Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 7: Ngày 4, 2 Nê Phi 25


Đơn Vị 7: Ngày 4

2 Nê Phi 25

Lời Giới Thiệu

Sau khi ghi lại những lời tiên tri của Ê Sai (2 Nê Phi 12–24), tiên tri Nê Phi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những lời tiên tri này và giải thích rằng những người có tinh thần tiên tri có thể tiến đến việc hiểu và biết ơn những lời của Ê Sai (2 Nê Phi 25). Ông đã giải thích rằng mục đích của bài viết của ông là: “để thuyết phục con cháu chúng ta, và luôn cả các anh em chúng ta nữa, để họ biết tin vào Đấng Ky Tô, và để được hòa hiệp với Thượng Đế” (2 Nê Phi 25:23). Ông mời tất cả mọi người hãy tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và “thờ phượng Ngài với tất cả năng lực, tâm trí, sức mạnh, và tâm hồn mình” (2 Nê Phi 25:29).

2 Nê Phi 25:1–8

Nê Phi dạy rằng chúng ta có thể hiểu những lời của Ê Sai khi chúng ta có được tinh thần tiên tri

Hình Ảnh
ổ khóa và chìa khóa

Người ta thường sử dụng ổ khóa để giữ của cải quý giá được an toàn. Họ có thể chỉ giữ một chìa khóa để mở ổ khóa, hoặc họ có thể đưa một cái chìa khóa giống như vậy cho một người đáng tin cậy là một người bạn hoặc người trong gia đình. Nê Phi biết rằng những lời tiên tri của Ê Sai “có một giá trị lớn” (2 Nê Phi 25:8), và ông muốn mọi người nên hiểu những lời này. Ông còn cung cấp một chìa khóa (bí quyết) cho bất cứ người nào muốn hiểu rõ ý nghĩa của những lời của Ê Sai.

Đọc câu đầu tiên trong 2 Nê Phi 25:4, và tìm kiếm bí quyết để hiểu những lời của Ê Sai. Có “tinh thần tiên tri” có nghĩa là gì? Các em nghĩ rằng tinh thần tiên tri có thể giúp các em hiểu rõ hơn thánh thư như thế nào, đặc biệt là những lời của Ê Sai?

Tinh thần tiên tri ám chỉ tinh thần mặc khải. Điều này có nghĩa là khi các em siêng năng và thành tâm nghiên cứu thánh thư và tìm cách hiểu ý nghĩa của thánh thư thì các em có thể có tinh thần mặc khải, và Đức Thánh Linh sẽ soi sáng tâm trí và sự hiểu biết của các em. Ngoài ra, thánh thư dạy rằng “sự làm chứng cho Đức Chúa Giê Su là đại ý của lời tiên tri” (Khải Huyền 19:10). Khi các em tăng trưởng trong kiến thức và chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi thì sự hiểu biết của các em về thánh thư—kể cả những lời giảng dạy của Ê Sai—sẽ gia tăng và các em sẽ hiểu rõ hơn về những lời giảng dạy này liên quan đến các em như thế nào.

Nê Phi đã chia sẻ những ý nghĩ khác mà có thể gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về những lời của Ê Sai. Tra cứu các câu thánh thư sau đây, và nhận ra thêm ba bí quyết để hiểu những lời của tiên tri Ê Sai:

Hãy nhớ rằng biểu tượng và thơ văn thường được sử dụng trong những lời tiên tri của người Do Thái thời xưa (xin xem 2 Nê Phi 25:1). Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử và địa lý của Y Sơ Ra Ên thời xưa sẽ giúp các em hiểu những lời của Ê Sai (xin xem 2 Nê Phi 25:5–6). Việc sống trong những ngày sau cùng và nhìn thấy nhiều lời tiên tri được ứng nghiệm cũng giúp chúng ta hiểu Ê Sai (xin xem 2 Nê Phi 25:7–8).

2 Nê Phi 25:9–19

Nê Phi tiên tri về dân Do Thái

Như đã được ghi trong 2 Nê Phi 25:9–19, Nê Phi đã tiên tri về dân Do Thái và quê hương của họ ở Giê Ru Sa Lem và các khu vực xung quanh. Ông nói rằng dân Do Thái mà đã bị bắt tù đày ở Ba Bi Lôn sau khi Giê Ru Sa Lem bị hủy diệt sẽ trở lại “đất thừa hưởng của mình” (xin xem 2 Nê Phi 25:9–11). Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Mê Si, sẽ sống ở giữa họ, nhưng nhiều người sẽ chối bỏ Ngài và đóng đinh Ngài (xin xem 2 Nê Phi 25:12–13). Sau khi Đấng Cứu Rỗi chết và phục sinh, Giê Ru Sa Lem một lần nữa sẽ bị hủy diệt, và dân Do Thái sẽ bị phân tán và bị các quốc gia khác ngược đãi (xin xem2 Nê Phi 25:14–15). Cuối cùng họ sẽ tin vào Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, và Chúa sẽ phục hồi họ “khỏi trạng thái lạc lối và sa ngã” (xin xem 2 Nê Phi 25:16–19).

Hình Ảnh
Ngày Tái Lâm

2 Nê Phi 25:20–30

Nê Phi làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy suy nghĩ về cách các em có thể phản ứng đối với một người nào đó cho rằng Các Thánh Hữu Ngày Sau không tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi các em học phần còn lại của 2 Nê Phi 25, hãy tìm kiếm các đoạn mà các em có thể chia sẻ trong một tình huống như vậy.

Hãy nhanh chóng xem lại 2 Nê Phi 25:20–30, và cân nhắc việc đánh dấu tên “Đấng Ky Tô” mỗi khi thấy tên đó.

  1. Đọc 2 Nê Phi 25:28–29, và nhận ra điều Nê Phi đã nói là “con đường ngay chính.” Tra cứu 2 Nê Phi 25: 23–26 về các lý do tại sao việc tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là “con đường ngay chính.” (Hãy lưu ý rằng 2 Nê Phi 25:23, 26 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các em có thể muốn đánh dấu đoạn này trong một cách đặc biệt để các em có thể tìm ra đoạn đó trong tương lai). Ghi lại các câu trả lời của các em trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

Từ được hòa hiệp trong 2 Nê Phi 25:23 có nghĩa là được đưa vào sự hòa thuận với Thượng Đế. “Ân điển” của Chúa là cuối cùng sự hòa hiệp với Thượng Đế xảy ra như thế nào. Đọc lời giải thích sau đây về ân điển của Chúa:

“Từ ân điển, như được sử dụng trong thánh thư, chủ yếu nói đến sự giúp đỡ của Chúa và sức mạnh chúng ta nhận được qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. …

“… Qua ân điển, do sự chuộc tội hy sinh của Đấng Cứu Rỗi làm cho có sẵn, tất cả mọi người sẽ được phục sinh và nhận được sự bất diệt. [Nhưng nếu chúng ta muốn hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnh cửu nơi hiện diện của Thượng Đế, thì chúng ta phải được làm cho sạch khỏi tội lỗi của mình qua ân điển của Ngài. ]

“Cụm từ ‘sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm’ [2 Nê Phi 25:23] dạy rằng cần có nỗ lực về phần của chúng ta để nhận được ân điển trọn vẹn của Chúa và được làm cho xứng đáng để sống với Ngài. Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta phải tuân theo phúc âm của Ngài, điều đó bao gồm việc có đức tin nơi Ngài, hối cải tội lỗi của mình, chịu phép báp têm, nhận được ân tứ Đức Thánh Linh, và kiên trì đến cùng. …

“Ngoài việc cần ân điển cho sự cứu rỗi cuối cùng của mình, các em cần quyền năng làm cho có khả năng này mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Khi các em đến gần Cha Thiên Thượng một cách cần mẫn, khiêm nhường, và hiền lành, Ngài sẽ nâng đỡ và củng cố các em qua ân điển của Ngài” (Trung Thành cùng Đức Tin: Sách Tham Khảo Phúc Âm [2004], 77–78).

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết các câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

    1. Mối quan hệ giữa ân điển của Chúa và các nỗ lực của chúng ta để sống theo phúc âm là gì?

    2. Việc được cứu rỗi nhờ ân điển có nghĩa là gì đối với các em?

    3. Cụm từ “tất cả những gì chúng ta có thể làm” có nghĩa là gì đối với các em?

Suy ngẫm lẽ thật sau đây: Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, nên chúng ta có thể được cứu bởi ân điển sau khi tất cả những gì chúng ta có thể làm. Hãy nghĩ về một thời gian mà các em đã làm tất cả những gì các em có thể làm và được ban phước với sức mạnh và sự giúp đỡ thiêng liêng .

Một lẽ thật khác mà Nê Phi đã dạy (xin xem 2 Nê Phi 25:26) là: Qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình.

Cân nhắc việc viết một bức thư cho một người bạn hoặc một người trong gia đình về niềm tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô hay làm chứng về niềm tin của các em trong một buổi họp chứng ngôn hoặc bối cảnh thích hợp khác.

  1. Hãy đọc 2 Nê Phi 25:26 một lần nữa, và sau đó trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Về những phương diện nào các em thờ phượng hoặc tôn kính Chúa Giê Su Ky Tô? Những sinh hoạt nào cho những người khác thấy rằng các em tin tưởng và thờ phượng Chúa Giê Su Ky Tô?

    2. Các em có thể làm gì để thờ phượng Đấng Cứu Rỗi một cách tốt hơn với tất cả năng lực, tâm trí, và sức mạnh của mình?

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 25:23, 26

Sử dụng mẫu sau đây để giúp các em thuộc lòng 2 Nê Phi 25:26:

“Và chúng tôi nói về Đấng Ky Tô,

chúng tôi hoan hỷ về Đấng Ky Tô,

chúng tôi thuyết giảng về Đấng Ky Tô,

chúng tôi tiên tri về Đấng Ky Tô,

và chúng tôi viết theo những điều tiên tri của chúng tôi,

để cho con cháu chúng ta có thể hiểu được

nguồn gốc nào mà chúng có thể tìm kiếm

được sự xá miễn các tội lỗi của chúng.”

Sau khi lặp lại đoạn văn một vài lần, hãy dùng tay che lại dòng đầu và thử lại một lần nữa. Sau đó che lại một dòng khác, và tiếp tục cho đến khi các em cảm thấy mình đã thuộc lòng đoạn đó rồi.

Hình Ảnh
thiếu nữ chia sẻ chứng ngôn
  1. Đọc thuộc lòng 2 Nê Phi 25:26 cho một người trong gia đình, và viết rằng các em đã thuộc lòng câu này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 25 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: