Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 31: Ngày 2, Mô Rô Ni 1–5


Đơn Vị 31: Ngày 2

Mô Rô Ni 1–5

Lời Giới Thiệu

Sau khi hoàn tất phần tóm lược các bảng khắc của Ê The, Mô Rô Ni giải thích rằng ông “định không viết thêm gì nữa” (Mô Rô Ni 1:1). Tuy nhiên, ông được bảo tồn để “viết thêm vài điều, mà có lẽ sẽ có giá trị” đối với những người trong những ngày sau cùng (Mô Rô Ni 1:4). Mô Rô Ni 1–5 khẳng định lòng trung tín của Mô Rô Ni đối với Chúa Giê Su Ky Tô. Họ cũng phác thảo những chỉ dẫn về các giáo lễ quan trọng của phúc âm, kể cả việc điều hành Tiệc Thánh.

Mô Rô Ni 1

Mô Rô Ni đi lang thang vì sự an toàn của cuộc sống của ông và tiếp tục bài viết của mình

Anh Cả David E. Sorenson, một thành viên danh dự thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, kể câu chuyện sau đây về một thiếu nữ trẻ có can đảm để bênh vực niềm tin của mình:

“Cháu gái của tôi là Jennifer được rủ đi ăn tối và xem phim với một vài người bạn học của nó. Các bạn gái đều đồng ý về cuốn phim mà họ sắp xem, và Jennifer cảm thấy thoải mái để đi xem. Tuy nhiên, trong lúc đang ăn, một bạn gái đã đi mua vé xem phim cho nhóm và trở lại với mấy cái vé cho một cuốn phim khác chứ không phải cho cuốn phim đã định! Người bạn gái này nói: ‘Phim hay lắm, và đó là phim xếp loại R dành cho người lớn.’

“Jennifer ngạc nhiên, không thể ngờ là tình hình đã thay đổi quá nhanh chóng như thế. Nhưng may thay, nó đã quyết định trước khi nó bị lâm vào tình trạng như thế này là nó sẽ không xem phim xếp loại R dành cho người lớn. Nó đã có thể kiên quyết và nói với các bạn của mình: ‘Mình không thể đi xem phim xếp loại R dành cho người lớn được. Cha mẹ mình sẽ không bằng lòng.’ Các bạn gái khác trả lời: ‘Ồ, cứ đi đi! Cha mẹ của bạn sẽ không bao giờ biết đâu!’ Trước sự việc đó, Jennifer nói tiếp: ‘Thực sự, việc cha mẹ mình có biết không thì không quan trọng. Mình chỉ không đi xem phim xếp loại R dành cho người lớn thôi!’

“Các bạn của nó tức giận và cố gắng làm thay đổi quyết định của nó. Họ bảo nó ‘đã làm hỏng cuộc vui.’ Khi nó không đầu hàng, thì họ ném vé và tiền thối lại vào mặt nó và bỏ nó lại để họ đi xem phim R dành cho người lớn. Đó là một đêm cô đơn đối với nó vì bị bạn bè bỏ rơi. Nhưng đó là một giây phút quan trọng đối với Jennifer và gia đình của chúng tôi. Nó đã có được lòng tự tin, tự trọng, và quyền năng thuộc linh” (“Các Anh Em Chớ Đùa với Rắn Chuông,” Ensign, tháng Năm năm 2001, 42).

Đọc Mô Rô Ni 1:1–3, và tìm kiếm việc Mô Rô Ni đã đứng một mình vì niềm tin của ông như thế nào. Mô Rô Ni và cháu gái của Anh Cả Sorensen đã nêu gương, trong đó các cá nhân có thể chọn để bênh vực cho điều mà họ biết là đúng. Mỗi ngày các em cũng có thể đưa ra những quyết định dường như nhỏ mà cho thấy đức tin, sự vâng lời và ước muốn của các em để noi theo Đấng Ky Tô Ky Tô.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về một lúc mà các em đã chọn để bênh vực cho niềm tin của mình hoặc để cho thấy đức tin của các em qua sự vâng lời.

Hãy suy nghĩ về cách các em có thể bênh vực niềm tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô một cách hiệu quả hơn. Đọc Mô Rô Ni 1:4 để khám phá ra lý do tại sao Mô Rô Ni đã chọn để viết thêm. Chúng ta có thể học được điều gì từ tấm gương và động cơ thúc đẩy của Mô Rô Ni để viết thêm cho con cháu của những người tìm kiếm cuộc sống của mình? Các em có thể viết điều gì cho con cháu của mình mà sẽ là một phước lành cho họ? Khi các em học Mô Rô Ni 2–5, hãy xem xét những điều Mô Rô Ni đã chọn để viết là “có giá trị” cho các em như thế nào (Mô Rô Ni 1:4).

Mô Rô Ni 2

Mô Rô Ni ghi lại những chỉ dẫn về việc truyền giao ân tứ Đức Thánh Linh

Hãy nghĩ về kinh nghiệm của các em được xác nhận là tín hữu của Giáo Hội và được đặt tay trên đầu mình để các em có thể nhận được ân tứ Đức Thánh Linh. Các em nhớ điều gì về giáo lễ này? Đọc Mô Rô Ni 2:1–3, và xem xét ân tứ Đức Thánh Linh đã là một phước lành trong cuộc sống của các em như thế nào.

Một lẽ thật phúc âm đã được giảng dạy trong các câu này là như sau: Các tín hữu xứng đáng nắm giữ thẩm quyền chức tư tế thích hợp có thể ban ân tứ Đức Thánh Linh cho các tín hữu đã được báp têm bằng phép đặt tay.

Mô Rô Ni 3

Mô Rô Ni ghi lại những chỉ dẫn về việc sắc phong cho các cá nhân các chức phẩm của chức tư tế

Các em có bao giờ thấy một hồ sơ về dòng dõi thẩm quyền chức tư tế của một người nào đó không? Hồ sơ này cho thấy ai đã sắc phong chức tư tế cho một cá nhân và trước kia ai đã sắc phong cho người đó và cứ tiếp tục như vậy trở ngược lại tới Chúa Giê Su Ky Tô. Có lẽ các em có một bản sao về dòng dõi thẩm quyền chức tư tế của mình hoặc đã thấy dòng dõi thẩm quyền chức tư tế của một người anh hay cha mình. Hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của việc có thể truy nguyên dòng dõi thẩm quyền thẳng tới Chúa Giê Su Ky Tô khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

“Hẳn nhiên, hành động với thẩm quyền thiêng liêng đòi hỏi nhiều hơn chỉ là tờ hợp đồng giữa con người với nhau. Thẩm uqyền này không thể do qua trình huấn luyện thần học hoặc một sự ủy quyền từ giáo đoàn. Không, trong công việc do Thượng Đế cho phép làm, thì cần phải có quyền năng lớn lao hơn quyền năng đã có của những người trong giáo đường, ngoài đường phố, hoặc trong các lớp giáo lý—một sự kiện mà nhiều người chân thành đi tìm tôn giáo đã biết và đã công khai nhìn nhận trong nhiều thế hệ dẫn đến Sự Phục Hồi. …

“… Chúng ta trong Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô có thể truy nguyên dòng dõi thẩm quyền của chức tư tế mà được người thầy trợ tế mới nhất sử dụng trong tiểu giáo khu, vị giám trợ là người chủ tọa thầy trợ tế ấy, và vị tiên tri là người chủ tọa tất cả chúng ta. Dòng dõi đó đi ngược lại chuỗi hệ thống liên tục đến các thiên sứ phục sự là những người đến từ chính Vị Nam Tử của Thượng Đế, mang ân tứ có một không hai này từ thiên thượng” (“Điểm Nổi Bật Nhất của Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2005, 44).

Mỗi người nhận được chức tư tế A Rôn hoặc Mên Chi Xê Đéc cũng được sắc phong chức phẩm chức tư tế mà gồm có một số bổn phận. Đọc Mô Rô Ni 3:1–4, và tìm kiếm cách các cá nhân được sắc phong chức phẩm chức tư tế, kể cả chức phẩm thầy tư tế hoặc thầy giảng.

Các em có thể muốn viết lẽ thật sau đây trong quyển thánh thư của mình bên cạnh những câu này: Các cá nhân được sắc phong chức phẩm chức tư tế bằng phép đặt tay bởi những người có thẩm quyền.

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ tại sao là điều cần thiết đối với một cá nhân để được sắc phong cho chức phẩm chức tư tế bởi một người đã nắm giữ chức tư tế rồi không?

    2. Việc có được thẩm quyền của chức tư tế trong Giáo Hội hay trong gia đình của các em có giá trị như thế nào đối với các em?

Mô Rô Ni 4–5

Mô Rô Ni giải thích Tiệc Thánh được thực hiện như thế nào

Hình Ảnh
bánh và nước trên bàn Tiệc Thánh
  1. Hãy nghĩ về những biểu tượng của Tiệc Thánh và về những kinh nghiệm của các em khi dự phần Tiệc Thánh. Sau đó làm điều sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Bằng hết khả năng của mình, hãy viết ra từ trí nhớ một trong số những lời cầu nguyện Tiệc Thánh, cho bánh hoặc cho nước.

    2. Sau khi xem lại những lời cầu nguyện thiêng liêng này (xin xem Mô Rô Ni 4:3; 5:2) và kiểm lại xem những điều các em đã viết trong phần đầu tiên của bài tập này, hãy viết về một phần của một trong số những lời cầu nguyện Tiệc Thánh là nổi bật đối với các em, và giải thích lý do tại sao phần đó của lời cầu nguyện quan trọng đối với các em.

Mô Rô Ni gồm những lời cầu nguyện cho việc thực hiện Tiệc Thánh trong biên sử của ông vì ông cảm thấy những lời này sẽ có “giá trị” cho con người vào “một ngày nào đó trong tương lai” (Mô Rô Ni 1:4). Đọc Mô Rô Ni 4:1–3 và 5:1–2, và nhận ra các cụm từ nào giải thích về biểu tượng của bánh và nước Tiệc Thánh. Khi các em đọc, là điều có thể hữu ích để nhớ rằng ngày nay Giáo Hội sử dụng nước trong Tiệc Thánh thay vì rượu do một điều mặc khải được ban cho Tiên Tri Joseph Smith (xin xem GLGƯ 27:2).

Tóm lược mục đích của Tiệc Thánh bằng cách hoàn tất lời phát biểu này: Các biểu tượng của Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ .

Suy ngẫm lý do tại sao thể xác và máu của Đấng Cứu Rỗi là quan trọng đối với các em.

Nỗi đau đớn thể xác, cái chết và Sự Phục Sinh của thể xác của Đấng Cứu Rỗi và nỗi đau khổ tinh thần mãnh liệt của Ngài, được cho thấy qua sự đổ máu của Ngài, có thể mang đến một sự xá miễn tội lỗi cho tất cả những người sử dụng đức tin nơi Ngài và hối cải. Các biểu tượng của Tiệc Thánh giúp chúng ta nhớ tới Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  1. Trả lời một hoặc cả hai câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Việc chân thành suy ngẫm về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi trong thời gian Tiệc Thánh đã giúp hoặc củng cố phần thuộc linh của các em như thế nào?

    2. Các em có thể làm gì để tập trung nhiều hơn vào việc tưởng nhớ tới Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi trong thời gian Tiệc Thánh?

Để giúp các em hiểu điều các em hứa sẽ làm khi các em dự phần Tiệc Thánh, hãy xem lại Mô Rô Ni 4:3 và hoàn tất biểu đồ sau đây:

Tôi giao ước để làm điều gì

Tôi nghĩ gi về ý nghĩa của việc tuân giữ phần này của giao ước

Tôi có thể làm điều gì để tuân giữ kỹ hơn phần này của giao ước

1.

2.

3.

Chúng ta cũng học từ Mô Rô Ni 4:3 rằng khi trung tín tuân giữ phần vụ của mình trong giao ước Tiệc Thánh, thì chúng ta có thể luôn luôn có được Thánh Linh của Chúa ở cùng chúng ta.

Khi các em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, thì hãy nghĩ về việc các em đã cảm nhận được ân tứ Đức Thánh Linh như thế nào trong những cách ông đề cập đến: “Thánh Linh của Chúa có thể là Đấng hướng dẫn của chúng ta và sẽ ban phước cho chúng ta với sự chỉ dẫn, hướng dẫn, và sự bảo vệ thuộc linh trong cuộc sống hữu diệt của chúng ta” (“Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở Cùng Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 31).

Suy ngẫm về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi khi các em dự phần Tiệc Thánh vào ngày Chủ Nhật. Cố gắng tuân giữ các phần của giao ước mà các em đã nhận ra trong biểu đồ để các em luôn có thể có được Thánh Linh của Chúa ở cùng các em.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Rô Ni 1–5 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: