Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 12: Ngày 2, Mô Si A 9–10


Đơn Vị 12: Ngày 2

Mô Si A 9–10

Lời Giới Thiệu

Dưới triều đại của vua Bên Gia Min, Giê Níp dẫn đầu một nhóm dân Nê Phi từ Gia Ra Hem La đến định cư ở giữa dân La Man trong xứ Nê Phi. Vì vua La Man đã dự định mang dân Giê Níp vào vòng nô lệ, nên ông cho phép họ ở lại. Các truyền thống sai lạc và lòng thù hận của dân La Man đối với dân Nê Phi cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh. Khi dân La Man tìm cách mang họ vào vòng nô lệ, thì dân Giê Níp quay lại với Chúa, là Đấng đã củng cố họ và giúp họ đuổi dân La Man ra khỏi xứ của họ.

Mô Si A 9:1–13

Giê Níp dẫn đầu một nhóm dân Nê Phi trở lại xứ Nê Phi

Các em có bao giờ muốn một điều gì đó rất mãnh liệt không? Hôm nay các em sẽ học về một người muốn một điều gì đó rất mãnh liệt và hậu quả của hành động của người đó theo những ham muốn của mình.

Nhìn vào bản đồ của các cuộc hành trình từ bài học cuối cùng. Các em có nhớ cuộc hành trình của Am Môn khi ông tìm thấy Lim Hi và dân của ông không? Hãy giở thánh thư của các em đến Mô Si A 7–8, và nhìn vào cái ngày mà các sự kiện trong các chương này đã xảy ra (được tìm thấy ở dưới cùng của trang hoặc ở tiêu đề của chương). So sánh ngày đó với cái ngày liên kết với Mô Si A 9:1. Chúng ta trở lại bảo nhiêu năm trong thời gian giữa Mô Si A 8Mô Si A 9?

Đọc lời giới thiệu của Mặc Môn với biên sử của Giê Níp ngay trước khi Mô Si A 9.

Giê Níp, ông nội của Lim Hi, dẫn đầu một nhóm dân Nê Phi trở lại xứ Nê Phi. Ông muốn một điều gì đó rất mãnh liệt đến nỗi ông có thể không cân nhắc những điều ham muốn của ông sẽ dẫn dắt đến đâu. Đọc trong Mô Si A 9:1–4 về điều Giê Níp đã làm để đạt được điều ông mong muốn. (“Nồng nhiệt khao khát” có nghĩa là vô cùng háo hức hay quan tâm đến một điều gì đó).

Việc Giê Níp nồng nhiệt khao khát đã khiến ông bị vua La Man lừa gạt. Đọc Mô Si A 9:5–7, 10 để xem kết quả của việc Giê Níp nồng nhiệt khao khát.

  1. Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Giê Níp đã không nhận ra điều gì vì những ham muốn quá nồng nhiệt của ông để lấy được xứ Nê Phi?

    2. Một số ví dụ thời nay về điều mà một số người trẻ tuổi có thể quá nồng nhiệt để đạt được là gì?

    3. Các em nghĩ những nguy cơ của việc chậm nhớ tới Chúa là gì khi các em lựa chọn trong cuộc sống của mình?

Sau 12 năm, dân Giê Níp đã trở nên rất thịnh vượng. Vua La Man trở nên lo lắng rằng ông sẽ không thể mang họ vào vòng nô lệ theo như kế hoạch ban đầu của ông, vì vậy nhà vua chuẩn bị cho dân của ông đi đánh họ (xin xem Mô Si A 9:11–13).

Mô Si A 9:14–10:22

Dân La Man cố gắng mang dân Giê Níp vào vòng nô lệ

Khoanh tròn bất cứ lĩnh vực nào sau đây trong cuộc sống của các em mà các em muốn được hỗ trợ và có sức mạnh nhiều hơn: việc học hành, việc chống lại cám dỗ, mối quan hệ với bạn bè, khả năng lãnh đạo, sự làm việc, mối quan hệ với những người trong gia đình, phát huy kỹ năng, tài năng, và khả năng.

Khi các em học Mô Si A 9–10, hãy tìm một nguyên tắc mà sẽ giúp các em hiểu phải làm gì để nhận được thêm sức mạnh trong các lĩnh vực này trong cuộc sống. Mô Si A 9–10 chứa đựng một biên sử về hai thời điểm khác nhau khi dân La Man đến đánh Giê Níp và dân của ông.

  1. Sao chép biểu đồ sau đây vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, chừa đủ chỗ dưới mỗi phần tham khảo thánh thư để viết câu trả lời. Nghiên cứu các câu đã được cho thấy, và tìm kiếm điều mà dân của Giê Níp và dân La Man quả thật đã tìm thấy sức mạnh. Điền vào biểu đồ này với thông tin mà các em tìm thấy.

Dân chúng đã làm gì để chuẩn bị?

Họ đã làm gì để đặt sự tin cậy của họ vào Chúa?

Kết quả là gì?

Giê Níp và dân của ông

Mô Si A 9:14–16

Mô Si A 9:17

Mô Si A 9:18

Dân La Man

Mô Si A 10:6–8

Mô Si A 10:11

Mô Si A 10:19–20

  • Các em có thể thấy những điểm tương tự nào giữa cách dân Giê Níp và dân La Man tiếp cận trận chiến?

  • Các em có thể thấy những điểm khác biệt nào giữa cách dân Giê Níp và dân La Man tiếp cận trận chiến?

Một bài học chúng ta học được từ Mô Si A 9:17–18Chúa sẽ củng cố chúng ta khi chúng ta làm hết sức mình và tin cậy vào Ngài.

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Tôi có thể tin tưởng Chúa một cách trọn vẹn hơn và cầu xin Ngài củng cố tôi trong những lĩnh vực nào của cuộc sống của mình?

  2. Đánh dấu ba dòng đầu tiên của Mô Si A 9:18. Sau đó yêu cầu một người lớn đáng tin cậy (cha hoặc mẹ, vị lãnh đạo Giáo hội, hoặc giảng viên) chia sẻ một kinh nghiệm với các em về một thời gian khi người ấy cầu xin Chúa giúp đỡ và cảm thấy được Ngài củng cố. Lắng nghe điều mà người đó đã làm để nhận được sức mạnh của Chúa. Viết về điều các em học được trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

Các em có bao giờ cảm thấy tức giận với một người nào đó và đã oán hận—cảm thấy như các em không thể nào tha thứ hoặc quên đi điều mà người ấy đã làm không? Các em có bao giờ biết một người nào dường như ghét các em không? Trước khi Giê Níp và dân của ông đi chiến đấu lần thứ hai, Giê Níp đã dạy cho dân của ông biết lý do tại sao dân La Man đầy lòng căm thù đối với dân Nê Phi. Khi các em nghiên cứu những lời của Giê Níp trong Mô Si A 10:11–18, thì có thể là điều hữu ích để biết rằng bị “áp bức” là cảm thấy bị xúc phạm hoặc bị đối xử không công bằng hoặc một cách bất công và “tức giận” là nổi giận vô cùng. Học Mô Si A 10:11–18, và tìm kiếm lý do tại sao con cháu của La Man và Lê Mu Ên tiếp tục ghét con cháu của Nê Phi. Đánh dấu các từ bị áp bứctức giận khi các em đọc.

Suy ngẫm các câu hỏi sau đây:

  • Tại sao dân La Man ghét cay ghét đắng dân Nê Phi như vậy?

  • Khi các em tức giận hoặc từ chối không chịu tha thứ thì sẽ làm tổn thương ai?

  • Cơn tức giận và hận thù có thể ảnh hưởng như thế nào đến gia đình của các em hoặc con cái tương lai của các em?

Đọc những kinh nghiệm sau đây từ Anh Cả Donald L. Hallstrom thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, và tìm kiếm điều ông đã đề nghị chúng ta làm khi chúng ta cảm thấy bị xúc phạm hoặc tức giận với người nào đó:

Hình Ảnh
Anh Cả Donald L. Hallstrom

“Cách đây nhiều năm, tôi đã quan sát một cảnh đau lòng—đã trở thành một thảm kịch. Một cặp vợ chồng trẻ đang chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng của họ. Cuộc sống của họ tràn đầy hy vọng và phấn khởi về kinh nghiệm phi thường này. Trong lúc sinh, những biến chứng xảy ra và đứa bé chết. Nỗi đau khổ biến thành thương tiếc, thương tiếc biến thành tức giận, tức giận biến thành đổ lỗi và đổ lỗi biến thành trả thù vị bác sĩ mà họ cho là phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Cha mẹ và những người khác trong gia đình đó cũng tích cực tham gia vào vụ ấy, cùng nhau tìm cách làm mất thanh danh và sự nghiệp của vị bác sĩ đó. Trong khi nhiều tuần và rồi nhiều tháng đắng cay [lời lẽ gay gắt, chua cay] làm héo mòn gia đình đó, nỗi đau khổ của họ lan sang việc trách móc Chúa. ‘Làm thế nào Ngài để cho điều khủng khiếp này xảy ra được?’ Họ bác bỏ nhiều nỗ lực không ngừng của các vị lãnh đạo và các tín hữu Giáo Hội để an ủi họ về mặt tinh thần lẫn cảm xúc, rồi cuối cùng họ rời bỏ Giáo Hội. Giờ đây, bốn thế hệ của gia đình đó đã bị ảnh hưởng. Trước đây khi đã từng có đức tin và lòng tận tụy với Chúa và Giáo Hội của Ngài, thì giờ đây không còn sự tích cực thuộc linh của bất cứ người nào trong gia đình đó trong nhiều thập niên. …

“Ông bà nội tôi có hai người con, một người con trai (là cha tôi) và một người con gái. … [Người con gái của họ] kết hôn năm 1946 và bốn năm sau mang thai. … Không một ai biết là cô ấy đã có song thai. Buồn thay, cô ấy và hai đứa con sinh đôi đều chết trong lúc sinh.

“Ông bà nội tôi rất đau khổ. Tuy nhiên, nỗi sầu khổ của họ lập tức hướng họ đến Chúa và Sự Chuộc Tội của Ngài. Họ không quanh quẩn với lý do tại sao điều này có thể xảy ra và ai có thể chịu trách nhiệm cho điều đó, mà họ tập trung vào việc sống một cuộc sống ngay chính. …

“Lòng trung tín của [ông bà nội], nhất là khi đối phó với cảnh khó khăn, giờ đây đã ảnh hưởng đến bốn thế hệ noi theo gương ông bà. Điều đó đã ảnh hưởng đến con trai của họ (là cha tôi) và mẹ tôi một cách trực tiếp và sâu sắc, khi con gái của cha mẹ tôi, là đứa con út của họ, chết vì biến chứng trong khi sinh. … Với tấm gương họ thấy nơi thế hệ trước, cha mẹ tôi—không hề do dự—đã tìm đến Chúa để được an ủi. …

“Nếu các anh chị em cảm thấy mình đã bị đối xử bất công—bởi bất cứ người nào (một người trong gia đình, một người bạn, một tín hữu khác trong Giáo Hội; một vị lãnh đạo Giáo Hội; một đồng nghiệp) hoặc bởi bất cứ điều gì (cái chết của một người thân, vấn đề sức khỏe, sự đảo lộn tài chính, sự ngược đãi, thói nghiện ngập)—hãy trực tiếp đối phó với vấn đề đó và với hết sức của mình. … Và, lập tức tìm đến Chúa. Hãy sử dụng tất cả đức tin mà các anh chị em có nơi Ngài. Hãy để cho Ngài chia sẻ gánh nặng của các anh chị em. Hãy để cho ân điển của Ngài làm nhẹ gánh của các anh chị em. … Đừng bao giờ để cho hoàn cảnh của thế gian làm mất khả năng hoạt động phần thuộc linh của các anh chị em” (“Tìm đến Chúa,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2010, 78–80).

Hãy lưu ý rằng trong cả hai ví dụ về dân La Man và gia đình của đôi vợ chồng trẻ bị mất đứa con đầu lòng của họ, thì cơn tức giận và sự tổn thương đều ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.

  1. Hãy nghĩ về một thời gian khi các em có những cảm nghĩ về việc bị áp bức hay tức giận đối với một người nào đó. Các em hiện có một số cảm nghĩ đó không? Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Làm thế nào tôi có thể nhận được sự giúp đỡ trong các nỗ lực của mình để tha thứ?

    2. Làm thế nào tôi có thể noi theo gương của ông bà nội của Anh Cả Hallstrom và áp dụng lời khuyên bảo của ông trong đoạn cuối của phần trích dẫn vào cuộc sống của tôi ngày hôm nay?

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 9 10 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: