Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 30: Ngày 1, Ê The 4–5


Đơn Vị 30: Ngày 1

Ê The 4–5

Lời Giới Thiệu

Chúa truyền lệnh cho Mô Rô Ni viết và sau đó niêm phong biên sử của mình về khải tượng của anh của Gia Rết. Mô Rô Ni giải thích rằng những bài viết này sẽ được tiết lộ khi loài người có nhiều đức tin như anh của Gia Rết. Ngoài ra, Mô Rô Ni đã tiên tri rằng ba nhân chứng sẽ làm chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn trong những ngày sau.

Ê The 4:1–7

Mô Rô Ni ghi lại và niêm phong truyện ký đầy đủ về khải tượng của anh của Gia Rết

Hãy nghĩ về một vật đặc biệt quý báu đối với các em hay gia đình của các em mà các em có thể muốn giữ xa tầm tay của trẻ nhỏ. Một đứa trẻ cần phải học hoặc làm gì trước khi các em có thể tin cậy nó với vật đó?

Tương tự như vậy, Chúa có những lẽ thật quý báu Ngài muốn chia sẻ với chúng ta, nhưng Ngài đợi cho đến khi chúng ta sẵn sàng để nhận các lẽ thật này. Khi các em học Ê The 4, hãy tìm kiếm điều Mô Rô Ni đã dạy mà có thể giúp các em chuẩn bị nhận được lẽ thật lớn lao hơn và sự hướng dẫn từ Chúa.

Như các em đọc trong Ê The 3, Chúa đã cho anh của Gia Rết thấy một khải tượng về tất cả các dân cư trên thế gian—trong quá khứ, hiện tại và tương lai—và tất cả mọi thứ liên quan đến thế gian. Lúc bấy giờ, anh của Gia Rết được truyền lệnh phải viết điều ông đã thấy và niêm phong những bài viết của ông. Đọc Ê The 4:4–5, và tìm kiếm phần mô tả của Mô Rô Ni về điều mà anh của Gia Rết đã được cho thấy. Mô Rô Ni viết về điều anh của Gia Rết đã thấy và cũng đã được Chúa truyền lệnh phải niêm phong khải tượng đó để được ra đời theo kỳ định của Chúa. Khải tượng mà những câu này đề cập đến được gồm vào trong điều thường được gọi là phần được niêm phong của Sách Mặc Môn.

Mô Rô Ni đã tiên tri về các điều kiện cần phải có trước khi điều mặc khải được ban cho anh của Gia Rết sẽ được tiết lộ. Các em có thể muốn đánh dấu các điều kiện này trong Ê The 4:6–7.

  1. Để giúp các em suy ngẫm về ý nghĩa của “thực hành đức tin nơi [Chúa], như anh của Gia Rết đã làm” (Ê The 4:7), hãy ôn lại Ê The 1–3 và liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em những cách mà anh của Gia Rết đã cho thấy đức tin và sự tin cậy nơi Chúa. Cũng hãy chọn và mô tả một trong những tấm gương này mà làm các em cảm kích nhất và giải thích tại sao.

Cũng giống như các em sẽ tin cậy một đứa trẻ với một vật đặc biệt quý báu chỉ với một vài điều kiện nào đó, Chúa chia sẻ thêm những lẽ thật với con cái của Ngài chỉ khi nào chúng ta cho thấy sự sẵn sàng của mình về phần thuộc linh, tin tưởng vào các lẽ thật quý báu mà Ngài đã mặc khải, và sử dụng đức tin nơi Ngài.

Ê The 4:8–19

Mô Rô Ni dạy điều chúng ta phải làm để nhận được thêm sự mặc khải

Nhìn vào bất cứ tấm màn cửa sổ nào trong căn phòng các em đang ở trong đó. Hãy suy nghĩ về các màn cửa sổ giới hạn như thế nào những gì các em có thể nhìn thấy được.

Mô Rô Ni sử dụng biểu tượng của một tấm màn, tương tự như một tấm màn che cửa sổ, để giảng dạy các nguyên tắc chi phối việc mỗi người chúng ta có thể nhận được sự mặc khải như thế nào. Đọc Ê The 4:15, và tìm thấy cụm từ gồm có từ tấm màn. Hãy lưu ý rằng Mô Rô Ni so sánh sự vô tín ngưỡng với một tấm màn. Về những phương diện nào sự vô tín ngưỡng giống như một tấm màn?

Có thể là điều hữu ích để hiểu rằng từ xé rách trong Ê The 4:15 có nghĩa là làm rách. Hãy tưởng tượng điều đó sẽ như thế nào nếu các em có thể xé rách được tấm màn giữa các em và sự hiểu biết về Chúa.

Hình Ảnh
tấm màn bị xé rách ở giữa

Mô Rô Ni đã mô tả những điều mà giúp “xé rách được tấm màn vô tín ngưỡng” và cho phép chúng ta nhận được thêm sự mặc khải. Ông bắt đầu bằng cách cảnh báo thái độ mà ngăn cản chúng ta nhận được thêm sự mặc khải. Đọc Ê The 4:8, và đánh dấu điều sẽ làm cho Chúa phải giữ lại sự mặc khải và “cho thấy những điều vĩ đại hơn.”

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ “chống lại lời của Chúa” có nghĩa là gì? (Ê The 4:8).

    2. Một người trẻ tuổi ngày nay có thể “chống lại lời của Chúa” bằng một số cách nào?

Mô Rô Ni gồm vào những lời của Chúa để mô tả cách nhận được thêm sự mặc khải từ Ngài. Tìm kiếm Ê The 4:11, 13–15, và đánh dấu các cụm từ dạy điều chúng ta phải làm để mời sự mặc khải của Chúa đến và cách Ngài sẽ đáp ứng nếu chúng ta làm những điều này.

Các em học được những nguyên tắc nào liên quan đến sự mặc khải và cách mời sự mặc khải đó vào cuộc sống của các em từ những câu này? Các em có thể muốn viết một nguyên tắc các em học được từ những câu này trong thánh thư của mình bên cạnh Ê The 4:11.

Một nguyên tắc quan trọng chúng ta có thể học được từ lời khuyên dạy của Chúa là khi chúng ta sử dụng đức tin lớn lao nơi lời của Chúa, thì Ngài sẽ, trong kỳ định và cách riêng của Ngài, ban phước cho chúng ta với thêm sự mặc khải.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy giải thích lý do tại sao các em nghĩ rằng các em cần phải cho thấy đức tin trong lời của Thượng Đế mà các em đã nhận được rồi trước khi Chúa mặc khải thêm cho các em. Sau đó tự đánh giá mình trên thang điểm từ 1 đến 10 (10 là “rất hiệu quả”) về việc các em cảm thấy mức độ sử dụng đức tin nơi Chúa của các em như thế nào bằng cách tìm kiếm và tuân theo lời Ngài trong mỗi lĩnh vực sau đây:

    1. Cầu nguyện hàng ngày

    2. Tuân theo những sự thúc giục các em nhận được qua Đức Thánh Linh

    3. Tán trợ và noi theo các vị lãnh đạo trong chi nhánh, tiểu giáo khu, giáo hạt hoặc giáo khu

    4. Học lời của Thượng Đế trong nhà thờ hay lớp giáo lý

    5. Học thánh thư riêng

    6. Tuân theo những lời của các vị tiên tri và sống theo các giáo lệnh

  2. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy mô tả việc tuân theo Thượng Đế trong một trong số các lĩnh vực đã được đề cập ở trên đã cho phép các em tiếp tục nhận thêm sự mặc khải từ Chúa như thế nào.

Suy ngẫm về cách các em có thể kết hợp nguyên tắc của việc sử dụng đức tin nơi lời của Chúa trong nỗ lực của mình để mời sự mặc khải và hướng dẫn thêm của Chúa.

Ê The 5

Mô Rô Ni tuyên bố rằng ba nhân chứng sẽ thấy và làm chứng về các bảng khắc

Hình Ảnh
thiên sứ cho Joseph Smith, Oliver Cowdery, David Whitmer thấy các bảng khắc bằng vàng

Đọc Ê The 5:1–3. Mô Rô Ni đã viết điều gì trong những câu này mà ám chỉ Tiên Tri Joseph Smith—mà một ngày nào đó—phiên dịch biên sử trên các bảng khắc? Hãy tưởng tượng ra điều có thể như thế nào cho Joseph Smith khi gặp phải những câu này trong khi ông đang phiên dịch Sách Mặc Môn.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

Hãy đọc lời phát biểu sau đây từ Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, và tìm kiếm một cụm từ gây ấn tượng cho các em về chứng ngôn của Ba Nhân Chứng: “Ba Vị Nhân Chứng đã không bao giờ chối bỏ chứng ngôn của họ về Sách Mặc Môn. Họ không thể bởi vì họ biết sách đó là chân chính. Họ đã hy sinh nhiều và gặp nhiều khó khăn vượt quá sự hiểu biết của hầu hết mọi người. Oliver Cowdery đã đưa ra cùng một chứng ngôn về nguồn gốc thiêng liêng của Sách Mặc Môn khi ông sắp chết. … Rằng họ tiếp tục quả quyết những gì họ đã nhìn thấy và nghe được trong kinh nghiệm kỳ diệu đó, trong thời gian dài xa rời Giáo Hội và Joseph, làm cho chứng ngôn của họ càng thêm vững mạnh. (“Một Chứng Ngôn Bền Vững về Sứ Mệnh của Tiên Tri Joseph,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2003, 90).

Theo Ê The 5:2–3, Tiên Tri Joseph Smith sẽ có đặc ân để làm gì với các bảng khắc?

  1. Giống như ba người đã có đặc ân để chứng kiến sự thực tế của các bảng khắc bằng vàng, các em cũng có thể là một nhân chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy ghi lại một vài cách mà các em cũng có thể là một nhân chứng của Sách Mặc Môn. Ngoài ra, viết sự làm chứng của các em về Sách Mặc Môn có thể ảnh hưởng đến những người khác như thế nào.

Hãy thành tâm tìm kiếm cơ hội để chia sẻ lời chứng của các em về Sách Mặc Môn với một người nào đó trong tuần này.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Ê The 4–5 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: