Lớp Giáo Lý
Đơn vị 27: Ngày 3, 3 Nê Phi 27


Đơn vị 27: Ngày 3

3 Nê Phi 27

Lời Giới Thiệu

Vào đầu giáo vụ của họ, sau ngày thứ hai Đấng Cứu Rỗi phục sinh hiện đến ở giữa họ, mười hai môn đồ Nê Phi nhóm lại với nhau trong lời cầu nguyện khẩn thiết và nhịn ăn. Chúa Giê Su Ky Tô một lần nữa hiện đến cùng họ và trả lời câu hỏi của họ về tên của Giáo Hội phải là gì. Đấng Cứu Rỗi đã dạy họ rằng Sự Chuộc Tội là thực chất của phúc âm Ngài và rằng qua Sự Chuộc Tội, chúng ta có thể đứng không tì vết trước mặt Ngài nếu chúng ta hối cải, chịu phép báp têm, và kiên trì đến cùng. Ngoài ra, Ngài cũng truyền lệnh cho các môn đồ của Ngài phải sống giống như Ngài.

3 Nê Phi 27:1–12

Chúa dạy mười hai môn đồ rằng Giáo Hội của Ngài phải mang danh Ngài

Hãy tưởng tượng rằng các em muốn bắt đầu một câu lạc bộ hoặc đội thể thao mới. Quyết định rằng các em sẽ lập ra loại câu lạc bộ hoặc nhóm nào, và sau đó chọn một tên cho tổ chức của các em. Viết xuống cả tên lẫn loại tổ chức các em đã chọn:

Hãy suy nghĩ về một số tổ chức các em biết và tên của các tổ chức đó nói lên ý nghĩa gì về mục đích và những người thuộc về các tổ chức đó.

Mười hai môn đồ Nê Phi tiếp tục giảng dạy và làm phép báp têm cho dân chúng. Trong một dịp nọ, họ đã hiệp nhất trong việc nhịn ăn và cầu nguyện khi Đấng Cứu Rỗi đã hiện đến cùng họ một lần nữa (xin xem 3 Nê Phi 27:1–2). Đọc 3 Nê Phi 27:3–7, tìm kiếm câu hỏi mà các môn đồ đã đặt ra và câu trả lời của Đấng Cứu Rỗi. Các em có thể muốn đánh dấu những lý do Chúa Giê Su Ky Tô đã đưa ra để gọi Giáo Hội bằng danh của Ngài.

Tìm kiếm 3 Nê Phi 27:8–10, và đánh dấu những điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy là những điều chỉ ra cho biết về Giáo Hội chân chính của Ngài. Hoàn tất cụm từ sau đây trong sách học của các em để chỉ ra một số tính năng quan trọng của Giáo Hội chân chính:

Giáo Hội chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô là .

Hình Ảnh
Tiêu chí của Giáo Hội

Hãy nghĩ về lý do tại sao là điều quan trọng để Giáo Hội chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô không những mang danh Ngài mà còn được xây dựng trên phúc âm của Ngài nữa (xin xem 3 Nê Phi 27:8–10). Đấng Cứu Rỗi đã hứa với dân Nê Phi rằng nếu Giáo Hội được xây dựng trên phúc âm của Ngài, thì Cha Thiên Thượng sẽ cho thấy những công việc của Ngài trong đó (xin xem 3 Nê Phi 27:10). Suy ngẫm về việc làm thế nào các em đã tự mình thấy Cha Thiên Thượng cho thấy những công việc của Ngài trong Giáo Hội.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết Việc làm một tín hữu của Giáo Hội chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô là quan trọng đối với tôi vì … Sau đó, viết một đoạn ngắn mô tả suy nghĩ của các em về cụm từ đó. Hãy thử gồm vào càng nhiều lý do càng tốt từ điều các em đã biết được trong khi học 3 Nê Phi 27:1–12.

3 Nê Phi 27:13–22

Chúa Giê Su Ky Tô định nghĩa phúc âm của Ngài và dạy điều chúng ta phải làm để đứng không tì vết trước mặt Ngài

Hãy nghĩ về một thời gian mà các em đã bị bắt gặp làm một điều gì đó mà các em biết là sai. Hãy nhớ lại cảm nghĩ của các em khi sự thật về điều các em đã làm được biết đến. Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây: Các em sẽ cảm thấy như thế nào khi đứng trước mặt Chúa để được phán xét nếu các em vẫn còn chưa hối cải một số hành vi sai trái? Các em sẽ cảm thấy như thế nào khi đứng trước mặt Chúa để được phán xét nếu không có cách nào để hối cải bất cứ tội lỗi nào các em đã phạm trong cuộc sống của mình?

Sau khi giảng dạy dân Nê Phi rằng Giáo Hội của Ngài phải được xây dựng trên phúc âm của Ngài, thì Đấng Cứu Rỗi tiếp tục giảng dạy cho họ biết phúc âm của Ngài là gì. Từ phúc âm thực sự có nghĩa là “tin mừng” hoặc “tin lành.” Nhờ phúc âm, chúng ta vẫn còn có tin mừng nếu phạm tội.

  1. Đọc 3 Nê Phi 27:13–16, 19, và tìm kiếm các yếu tố của phúc âm mà là tin mừng cho tất cả chúng ta. Nền tảng phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là Ngài đã làm theo ý muốn của Cha Ngài trong việc hoàn thành Sự Chuộc Tội. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Đấng Cứu Rỗi đã làm chứng cho các môn đồ của Ngài rằng Ngài đến thế gian để làm theo ý muốn của Cha Ngài. Theo 3 Nê Phi 27:14, ý muốn của Cha Thiên Thượng cho Vị Nam Tử Thánh của Ngài là gì?

    2. Vì Đấng Cứu Rỗi đã làm tròn ý muốn của Cha Ngài, nên điều gì có sẵn cho tất cả nhân loại? (xin đặc biệt xem 3 Nê Phi 27:19).

  2. Để giúp các em biết ơn tin mừng trọng đại này, hãy đọc một hoặc nhiều đoạn thánh thư sau đây và viết một lời giải thích ngắn gọn trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về lý do tại sao Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là một tin mừng như vậy: 2 Nê Phi 9:8–10; An Ma 34:14–16; Hê La Man 14:15–18.

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã làm chứng về lý do tại sao phúc âm là tin mừng cho tất cả mọi người: “‘Tin mừng’ là người ta có thể thoát được cái chết và ngục giới, các lỗi lầm và tội lỗi có thể được khắc phục, có hy vọng, có sự giúp đỡ, điều không giải quyết được đã được giải quyết, kẻ thù đã bị chinh phục. Tin mừng là mộ phần của mọi người một ngày nào đó có thể trống rỗng, linh hồn của mọi người có thể được thanh khiết lại, mỗi người con của Thượng Đế có thể trở lại cùng Đức Chúa Cha là Đấng đã ban cho họ sự sống” (“Missionary Work and the Atonement,” Ensign, tháng Ba năm 2001, 8, 10).

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô trong Vườn Ghết Sê Ma Nê

Các em đã bao giờ nghe một người nào đó nói rằng chúng ta cần phải “sống theo phúc âm” không? Khi mội người nào đó mời chúng ta “sống theo phúc âm”, thì họ thường mời chúng ta sống theo các nguyên tắc và tiếp nhận các giáo lễ mời gọi quyền năng Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của chúng ta để chúng ta có thể được cứu. Tra cứu 3 Nê Phi 27:20–21 tìm kiếm điều chúng ta cần phải làm để nhận được tất cả các phước lành của Sự Chuộc Tội và chuẩn bị cho sự phán xét.

  1. Hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các emNếu chúng ta, thì chúng ta sẽ có thể đứng không tì vết trước mặt Chúa Giê Su Ky Tô Hoàn tất cụm từ này bằng cách viết vào một nguyên tắc phúc âm từ 3 Nê Phi 27:20–21 mà chúng ta phải tuân theo để đứng không tì vết trước mặt Chúa. (Các em có thể nhận ra vài nguyên tắc về phần “nếu” của lời phát biểu về nguyên tắc này). Sau đó, trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Tôi có thể làm gì trong cuộc sống của mình ngay bây giờ để “sống theo phúc âm” một cách trọn vẹn hơn để tôi có thể cảm nhận được quyền năng Chuộc Tội và đứng không tì vết trước mặt Thượng Đế vào ngày sau cùng?

Hãy suy ngẫm về sự việc sẽ như thế nào khi một ngày nào đó đứng trước Chúa Giê Su Ky Tô biết rằng các em đã được thanh sạch qua Sự Chuộc Tội của Ngài bằng việc tuân theo các nguyên tắc, lệnh truyền, và giáo lễ của phúc âm Ngài.

3 Nê Phi 27:23–33

Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh cho các môn đồ của Ngài phải giống như Ngài vậy

Hình Ảnh
Đấng Cứu Chuộc Thiêng Liêng

Như đã được ghi nhận vào cuối sách 3 Nê Phi 27, Chúa Giê Su Ky Tô đưa ra những chỉ dẫn cho mười hai môn đồ của Ngài và dạy họ về vai trò của họ với tư cách là các vị lãnh đạo và các phán quan của dân chúng. Đọc 3 Nê Phi 27:27, và tìm kiếm lệnh truyền Ngài đã ban cho các môn đồ để giúp họ làm tròn vai trò của họ một cách ngay chính. Dành ra ít phút và suy nghĩ về những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao là điều quan trọng đối với những người xét xử người khác để phải được giống như Đấng Cứu Rỗi?

  • Xem lại 3 Nê Phi 27:21, Đấng Cứu Rỗi đã truyền lệnh các môn đồ phải làm gì?

  • Mối quan hệ giữa việc làm các công việc của Đấng Cứu Rỗi và trở nên giống như Ngài là gì?

Đọc lại 3 Nê Phi 27:21, 27, và đánh dấu trong thánh thư của các em các từ và cụm từ cho thấy rằng Chúa kỳ vọng các môn đồ của Ngài làm theo các công việc của Ngài và trở nên như Ngài.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em để giúp các em áp dụng những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi là phải được giống như Ngài hơn:

    1. Tôi đã có những cơ hội nào trong ngày hôm qua để được giống như Đấng Cứu Rỗi?

    2. Làm thế nào tôi có thể được giống như Đấng Cứu Rỗi hơn hôm nay?

    3. Tôi có thể làm các công việc nào của Đấng Cứu Rỗi vào ngày mai ở trường học hay ở nhà?

Hình Ảnh
Chủ Tịch Ezra Taft Benson

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy rằng những người cố gắng trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô đạt được sự vĩ đại chân chính: “Người đàn ông đó là vĩ đại nhất, được phước và vui sướng nhất mà có cuộc sống gần giống như mẫu mực của Đấng Ky Tô. Điều này không liên quan gì đến của cải, quyền lực hay uy tín trên thế gian. Cách thử nghiệm thực sự duy nhất về sự vĩ đại, việc được phước, niềm vui là một cuộc sống có thể đến gần như thế nào với việc được giống như Đức Thầy, Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài là con đường đúng, lẽ thật trọn vẹn, và sự sống dồi dào” (“Jesus Christ—Gifts and Expectations,” Ensign, tháng Mười Hai năm 1988, 2).

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 3 Nê Phi 27 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: