Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 8: Ngày 3, 2 Nê Phi 29–30


Đơn Vị 8: Ngày 3

2 Nê Phi 29–30

Lời Giới Thiệu

Sứ điệp của Nê Phi về công việc kỳ diệu của Sự Phục Hồi phúc âm tiếp tục trong 2 Nê Phi 29–30. Ông làm chứng rằng trong những ngày sau cùng tất cả thánh thư sẽ cùng nhau cho tất cả các quốc gia, sắc tộc, sắc ngữ, và dân tộc thấy rằng Chúa nhớ tới con cái của Ngài. Những biên sử này là bằng chứng và chứng ngôn rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Nê Phi tiên tri rằng nhiều người sẽ chối bỏ Sách Mặc Môn nhưng những người nào tin sẽ được quy tụ vào Giáo Hội. Ngoài ra, Nê Phi cũng dạy rằng dân giao ước của Thượng Đế là những người hối cải và tin nơi Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Hình Ảnh
đông bán cầu với Kinh Thánh, tây bán cầu với Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 29:1–14

Chúa phán bảo với Nê Phi rằng trong những ngày sau cùng sẽ có nhiều người bác bỏ Sách Mặc Môn

Nê Phi thấy rằng nhiều người trong những ngày sau này sẽ tin rằng Kinh Thánh là thánh thư duy nhất do Thượng Đế mặc khải và sẽ bác bỏ Sách Mặc Môn. Các em sẽ trả lời như thế nào nếu có một người bạn hỏi: “Tại sao những người Mặc Môn có một quyển Kinh Thánh khác?”

Nê Phi đưa ra một số câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách ghi chép lời của Chúa về vai trò của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi phúc âm của ngày sau, mà Chúa gọi là “một công việc lạ lùng.” (2 Nê Phi 29:1). Đọc 2 Nê Phi 29:1–2, và nhận ra điều mà những lời của Chúa sẽ làm trong những ngày sau cùng. (Những lời này sẽ “truyền lại” cho dòng dõi tức là con cháu của Nê Phi, và cũng sẽ “rít lên vang đến các nơi tận cùng của trái đất.”) “Rít lên” có nghĩa là “huýt còi”, tức là gợi ý về một tín hiệu để quy tụ (xin xem Ê Sai 5:26, cước chú b).

Từ cờ hiệu trong 2 Nê Phi 29:2 ám chỉ một vật được sử dụng để quy tụ và đoàn kết người ta lại. Những lá cờ thường được gọi là cờ hiệu. Theo như 2 Nê Phi 29:2, thì cờ hiệu mà sẽ đi “đến các nơi tận cùng của trái đất” để quy tụ dân của Chúa là gì? (Các em có thể muốn viết một điều gì đó như là Sách Mặc Môn—những lời của dòng dõi, hoặc con cháu của Nê Phi bên cạnh 2 Nê Phi 29:2).

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, theo 2 Nê Phi 29:1–2, mục đích của Chúa là gì trong việc cung cấp thêm thánh thư như Sách Mặc Môn.

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc sau đây về Sách Mặc Môn: “Sách Mặc Môn là lời tuyên bố ưu việt về giao ước của Thượng Đế với con cái của Ngài và tình yêu thương của Ngài dành cho con cái của Ngài ở đây trên thế gian này” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 4).

Trong 2 Nê Phi 29, từ Dân Ngoại ám chỉ những người không thuộc vào gia tộc Y Sơ Ra Ên. Từ Dân Do Thái ám chỉ những người thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên, kể cả gia đình và con cháu của Lê Hi. Hãy đọc 2 Nê Phi 29:3–6 và tìm kiếm phản ứng một số dân Ngoại có thể có đối với thánh thư bổ sung. Viết các câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau đây vào chỗ trống.

Một số người sẽ phản ứng với thánh thư bổ sung như thế nào?

Chúa đã nói gì về những người phản ứng theo cách này?

Nê Phi nói tiên tri trong phần mô tả của ông về phản ứng của dân chúng đối với Sách Mặc Môn. Những người thời nay thường bày tỏ nỗi nghi ngờ về Sách Mặc Môn vì họ đã có Kinh Thánh rồi. Tô đậm các từ hoặc cụm từ trong 2 Nê Phi 29:7–11 mà mô tả mục đích của Chúa đã ban cho t thánh thư bo sung. Hãy suy nghĩ về cách các em có thể giải thích các mục đích này cho một người nào đó mà không hiểu sự cần thiết hay giá trị của việc nhận thêm điều mặc khải từ Thượng Đế.

  1. Bằng cách sử dụng điều các em đã đánh dấu trong 2 Nê Phi 29:7–11, hãy viết một câu trả lời trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cho câu hỏi được trình bày ở phần đầu của bài học này: “Tại sao những người Mặc Môn có một Kinh Thánh khác?”

Chúa cung cấp thánh thư nhu là một chứng thư thứ hai và để quy tụ mọi người đến với giao ước của Ngài. Đọc 2 Nê Phi 29:13–14, và tìm kiếm phước lành dua den khi các thánh thư—“những lời của dân Nê Phi” (Sách Mặc Môn), “những lời của dân Do Thái” (Kinh Thánh), và “những lời của các chi tộc thất lạc của Y Sơ Ra Ên”—. co duoc o giua dan chung.

2 Nê Phi 30:1–8

Nê Phi tiên tri về vai trò của Sách Mặc Môn trong những ngày sau cùng

Hình Ảnh
hai thiếu niên

After teaching that God would remember the house of Israel, Nephi cautioned his people not to think they were more righteous than the Gentiles would be. < sau khi giảng dạy rằng Thượng Đế sẽ nhớ tới gia tộc Y Sơ Ra Ên, Nê Phi đã cảnh báo dân của ông đừng nghĩ rằng họ ngay chính hơn những người dân Ngoại. Ông cũng nhắc họ nhớ rằng tất cả mọi người đều có thể trở thành dân giao ước của Thượng Đế. Đọc 2 Nê Phi 30:2, và hãy viết hai điều mà mọi người cần phải làm trước khi Chúa sẽ lập giao ước với họ vào chỗ trống.

Dành ra mot vài phút và suy ngẫm về Sách Mặc Môn đã có tác động nào đối với các em hoặc một người nào đó các em gần gũi. Sau đó đọc 2 Nê Phi 30:3–8, và hoàn tất sinh hoạt sau đây với các cụm từ mô tả ảnh hưởng của Sách Mặc Môn đối với những người nhận được sách đó.

Các Nhóm Dân

Ảnh Hưởng của Sách Mặc Môn

Con cháu của Lê Hi (2 Nê Phi 30:3–6)

Dân Do Thái (2 Nê Phi 30:7)

Dân Ngoại, hoặc tất cả các dân tộc (2 Nê Phi 30:8)

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và tô đậm các lý do tại sao Sách Mặc Môn là một công cụ truyền giáo mạnh mẽ:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

“Sách Mặc Môn là trọng tâm của công việc truyền giáo kể từ khi phúc âm được phục hồi qua Tiên Tri Joseph. Chúng ta sử dụng sách đó mỗi ngày trong công việc truyền giáo. Một sự kiện về Sách Mặc Môn là chìa khóa của quyền năng trong mỗi phần của công việc truyền giáo là như sau: Sách Mặc Môn là một chứng thư về Chúa Giê Su Ky Tô. Trang tựa của sách cho chúng ta biết như thế. Trang này có ghi rằng mục đích của sách đó là để cho thấy những điều vĩ đại Chúa đã làm cho dân Ngài, để giúp họ biết rằng các giao ước Chúa đã lập với dân Ngài vẫn còn hiệu lực, và để thuyết phục tất cả mọi người rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô” (“Why the Book of Mormon?” New Era, tháng Năm năm 2008, 6, 8).

Việc học 2 Nê Phi 30:1–8 cho chúng ta thấy rằng Sách Mặc Môn có thể giúp tất cả mọi người tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo phúc âm của Ngài.

  1. Chọn ra một trong các câu hỏi sau đây để trả lời trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Làm thế nào Sách Mặc Môn đã giúp các em bắt đầu biết Đấng Cứu Rỗi?

    2. Các em sẽ sử dụng Sách Mặc Môn bằng cách nào để giúp những người khác tiến đến việc biết Đấng Cứu Rỗi?

2 Nê Phi 30:9–18

Nê Phi tiên tri về những tình trạng trên thế gian trong Thời Kỳ Ngàn Năm

Đọc 2 Nê Phi 30:9–10, và tìm kiếm điều sẽ xảy ra ở giữa dân chúng trước khi Thời Kỳ Ngàn Năm-một ngàn năm ngay chính và bình an tiếp theo Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi, khi Chúa Giê Su Ky Tô sẽ “thân hành trị vì thế gian” (Những Tín Điều 1:10). các em đã nhìn thấy một “một sự phân chia lớn lao” (2 Nê Phi 30:10) tách người ngay chính khỏi kẻ tà ác như thế nào? Cuối cùng điều gì sẽ xảy ra cho kẻ tà ác?

Đọc 2 Nê Phi 30:12–18, tìm kiếm cuộc sống sẽ như thế nào trong Thời Kỳ Ngàn Năm.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một tiêu đề của tờ báo (một điểm nhấn mạnh hoặc tóm lược trong một vài từ) mô tả tình trạng ngàn năm các em mong đợi nhất. Sau khi các em đã viết một tiêu đề, giải thích làm thế nào tiêu đề đó là một dấu hiệu về sự bình an mà sẽ chiếm ưu thế trên thế gian trong Thời Kỳ Ngàn Năm.

Hãy suy nghĩ xem sẽ như thế nào khi Sa Tan sẽ không còn quyền hành đối với trái tim dân chúng trong Thời Kỳ Ngàn Năm, và sự ngay chính cùng sự bình an sẽ chiếu ưu thế. Hãy suy nghĩ về trường học hoặc cộng đồng của các em sẽ khác biệt như thế nào nếu những tình trạng đó chiếm ưu thế ngày nay.

  1. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em điều các em có thể làm để giúp bản thân mình, gia đình mình, và những người khác chuẩn bị cho thời kỳ bình an và ngay chính này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Các Biên Sử Thánh Thư Bổ Sung Sẽ Ra Đời Như Thế Nào?

Hình Ảnh
Bài của Anh Cả Bruce R. McConkie

Anh Cả Bruce R. McConkie thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cho rằng các biên sử được nói đến trong 2 Nê Phi 29:12–14 sẽ “ra đời trong một cách tuyệt vời, dưới sự hướng dẫn của chủ tịch Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, là một vị mặc khải và một dịch giả nắm giữ các chìa khóa của vương quốc của Thượng Đế” (The Millennial Messiah [1982], 217). Chúng ta biết rằng Đấng Cứu Rỗi đã đến thăm một số các chi tộc thất lạc của Y Sơ Ra Ên sau khi Ngài phục sinh và đến thăm dân Nê Phi và họ cũng sẽ viết những lời tường thuật về giáo vụ của Ngài ở giữa họ sau khi Ngài phục sinh (xin xem 3 Nê Phi 16:1–3; 17:4).

Khi Nào “Những Người Dân Do Thái … Bắt Đầu Tin Nơi Đấng Ky Tô”?

Anh Cả Bruce R. McConkie cũng thảo luận về sự cải đạo đã được tiên tri của dân Do Thái:

“‘Và chuyện rằng, những người dân Do Thái bị phân tán cũng sẽ bắt đầu tin nơi Đấng Ky Tô, họ sẽ khởi sự trở về quy tụ trong xứ.’ (2 Nê Phi 30:7). Nhiều cảm nghĩ cay đắng của dân Do Thái thời xưa đối với Đấng Ky Tô đã chấm dứt; nhiều người giờ đây chấp nhận Ngài như là một Giáo Sĩ vĩ đại, chứ không phải là Con Trai của Thượng Đế. Một vài người đã chấp nhận Ngài theo ý nghĩa trọn vẹn, gia nhập Giáo Hội chân chính cùng với dân còn sót lại đã quy tụ của Ép Ra Im và đồng bào của Ngài.

“Nhưng sự cải đạo lớn lao của dân Do Thái, việc họ trở về với lẽ thật với tư cách là một dân tộc, được dự tính sẽ đến sau Ngày Tái Lâm của Đấng Mê Si của họ. Những người có thể sống được vào ngày đó, trong nỗi cùng cực và buồn khổ của họ, sẽ hỏi: ‘Những vết thương này trên tay Ngài và trên chân Ngài là bởi cớ gì? Rồi họ sẽ biết rằng ta là Chúa; vì ta sẽ phán với họ: Đây là những vết thương mà ta đã bị trong nhà của các bạn ta. Ta là người đã bị treo lên. Ta là Giê Su, người đã bị đóng đinh. Ta là Con của Thượng Đế.’ (GLGƯ 45:51–52; Xa Cha Ri 12:8–14; 13:6.)” (Mormon Doctrine, xuất bản lần thứ 2 [1966], 722–23).

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập của ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 29–30 và hoàn tất bài học này vào(ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: