Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 7: Ngày 1, 2 Nê Phi 11–16


Đơn Vị 7: Ngày 1

2 Nê Phi 11–16

Lời Giới Thiệu

Tiên tri Ê Sai sống khoảng 100 năm trước thời Nê Phi. (Ê Sai bắt đầu tiên tri khoảng trước năm Trước Công Nguyên và tiếp tục tiên tri trong hơn 40 năm, cho đến năm 701 Trước Công Nguyên; xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ê Sai.”) Trong nhiều cách, Nê Phi có thể đã có cùng những cảm nghĩ ngưỡng mộ và yêu mến Ê Sai mà ngày nay chúng ta dành cho Tiên Tri Joseph Smith. Chúng tôi biết từ những bài viết của Nê Phi rằng ông “rất vui thích” trong lời của Ê Sai (xin xem 2 Nê Phi 11:2). Như được ghi trong 2 Nê Phi 12–16, Nê Phi đã trích dẫn từ những bài viết của Ê Sai, được tìm thấy trên các bảng khắc bằng đồng. Những bài viết này đã mô tả tính kiêu ngạo và sự tà ác của Y Sơ Ra Ên thời xưa và những sự phán xét chờ đợi họ. Ê Sai cũng đã kể lại khải tượng của ông về Chúa, trong đó ông đã được tẩy sạch tội lỗi của mình.

2 Nê Phi 11:1–8

Nê Phi vui thích trong chứng ngôn của Ê Sai về Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy nghĩ về một thời gian mà các em có ấn tượng với chứng ngôn của một người nào đó về Đấng Cứu Rỗi. Đọc 2 Nê Phi 11:2–3, và nhận ra kinh nghiệm nào mà mỗi người Nê Phi, Gia Cốp, và Ê Sai đã có với Chúa Giê Su Ky Tô.

Chúa kêu gọi các vị tiên tri để làm chứng về Ngài. Bằng cách hoc các chứng ngôn của các nhân chứng của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể củng cố đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hân hoan nơi Ngài.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết những những suy nghĩ của các em về lý do tại sao các em nghĩ rằng là điều quan trọng để có được một nhân chứng về Chúa Giê Su Ky Tô từ nhiều vị tiên tri.

Tìm kiếm bốn lần Nê Phi đã nói: “tâm hồn tôi hân hoan” trong 2 Nê Phi 11:4–6. Các em có thể muốn đánh dấu những câu nói này trong thánh thư của các em.

“Hân hoan” nơi một điều gì đó gợi ý rằng một người vui thích điều đó rất nhiều và điều đó mang lại nhiều niềm vui.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em ba hoặc nhiều lời phát biểu hơn nói về “tâm hồn tôi hân hoan” tượng trưng cho những yếu tố của phúc âm mà các em vui thích. Giải thích lý do tại sao mỗi lời phát biểu này mang đến cho các em niềm vui.

Đọc 2 Nê Phi 11:8, và viết điều mà Nê Phi đã hy vọng các em sẽ có được từ việc học những bài viết của Ê Sai.

2 Nê Phi 12:1–5

Ê Sai tiên tri rằng một ngôi đền thờ sẽ được thành lập trong những ngày sau cùng

Hãy tưởng tượng ra một ngọn núi lớn. Các em có thể nghĩ ra bất cứ sự so sánh nào có thể có giữa một ngọn núi và một ngôi đền thờ không?

Đọc 2 Nê Phi 12:2–3, 5, hãy tìm kiếm điều Thượng Đế đã hứa để thiết lập trong những ngày sau cùng. Từ “núi của nhà Chúa” có nghĩa là đền thờ của Chúa. Theo những câu này, các phước lành nào sẽ đến từ nhà của Chúa trong những ngày sau cùng?

Hình Ảnh
Các ngọn tháp hình chóp của Đền Thờ Salt Lake

Các em có thể muốn viết trong thánh thư của các em một điều gì đó giống như thế này: Thượng Đế đã thiết lập các đền thờ để giảng dạy chúng ta về các đường lối của Ngài và để giúp chúng ta đi trong các nẻo của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 12:3).

  1. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Đền thờ giúp chúng ta bước đi theo đường lối của Chúa như thế nào?

    2. Làm thế nào các em có thể tự chuẩn bị để bước vào đền thờ?

2 Nê Phi 12–15

Bài học này sẽ không đưa ra những giúp đỡ chi tiết để hiểu 2 Nê Phi 12–15. Tuy nhiên, khi các em đọc và suy ngẫm những chương này trong khi đọc Sách Mặc Môn, hãy tìm kiếm những hậu quả của tính kiêu ngạo và tội lỗi. Phần bình luận, hoặc giải thích sau đây cũng sẽ giúp các em trong việc đọc sách của mình:

2 Nê Phi 12:6–18.Hãy đặc biệt lưu ý đến tất cả các phần nói về việc thờ thần tượng, cũng như những lời nói và hình ảnh cho thấy tính kiêu ngạo—ví dụ, ngạo mạn, kiêu kỳ, tự hào, tự đắc,hách dịch. Điều này sẽ giúp các em hiểu tại sao những sự đoán phạt nghiêm trọng như vậy đã chờ đợi những người này.

2 Nê Phi 12:9–11. “Kẻ hèn” (câu 9) đề cập đến người đàn ông bình thường hoặc tầm thường. Cả “kẻ hèn” lẫn “người sang,” nếu họ kiêu ngạo thì sẽ hạ mình vào Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem câu 11).

2 Nê Phi 12:12–13. “Ngày của Chúa” là một cụm từ ám chỉ lúc phán xét. Ngày Tái Lâm của Đấng Ky Tô sẽ là một “ngày của Chúa” khi người tà ác sẽ bị hủy diệt.

2 Nê Phi 13–14. Câu thánh thư 2 Nê Phi 13 là sự tiếp nối cuộc thảo luận của Ê Sai về điều sẽ xảy ra nếu dân Y Sơ Ra Ên vẫn tiếp tục sống trong sự tà ác của họ. Ê Sai đã gọi các phụ nữ Y Sơ Ra Ên là “những con gái Si Ôn” (câu 16), cho thấy rằng họ là con cái của giao ước. Ê Sai so sánh họ với một người phụ nữ kiêu ngạo đang bị Chúa nguyền rủa, và tất cả các đồ trang sức và đồ trang điểm khác trên thân thể của họ bị lấy đi (xin xem 2 Nê Phi 13:16–26). Ngược lại, 2 Nê Phi 14 bao gồm phần mô tả của Ê Sai về điều sẽ xảy ra nếu những con gái Si Ôn hạ mình, hối cải, và tìm đến Chúa.

Hình Ảnh
Ê Sai

2 Nê Phi 15:8–22.Từ khốn thay ám chỉ tình trạng nỗi buồn sâu thẳm. Ê Sai đã sử dụng từ này sáu lần trong những câu này khi ông nhận ra tội lỗi của dân Y Sơ Ra Ên. Ê Sai biết rằng nếu dân Y Sơ Ra Ên không hối cải thì những hậu quả của tội lỗi của họ sẽ mang lại nỗi buồn thảm sâu thẳm—nhất là vào lúc phán xét. Nếu Ê Sai là một vị tiên tri trên thế gian ngày nay, thì ông có thấy cùng một loại tội lỗi mà ông đã thấy ở giữa dân Y Sơ Ra Ên không?

  1. Đọc 2 Nê Phi 15:20. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một số cách thức mà con người ngày nay gọi điều tốt là xấu, hoặc gọi điều xấu là tốt.

2 Nê Phi 16:1–8

Ê Sai được kêu gọi để phục vụ với tư cách là một vị tiên tri

Những bài viết của Ê Sai đầy dẫy những biểu tượng. Biểu tượng là một cách Chúa dạy chúng ta về các nguyên tắc phúc âm. Như đã được ghi trong 2 Nê Phi 16, Ê Sai mô tả kinh nghiệm của ông về việc nhìn thấy Chúa. Khi các em đọc 2 Nê Phi 16, hãy ghi nhớ các biểu tượng sau đây và những điều có thể là ý nghĩa của chúng:

Sê Ra Phin: Các thiên sứ ở nơi hiện diện của Thượng Đế. Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng ″một thiên sứ của Thượng Đế không bao giờ có cánh” (History of the Church, 3:392). Đôi cánh của các thiên sứ tượng trưng cho quyền năng của họ để di chuyển và hành động.

Khói: Có thể chỉ sự hiện diện của Chúa (xin xem Khải Huyền 15:8).

Môi dơ dáy: Sự không xứng đáng.

Than lửa đỏ (lửa): Chất thanh tẩy, giống như quyền năng thanh tẩy của Đức Thánh Linh.

Bàn thờ: Theo nghĩa đen, một bàn thờ là nơi dâng hiến các của lễ hy sinh. Ở đây điều này có thể ám chỉ sự hy sinh do Chúa Giê Su Ky Tô thực hiện thay cho chúng ta—Sự Chuộc Tội.

  1. Đọc 2 Nê Phi 16:1–7, và ghi lại trong nhật ký học thánh thư của các em những câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau đây:

    1. Một trong số các Sê Ra Phin đã nói gì về Chúa Muôn Quân?

    2. Các em nghĩ Ê Sai có ý nói gì khi ông nói: “Khốn thay cho tôi! Xong đời tôi rồi; vì tôi là người có môi dơ dáy”? Điều gì đã làm cho ông đột nhiên cảm thấy như vậy? (3 Nê Phi 27:19 có thể đưa ra một đề nghị).

    3. Điều gì đã xảy ra làm thay đổi cảm nghĩ của Ê Sai về sự không xứng đáng?

    4. Làm thế nào kinh nghiệm này đã chuẩn bị cho Ê Sai đi ra ngoài ở giữa dân chúng và giảng dạy sự hối cải?

Một trong các lẽ thật lớn lao được giảng dạy trong sự kêu gọi của Ê Sai là chúng ta có thể được thanh tẩy khỏi sự không xứng đáng của mình qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm về thời gian khi các em cảm nhận được quyền năng thanh tẩy của Sự Chuộc Tội trong cuộc sống của mình.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 11–16 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: