thí (ban phát cho người khác), cầu nguyện, và nhịn ăn:

Tôi bố thí vì:

  1. Đáng lẽ tôi phải.

  2. Tôi yêu mến Chúa và thích giúp đỡ người khác.

  3. Tôi muốn người khác nghĩ tốt về tôi.

Tôi cầu nguyện vì:

  1. Tôi không muốn nói “không” trước mặt những người khác khi tôi được yêu cầu để cầu nguyện.

  2. Đó chỉ là một phần của thói quen hàng ngày của tôi.

  3. Tôi muốn giao tiếp với Cha Thiên Thượng.

Tôi nhịn ăn vì:

  1. Việc nhịn ăn giúp tôi đến gần Chúa hơn

  2. Người khác sẽ nghĩ tôi là người xấu nếu tôi không làm điều đó.

  3. Cha mẹ tôi không cho tôi ăn khi tôi nên nhịn ăn.

Trong 3 Nê Phi 13, Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy đám đông dân Nê Phi về tầm quan trọng của động lực của một người bố thí, cầu nguyện và nhịn ăn. Những câu trả lời được liệt kê trong phần tự đánh giá này phản ảnh các động lực khác nhau mà chúng ta có thể có để làm những hành vi này hay hành động khác về lòng tận tụy với tôn giáo.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Lý do chúng ta làm công việc ngay chính có quan trọng không? Tại sao có và tại sao không?

  2. Sao chép biểu đồ sau đây vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, và hoàn tất biểu đồ đó bằng cách đọc mỗi câu tham khảo thánh thư và trả lời hai câu hỏi. Khi các em đọc, có thể là điều hữu ích để biết rằng kẻ đạo đức giả là một người khoác lên một diện mạo ngay chính giả tạo hoặc là người nói điều này nhưng lại làm điều khác.

    Sinh Hoạt

    Chúa đã cảnh báo về động lực nào khi chúng ta làm điều này?

    Chúa đã phán là chúng ta nên làm điều này như thế nào?

    Bố thí (3 Nê Phi 13:1–4)

    Cầu nguyện (3 Nê Phi 13:5–6)

    Nhịn ăn (3 Nê Phi 13:16–18)

Hãy cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào các động lực của chúng ta để làm những việc ngay chính có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta làm như vậy như thế nào?

  • Một số động lực ngay chính nào có thể soi dẫn một người ban phát của cải tiền bạc, cầu nguyện, hoặc nhịn ăn một cách kín đáo?

Một động lực ngay chính để làm những điều này là để làm hài lòng Cha Thiên Thượng. Đọc 3 Nê Phi 13:4, 6, 18, và tìm kiếm điều Chúa hứa với những người hành động ngay chính một cách âm thầm.

Một nguyên tắc quan trọng Đấng Cứu Rỗi đã dạy trong những câu này là: Nếu chúng ta hành động một cách ngay chính vì yêu mến Cha Thiên Thượng, thì Ngài sẽ thưởng cho chúng ta một cách công khai.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về lúc các em đã cảm thấy được phước vì tìm cách làm điều gì đó làm hài lòng Cha Thiên Thượng chứ không phải là để được người khác thấy.

Xem nhanh lại phần các em tự đánh giá về mình ở đầu bài học và đánh giá các động lực của các em để bố thí, cầu nguyện và nhịn ăn. Hãy cân nhắc xem các em có thể áp dụng những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi như thế nào nhằm có động lực nhiều hơn để làm các hành động tận tụy này hoặc các hành động tận tụy khác đối với Chúa.

Đấng Cứu Rỗi đã ban thêm chỉ dẫn cho dân Nê Phi về việc cầu nguyện. Đọc 3 Nê Phi 13:7, và tìm kiếm xem Chúa đã mô tả như thế nào về các cụm từ được lặp đi lặp lại hoặc tỉ mỉ được bày tỏ một cách không chân thành trong lời cầu nguyện. Từ vô ích có nghĩa là trống rỗng, không suy nghĩ hay không có cảm giác. Việc lặp đi lặp lại câu nói một cách vô ích cũng có thể có nghĩa là lặp đi lặp lại những câu nói giống nhau một cách không suy nghĩ hoặc cầu nguyện mà không có đức tin.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Tại sao các em nghĩ rằng là điều quan trọng để tránh lặp lại những câu nói vô ích trong lời cầu nguyện của chúng ta lên Cha Thiên Thượng?

    2. Các em có thể làm một số điều nào để tránh lặp đi lặp lại những câu nói vô ích khi cầu nguyện?

Đọc 3 Nê Phi 13:8, và tìm kiếm một nguyên tắc Chúa Giê Su Ky Tô đã nói về Cha Thiên Thượng. Các em có thể muốn đánh dấu nguyên tắc này trong thánh thư của các em. Một mục tiêu của những lời cầu nguyện của chúng ta là ″để bảo đảm cho bản thân chúng ta và cho những người khác các phước lành mà Thượng Đế đã sẵn lòng ban cho nếu chúng ta chịu cầu xin các phước lành này trong đức tin” (Bible Dictionary, “Prayer”).

Hình Ảnh
em thiếu niên đang cầu nguyện

Đọc 3 Nê Phi 13:9–15, và suy ngẫm điều Chúa muốn các em học hỏi về những lời cầu nguyện của các em. Hãy nghĩ về những cách để cải thiện những lời cầu nguyện của các em bằng cách áp dụng điều các em đã học được từ những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi.

3 Nê Phi 13:19–24

Chúa Giê Su Ky Tô dạy đám đông dân chúng phải tích trữ của cải ở trên trời

Các em có bao giờ đọc hoặc nghe một câu chuyện về của cải bị mất hoặc được chôn giấu không? Đôi khi trong những câu chuyện này những người đi săn kho tàng cuối cùng cũng đạt được mục tiêu của họ chỉ để thấy rằng kho tàng bị mất tích hoặc không bao giờ hiện hữu. Đọc 3 Nê Phi 13:19–20, và nhận ra hai loại của cải Chúa đã đề cập đến. Những của cải nào trong số những của cải mà Ngài đã phán sẽ luôn luôn ở đó với chúng ta nếu chúng ta tìm kiếm nó?

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Sự khác biệt giữa ″của cải trên thế gian″ và ″của cải trên trời″ là gì?

    2. Từ điều các em học được trong 3 Nê Phi 13:21–24, Đấng Cứu Rỗi đã dạy một số các lẽ thật nào về việc tìm kiếm của cải trên thế gian và của cải trên trời? (Điều này có thể giúp các em hiểu rõ hơn những câu này để biết rằng từ Ma Môn là một thuật ngữ chỉ vật chất thế gian hay của cải).

    3. Việc tìm kiếm của cải trên thế gian có thể làm chúng ta xao lãng việc tìm kiếm của cải trên trời như thế nào?

Đấng Cứu Rỗi đã không dạy rằng tiền bạc hoặc của cải vật chất là xấu xa. Nhưng Ngài đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đặt lòng của chúng ta vào của cải trên trời sẽ tồn tại lâu dài chứ không phải vào của cải thế gian.

Một nguyên tắc chúng ta có thể học được từ 3 Nê Phi 13:19–24 là: Để có được Thượng Đế là chủ của mình, chúng ta phải yêu mến và phục vụ Ngài nhiều hơn những sự việc của thế gian.

Một số ví dụ về việc cố gắng phục vụ Thượng Đế và ma môn cùng một lúc có thể là gì? Tại sao có thể là điều khó để luôn luôn yêu mến và phục vụ Thượng Đế thay vì những sự việc của thế gian? Tại sao đáng bõ công để đặt Thượng Đế lên trước hết?

  1. Đọc các ví dụ sau đây. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy cho biết các em nghĩ người ấy đang phục vụ chủ nào: Thượng Đế hay ma môn (vật chất thế gian).

    1. Một thanh niên từ chối một việc làm mà sẽ đòi hỏi anh ta bỏ các buổi họp trong ngày Chủ Nhật của mình và thay vào đó chọn một việc làm được trả lương thấp hơn nhưng không đòi hỏi anh ta phải làm việc vào ngày Chủ Nhật.

    2. Một thiếu nữ thường xuyên phàn nàn với cha mẹ mình nhu cầu của em ấy để có quần áo mới. Bộ quần áo em ấy muốn thì tốn kém nhiều hơn khả năng gia đình em ấy có thể mua được.

    3. Một thanh niên thường xuyên đóng tiền thập phân với số tiền anh ta nhận được từ công việc làm của mình. Nhưng anh ta sử dụng số tiền thu nhập còn lại của mình để mua các sản phẩm giải trí, kể cả một số phim ảnh và bài hát không thích hợp, và đã không để dành tiền để trả cho công việc truyền giáo hoặc học vấn.

    4. Một thiếu nữ thường xuyên sử dụng một số tiền thu nhập của mình để mua những món quà nhỏ để bày tỏ tình yêu thương của mình đối với những người khác.

3 Nê Phi 13:25–34

Đấng Cứu Rỗi ra lệnh cho mười hai môn đồ phải tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trước khi họ bận tâm về vật chất

Hình Ảnh
Ba Người Nê Phi

Khi họ ra đi phục sự ở giữa dân chúng, Chúa Giê Su Ky Tô đã chỉ thị mười hai môn đồ Nê Phi của Ngài không nên lo lắng về những nhu cầu vật chất của họ về cái ăn cái mặc (xin xem 3 Nê Phi 13:25–31). Đọc 3 Nê Phi 13:32–33, và tìm kiếm điều Đấng Cứu Rỗi đã phán bảo với các môn đồ của Ngài về những nhu cầu vật chất của họ. Ngài đã hứa gì với những người đặt Thượng Đế và vương quốc của Ngài lên trước hết trong cuộc sống của họ?

Một nguyên tắc chúng ta có thể học được từ những câu này có thể là: Nếu chúng ta tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trước hết, thì Ngài sẽ giúp chúng ta lo liệu cho các nhu cầu của chúng ta.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Bằng cách nào một người ″trước tiên tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế″? (3 Nê Phi 13:33).

    2. Chúa đã chăm sóc các nhu cầu của các em trong những phương diện nào khi các em đặt Ngài lên trên hết trong cuộc sống của mình?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã làm chứng về các phước lành đến từ việc đặt Thượng Đế lên trên hết trong cuộc sống của chúng ta (các em có thể muốn viết lời trích dẫn này trên một tờ giấy và giữ nó trong thánh thư các em để xem lại hoặc chia sẻ trong tương lai):

Hình Ảnh
Chủ Tịch Ezra Taft Benson

″Khi chúng ta đặt Thượng Đế lên trên hết, thì tất cả những sự việc khác đều nằm vào chỗ thích hợp hoặc là được loại bỏ ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Tình yêu mến của chúng ta đối với Chúa sẽ chi phối những điều chúng ta ưa thích, những điều chúng ta dành thời giờ, những điều chúng ta theo đuổi, và thứ tự ưu tiên của chúng ta. …

″Chúng ta nên dâng lên Thượng Đế, Cha linh hồn của chúng ta, một điều xuất sắc duy nhất trong cuộc sống của chúng ta” (“The Great Commandment—Love the Lord,” Ensign, tháng Năm năm 1988, 4–5).

Suy ngẫm việc các em hay những người các em biết đã được ban phước như thế nào vì đặt Thượng Đế lên trên hết trong cuộc sống của mình.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 3 Nê Phi–13 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: