Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 24: Ngày 1, 3 Nê Phi 1


Đơn Vị 24: Ngày 1

3 Nê Phi 1

Lời Giới Thiệu

Trước khi rời khỏi xứ, tiên tri Nê Phi (con trai của Hê La Man) trao lại các biên sử cho con trai đầu lòng của ông, là Nê Phi. Những người không tin đã lập mưu sát hại những người trung tín nếu những lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô không được ứng nghiệm trước một ngày nhất định nào đó. Khi Nê Phi nài xin Chúa thay cho những người tin, thì tiếng nói của Chúa đến với ông và tuyên bố rằng điềm triệu về sự giáng sinh của Ngài sẽ được ban cho trong đêm đó. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri của Sa Mu Ên người La Man, khi mặt trời lặn thì không có bóng tối và một ngôi sao mới xuất hiện. Mặc dù các nỗ lực liên tục của Sa Tan để hủy diệt đức tin của dân chúng, ″nhưng … phần đông dân chúng vẫn tin và được cải đạo theo Chúa” (3 Nê Phi 1:22).

3 Nê Phi 1:1–26

Những lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đều được ứng nghiệm, và nhiều dân Nê Phi đã được cải đạo

Hình Ảnh
Ngày Mai Ta Sẽ Đến Với Thế Gian

Hãy nghĩ về một số người trong thánh thư hoặc trong lịch sử Giáo Hội đã hy sinh mạng sống cho phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Các em nghĩ tại sao họ sẵn lòng hy sinh như thế?

Như đã được ghi trong 3 Nê Phi 1, một nhóm dân Nê Phi trung tín đã phải quyết định xem họ có sẵn lòng hy sinh mạng sống để vẫn luôn trung thành với niềm tin của họ không. Chương này bắt đầu bằng cách giải thích rằng Nê Phi đã giao các biên sử thiêng liêng cho con trai của ông, là người cũng được đặt tên là Nê Phi, và sau đó rời khỏi xứ (xin xem 3 Nê Phi 1:1–3). Sau đó chương này kể lại về thử thách đức tin mà nhiều người Nê Phi đã trải qua.

Đọc 3 Nê Phi 1:4–9, và tìm kiếm tình huống khó khăn dân Nê Phi đã gặp phải. Các em sẽ cảm thấy như thế nào nếu các em là Nê Phi và đã đến lúc mà những người tin sắp bị tiêu diệt? Hãy suy ngẫm một lát về lý do tại sao một số người có thể vất vả để luôn trung thành trong tình huống này.

Đọc 3 Nê Phi 1:10–12, và tìm kiếm điều Nê Phi đã làm trong giây phút quan trọng này. Đọc câu trả lời của Chúa cho Nê Phi trong 3 Nê Phi 1:13–14. Các em có thể muốn đánh dấu lời phát biểu trong 3 Nê Phi 1:13 có cho thấy nguyên tắc này: Chúa sẽ làm ứng nghiệm tất cả những lời mà Ngài đã khiến các vị tiên tri của Ngài nói ra.

  1. Hãy thử tưởng tượng điều có thể xảy ra cho Nê Phi ngay sau khi điềm triệu về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi đã được ban ra. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cách các em nghĩ rằng các em sẽ trả lời nếu các em đã ở đó vào lúc đó. Các em nghĩ các em sẽ cảm thấy như thế nào nếu các em là Nê Phi và điềm triệu mới vừa xảy ra?

Đọc 3 Nê Phi 1:4, 14–15, 19–21, và tìm kiếm thêm các cụm từ nào nhấn mạnh đến lòng kiên định của Chúa trong việc làm ứng nghiệm những lời của các vị tiên tri của Ngài. Các em có thể muốn đánh dấu các cụm từ này trong thánh thư của các em. Khi các em đọc 3 Nê Phi 1:14, là điều có thể hữu ích để hiểu rằng Đấng đã phán là Đấng giữ hai vai trò và đang phán từ cả hai quan điểm: với tư cách là Đấng Giê Hô Va (là Cha bởi sự được trao cho thẩm quyền thiêng liêng) và với tư cách là Chúa Giê Su Ky Tô, sắp là Vị Nam Tử hữu diệt của Thượng Đế.

Để xem có bao nhiêu lời tiên tri về sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi đã được ứng nghiệm, hãy viết lời tiên tri ban cho Sa Mu Ên người La Man ở cột bên trái của biểu đồ sau đây. Sau đó viết câu từ 3 Nê Phi 1 và một phần mô tả ngắn gọn về sự ứng nghiệm của điều đó trong cột bên phải.

Những Lời Tiên Tri của Sa Mu Ên Người La Man

Sự Ứng Nghiệm

Lời tiên tri thứ nhất (Hê La Man 14:3–4):

3 Nê Phi 1:

Lời tiên tri thứ hai (Hê La Man 14:5):

3 Nê Phi 1:

Lời tiên tri thứ ba (Hê La Man 14:6):

3 Nê Phi 1:

Lời tiên tri thứ tư (Hê La Man 14:7):

3 Nê Phi 1:

Khi các em đọc 3 Nê Phi 1:16–18, hãy lưu ý đến cách phản ứng của kẻ tà ác khi các điềm triệu xảy ra. Các em có thể muốn đánh dấu một số phản ứng của họ. Chúng ta học được trong 3 Nê Phi 1:18 rằng một số người ″bắt đầu thấy sợ hãi vì sự bất chính và sự chẳng tin của mình.″ Suy ngẫm về câu hỏi sau đây: Tội lỗi và sự không tin dẫn đến nỗi sợ hãi như thế nào?

Đọc 3 Nê Phi 1:22–23, và tìm kiếm điều mà quỷ dữ cố gắng làm sau khi các điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa đã được ban ra. Hoàn tất lời phát biểu sau đây để cho thấy nguyên tắc các em tìm thấy trong câu 22: Khi đối phó với những điều dối trá của Sa Tan, chúng ta có thể chọn .

Giám Trợ Richard C. Edgley, là người đã phục vụ trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, đã đưa ra lời khuyên bảo về cách phản ứng của chúng ta trong cuộc thử thách đức tin của mình. Đánh dấu bất cứ từ hoặc cụm từ nào của ông mà khuyến khích các em chọn để tin bất chấp Sa Tan có thể cám dỗ các em với những nỗi nghi ngờ:

Hình Ảnh
Giám Trợ Richard C. Edgley

″Vì những xung đột và thử thách mà chúng ta đối phó trên thế gian ngày nay, tôi xin đề nghị một sự lựa chọn giản dị—một sự lựa chọn để có được bình an và bảo vệ và một sự lựa chọn điều gì thích hợp cho tất cả. Sự lựa chọn đó là đức tin. Hãy biết rằng đức tin không phải là một ân tứ được ban cho không mà không cần có ý nghĩ, ước muốn hoặc bỏ ra nỗ lực. … Đấng Cứu Rỗi phán: ′Hãy đến cùng ta’ (Ma Thi Ơ 11:28) và ′Hãy gõ cửa, sẽ mở cho′ (Ma Thi Ơ 7:7). Đây là những động từ chỉ hành động—đến, gõ. Đây là những sự lựa chọn. Vậy nên, tôi nói rằng hãy chọn đức tin. Hãy chọn đức tin thay vì nỗi nghi ngờ; hãy chọn đức tin thay vì sợ hãi; hãy chọn đức tin thay vì điều không biết và không thấy; và hãy chọn đức tin thay vì tính bi quan. …

“… Khi lý luận, lý lẽ hoặc trí tuệ con người trở thành mâu thuẫn với những điều giảng dạy và giáo lý thiêng liêng … thì hãy chọn đừng liệng hạt giống [đức tin] ra ngoài vì lòng không tin tưởng. Hãy nhớ, chúng ta không nhận được sự làm chứng cho đến khi đức tin của chúng ta đã được thử thách (xin xem Ê The 12:6)” (“Đức Tin—Sự Lựa Chọn Là của Các Anh Chị Em,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2010, 31–33).

  1. Quỷ dữ khuyến khích những điều dối trá và lừa gạt nào ngày nay để cố gắng làm cho dân chúng cứng lòng đối với lẽ thật? Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em điều các em có thể làm để duy trì đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài ngay cả khi quỷ dữ cố gắng làm cho các em nghi ngờ đức tin của chính mình.

Đọc 3 Nê Phi 1:24–25, và nhận ra thêm một thử thách mà một số người tin gặp phải. Suy ngẫm điều các em có thể học hỏi từ phản ứng của những người này khi họ biết là họ đã sai.

3 Nê Phi 1:27–30

Những người dân Nê Phi ly khai và một số thanh niên người La Man nhập bọn với bọn cướp Ga Đi An Tôn

Một vài năm sau khi các điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đã được ban ra, thì một số dân Nê Phi ly khai bắt đầu có ảnh hưởng đến khả năng của những người trung tín để đứng vững trong phúc âm. Làm thế nào các em có thể đứng vững trong phúc âm, ngay cả ở giữa các cuộc tấn công Giáo Hội trong thời kỳ chúng ta? Đọc 3 Nê Phi 1:27–30, và tìm kiếm xem ″thế hệ đang vươn lên″ của dân La Man đã có một ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với đức tin của những người khác.

Hãy lưu ý rằng nhiều thanh niên người La Man “trở thành … tự chủ” (3 Nê Phi 1:29 và rời xa phúc âm. Chị Kathleen H. Hughes, là người đã phục vụ trong chủ tịch đoàn trung ương Hội Phụ Nữ, đề nghị một ý nghĩa của cụm từ “họ trở thành những thanh niên tự chủ”: Điều này đối với tôi có ngụ ý là họ lưu ý đến bản thân của họ trước hết và đam mê những dục vọng mà các vị tiên tri đã cảnh báo họ phải tránh. Họ nhượng bộ cám dỗ và những điều lôi cuốn của Sa Tan” (“Grow Up unto the Lord,” Ensign, tháng Hai năm 2010, 18).

Các em có thể muốn viết trong thánh thư của các em nguyên tắc sau đây bên cạnh 3 Nê Phi 1:29–30 hoặc trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Nếu chúng ta nhượng bộ cám dỗ, thì tấm gương của chúng ta có thể có một ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin và sự ngay chính của những người khác.

  1. Để giúp các em hiểu nguyên tắc này có liên quan đến các em như thế nào, hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Khi nào các em đã chứng kiến một tấm gương về nguyên tắc trên? Làm thế nào các em có thể vẫn trung tín mặc dù những người xung quanh các em chọn không trung tín?

    2. Mặc dù là điều quan trọng để biết rằng tấm gương của chúng ta có thể có một ảnh hưởng tiêu cực đến những người khác, nhưng cũng rất quan trọng để nhớ rằng tấm gương của chúng ta có thể giúp củng cố một người nào khác. Khi nào các em đã nhìn thấy ″thế hệ đang vươn lên,″ hoặc giới trẻ của Giáo Hội ngày nay có một ảnh hưởng tích cực đến đức tin của những người khác?

  2. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy lập một bản liệt kê một số cách mà các em có thể có ảnh hưởng tích cực đến đức tin của những người trong gia đình, tiểu giáo khu hoặc chi nhánh, hay bạn bè của các em. Chọn hai ý nghĩ từ bản liệt kê của các em, và ghi lại một cách cụ thể điều các em sẽ làm để làm được điều này.

  3. Viết điều như sau ở dưới cùng trong bài tập của ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 3 Nê Phi 1 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: