Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 6: Ngày 4, 2 Nê Phi 9–10


Đơn Vị 6: Ngày 4

2 Nê Phi 9–10

Lời Giới Thiệu

Trong bài học trước các em đã học chứng ngôn của Gia Cốp về điều Chúa Giê Su Ky Tô làm cho chúng ta qua Sự Chuộc Tội của Ngài. Trong bài học này, các em sẽ hoàn tất sự nghiên cứu của mình về 2 Nê Phi 9 và ngày đầu tiên của bài giảng của Gia Cốp và tìm hiểu điều chúng ta phải làm để nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội. Gia Cốp cảnh cáo việc đưa ra những quyết định mà dẫn đến sự tách rời khỏi Thượng Đế, và ông đã mời tất cả hãy đến với Đấng Ky Tô và được cứu. Các em cũng sẽ đọc 2 Nê Phi 10 và nghiên cứu điều Gia Cốp đã nói với mọi người vào ngày hôm sau. Gia Cốp một lần nữa giảng dạy rằng mặc dù Y Sơ Ra Ên sẽ bị phân tán vì tội lỗi, nhưng Chúa sẽ nhớ tới các giao ước của Ngài lập với họ, và Ngài sẽ quy tụ họ lại khi họ hối cải và trở về với Ngài. Gia Cốp nói rằng “chẳng có một dân tộc nào khác trên thế gian này lại đóng đinh Thượng Đế của mình” (2 Nê Phi 10:3). Ông tiên đoán rằng Châu Mỹ sẽ là một vùng đất tự do, được củng cố để chống lại tất cả các quốc gia, và không có vua trên vùng đất đó. Gia Cốp làm chứng rằng người ta phải tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế và ghi nhớ rằng chỉ nhờ vào ân điển của Thượng Đế họ mới được cứu.

2 Nê Phi 9:28–54

Gia Cốp cảnh cáo về những hành động và thái độ làm tách rời chúng ta ra khỏi Thượng Đế và mời gọi tất cả hãy đến cùng Đấng Ky Tô

Vì Sự Sa Ngã và vì tội lỗi cá nhân của chúng ta, nên mỗi người chúng ta cần có Đấng Cứu Rỗi. Gia Cốp đã làm chứng rằng qua Sự Chuộc Tội chúng ta được giải cứu khỏi những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã và có thể khắc phục được các tội lỗi của mình và nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Gia Cốp sử dụng hình ảnh của một cái cổng và con đường để minh họa cho điều này. Đọc 2 Nê Phi 9:41, và tìm kiếm xem Gia Cốp đã mô tả như thế nào về con đường chúng ta phải đi theo để đạt được cuộc sống vĩnh cửu. Hãy suy ngẫm các câu hỏi sau đây: Các em nghĩ “hãy đến với Chúa” có nghĩa là gì? (Hãy suy nghĩ xem các em có đang ở trên con đường mà sẽ mang các em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn không). What does it mean to you that “the way [to the Savior] is narrow, but it lieth in a straight course”?< TARGET>“Con đường [dẫn đến Đấng Cứu Rỗi] tuy chật hẹp, nhưng nằm trong một lộ trình thẳng” có nghĩa là gì đối với các em?

Hình Ảnh
mê cung với con đường thẳng xuống trung tâm

Gia Cốp cũng mô tả Đấng Cứu Rỗi là “người giữ cổng.” Đây là biểu tượng về vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là Đấng phán xét của chúng ta. Chính Ngài là Đấng ban các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài cho chúng ta tùy thuộc vào thái độ và hành động của chúng ta. Gia Cốp cũng dạy một cách cụ thể hơn về thái độ và hành động của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của chúng ta để đến với Đấng Cứu Rỗi.

  1. Để giúp các em nhận ra các thái độ, những suy nghĩ, và hành động mà có thể dẫn chúng ta đến Đấng Cứu Rỗi, thì hãy làm điều sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Vẽ một đường xuống chính giữa của trọn một trang trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, và viết Tự Tách Rời khỏi Đấng Ky Tô ở một bên và Đến với Đấng Ky Tô ở phía bên kia.

    2. Đọc 2 Nê Phi 9:27–39, và nhận ra bất cứ hành động hay thái độ nào mà Gia Cốp đã cảnh báo có thể tách rời chúng ta khỏi Đấng Cứu Rỗi. Lập một bản liệt kê về điều mà các em thấy rằng thuộc vào cột “Tự Tách Rời khỏi Đấng Ky Tô” trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Các em cũng có thể muốn đánh dấu điều các em tìm thấy trong thánh thư. (Hãy lưu ý rằng 2 Nê Phi 9:28–29 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các em có thể muốn đánh dấu đoạn đó một cách đặc biệt để có thể tìm thấy trong tương lai).

    3. Hãy chọn một trong những hành động hoặc thái độ mà các em đã nhận ra, và trả lời câu hỏi sau đây trên một trang rời trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Làm thế nào hành động hoặc thái độ này có thể ngăn cản chúng ta đến với Đấng Ky Tô và nhận được các phước lành trọn vẹn của Sự Chuộc Tội của Ngài?

    4. Ngoài lời cảnh báo về những hành động và thái độ mà tách rời chúng ta khỏi Chúa, Gia Cốp còn giảng dạy về những hành động và thái độ mà sẽ giúp chúng ta đến với Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc 2 Nê Phi 9:23, 42, 45–46, 49–52, và tìm kiếm điều Gia Cốp đã dạy sẽ mang chúng ta đến với Chúa. Liệt kê điều các em tìm thấy trong cột “Đến với Đấng Ky Tô” trên biểu đồ của các em.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Khi học2 Nê Phi 9:28–54, các em đã học được nguyên tắc: Bằng cách chọn để đến với Chúa và sống theo ý muốn của Ngài, chúng ta có thể nhận được các phước lành trọn vẹn của Sự Chuộc Tội.

  1. Để giúp các em áp dụng điều các em đã học được, hãy viết các câu trả lời của các em cho các câu hỏi trong hai hoặc nhiều bài tập hơn dưới đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Trong 2 Nê Phi 9:23 các em đọc rằng Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta phải hối cải và chịu phép báp têm. Mặc dù các em có thể đã chịu phép báp têm, nhưng làm thế nào việc tái lập các giao ước báp têm qua Tiệc Thánh giúp các em đến với Chúa và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài?

    2. Các em nghĩ “có đức tin trọn vẹn nơi Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên” (2 Nê Phi 9:23) có nghĩa là gì? Các em hiện đang cho thấy đức tin nơi Chúa bằng một số cách nào?

    3. “Lánh xa tội lỗi của mình” (2 Nê Phi 9:45) có nghĩa là gì? Điều gì có thể giúp các em lánh xa tội lỗi của mình?

    4. Một số ví dụ về việc tiêu phí tiền bạc “về những gì không có giá trị” hoặc lao nhọc sức lực “về những gì không thể làm thỏa mãn được” (2 Nê Phi 9:51) là gì? Làm thế nào việc tránh theo đuổi điều ác hoặc điều tầm thường giúp các em đến với Chúa? Làm thế nào các em có thể cân bằng cách dành thời gian của mình một cách giỏi hơn trong các sinh hoạt ở trường học, học tập, Giáo Hội, giải trí và xã hội?

    5. Các em có thể “nuôi dưỡng những gì không bị hư mất” (2 Nê Phi 9:51) bằng những cách nào?

    6. Gia Cốp khuyên nhủ dân chúng nên “tạ ơn” và “để cho lòng mình vui sướng” (2 Nê Phi 9:52). Tại sao các em nghĩ là điều quan trọng để tuân theo lời khuyên này khi các em cố gắng đến với Đấng Cứu Rỗi?

  2. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em một hoặc nhiều hơn hành động và thái độ mà các em đã nghiên cứu đã mang các em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 9:28–29

Các em đang làm gì để tận dụng tối đa các cơ hội học vấn hiện tại của mình? Các kế hoạch tương lai của các em về học vấn là gì?

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley, và gạch dưới các phước lành mà có thể đến từ việc học tập: “Các em đối phó với những thử thách lớn trước mắt. Các em đang đi vào một thế giới cạnh tranh khốc liệt. Các em phải có được tất cả học vấn mà mình có thể đạt được. Chúa đã chỉ dạy cho chúng ta về tầm quan trọng của học vấn. Học vấn sẽ làm cho các em hội đủ điều kiện cho nhiều cơ hội lớn lao hơn. Học vấn sẽ chuẩn bị cho các em để làm một điều gì đó đáng giá trong thế giới đầy cơ hội ở trước mặt. Nếu các em có thể đi học đại học và nếu đó là ước muốn của các em, thì hãy làm điều đó. Nếu các em không muốn đi học đại học, thì hãy đi học ở một trường dạy nghề hoặc kinh doanh để củng cố những kỹ năng và gia tăng khả năng của các em” (“Converts and Young Men,” Ensign, tháng Năm năm 1997, 49–50).

Đọc 2 Nê Phi 9:28, và đánh dấu điều mà Gia Cốp đã nói là những nguy hiểm của học thức với thái độ sai trái.

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ lời phát biểu “một khi có học thức họ lại tự cho mình là khôn ngoan” có nghĩa là gì?

    2. Những nguy hiểm của sự suy nghĩ rằng chúng ta khôn ngoan hơn cha, mẹ, vị giám trợ hay chủ tịch chi nhánh, vị tiên tri, hoặc Cha Thiên Thượng của chúng ta là gì?

Đọc 2 Nê Phi 9:29, và nhận ra điều các em cần phải ghi nhớ khi các em cố gắng học hành.

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy trả lời câu hỏi sau đây: Làm thế nào việc chuyên cần học thánh thư giúp các em sống theo nguyên tắc trong 2 Nê Phi 9:29?

2 Nê Phi 10

Gia Cốp khuyến khích dân ông hân hoan đến với Chúa

Trong ngày thứ hai giảng dạy của mình, Gia Cốp lại làm chứng về quyền năng của Chúa để giải cứu khỏi những hậu quả của tội lỗi. Gia Cốp cũng giảng dạy dân ông cách họ nên đáp ứng ân tứ đầy thương xót của Sự Chuộc Tội. Đọc 2 Nê Phi 10:20, 23–25, và đánh dấu các cụm từ nào cho thấy điều Gia Cốp đã dạy chúng ta nên làm để đáp ứng sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi cho chúng ta.

  1. Trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Khi xem xét điều các em đã học về Đấng Cứu Rỗi, tại sao các em muốn luôn luôn “nhớ đến Ngài” (2 Nê Phi 10:20)?

    2. Tại sao các em cảm thấy rằng việc gạt bỏ qua một bên hoặc hối cải về một điều các em đang làm sai sẽ cho thấy lòng biết ơn và tình yêu thương của các em đối với Đấng Cứu Rỗi?

    3. Các em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi mà giúp các em cảm thấy hy vọng thay vì “cúi gầm” mặt xuống trong nỗi chán nản?

Một cụm từ quan trọng trong chương này là “hãy hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế” (2 Nê Phi 10:24). Điều này có nghĩa là chúng ta nên thiết lập lại mối quan hệ gần gũi với Chúa trong đó chúng ta vâng lời và hòa hợp với ý muốn của Ngài. Xem lại bất cứ câu thánh thư nào mà các em đã đánh dấu trong 2 Nê Phi 9–10. Tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh khi các em xác định một điều các em có thể làm để hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học 2 Nê Phi 9–10 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: