Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 11: Ngày 2, Mô Si A 3


Đơn Vị 11: Ngày 2

Mô Si A 3

Lời Giới Thiệu

Trong khi tiếp tục bài nói chuyện của ông đưa ra cho dân của ông, Vua Bên Gia Min nói với họ rằng một thiên sứ đã nói với ông về giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô. Vua Bên Gia Min làm chứng rằng qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải, những người nào đã phạm tội đều có thể nhận được sự cứu rỗi. Ông cũng dạy rằng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, một cá nhân có thể khắc phục con người thiên nhiên bằng cách chịu tuân theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh.

Mô Si A 3:1–10

Vua Bên Gia Min đưa ra những lời của một thiên sứ về Sự Chuộc Tội

Hình Ảnh
Cups

Khi các em học Mô Si A 3, tìm kiếm nguồn gốc của “tin lành vui mừng lớn lao” (Mô Si A 3:3).

Đọc Mô Si A 3:1–5, và tìm kiếm điều mà vị thiên sứ đã nói với Vua Bên Gia Min. Thiên sứ tuyên bố rằng dân của Vua Bên Gia Min có lý do để vui mừng và tràn đầy niềm vui.

Sứ điệp của vị thiên sứ là gì mà có thể làm cho dân Nê Phi tràn đầy niềm vui?

Đọc Mô Si A 3:5–10, và đánh dấu các từ hoặc các cụm từ về Đấng Cứu Rỗi và giáo vụ của Ngài nhằm giúp các em biết ơn nhiều hơn về giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi.

  1. Chọn hai cụm từ mà các em đánh dấu, và viết một lời giải thích trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về điều họ dạy cho các em để giúp các em hiểu rõ và biết ơn nhiều hơn về giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi.

Có nhiều giáo lý và nguyên tắc được giảng dạy trongMô Si A 3:5–10. Một trong những điều quan trọng nhất là như sau: Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau đớn để chúng ta có thể được cứu khỏi tội lỗi của mình. Hãy cân nhắc việc viết giáo lý này trong thánh thư của các em bên cạnh Mô Si A 3:7–9.

Sau khi đọc Mô Si A 3:7–9, đọc Lu Ca 22:44Giáo Lý và Giao Ước 19:16–18. Câu Mô Si A 3M 3} mang đến sự hiểu biết sâu sắc nào? Bằng cách nào Mô Si A 3giúp chúng ta biết ơn điều đã xảy ra cho Đấng Cứu Rỗi?

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả James E. Talmage thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi trong Vườn Ghết Sê Ma Nê:

Hình Ảnh
Anh Cả James E. Talmage

“Trí óc hạn hẹp không thể nào thấu hiểu được cường độ lẫn nguyên nhân của nỗi thống khổ của Đấng Ky Tô trong khu vườn. … Ngài vật lộn và rên xiết dưới một gánh nặng mà không một người nào khác đã sống trên thế gian mà có thể hiểu được. Đó không phải chỉ là nỗi đau đớn về thể xác, cũng không phải nỗi thống khổ về tinh thần khôngthôi, mà đã khiến cho Ngài gánh chịu nỗi đau khổ hoành hành đến rướm máu từ mỗi lỗ chân lông; nhưng nỗi thống khổ về tinh thần của linh hồn như vậy thì chỉ có Thượng Đế mới có thể trải qua được mà thôi. … Trong lúc thống khổ đó, Đấng Ky Tô đã đáp ứng và khắc phục được tất cả các cảnh khủng khiếp mà Sa Tan, ‘vua của thế gian này’ [Giăng 14:30] có thể gây ra. …

“Trong một cách nào đó, thực sự và thực tiễn, mà con người không thể hiểu nổi, Đấng Cứu Rỗi đã mang lấy gánh nặng tội lỗi của nhân loại từ thời A Đam cho đến lúc tận thế” (Jesus the Christ, xuất bản lần thứ 3 [1916], 613).

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy viết về một kinh nghiệm mà đã giúp các em biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi. Bằng cách nào việc ghi nhớ kinh nghiệm này thêm niềm vui vào cuộc sống của các em?

Mô Si A 3:11–27

Vua Bên Gia Min mô tả cách khắc phục con người thiên nhiên

Khi Vua Bên Gia Min tiếp tục giảng dạy cho dân của ông, ông đã dạy họ về cách mà Sự Chuộc Tội ban phước cho con cái của Thượng Đế. Ông cũng dạy cách chúng ta có thể khắc phục con người thiên nhiên và trở thành Các Thánh Hữu qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ban Phước Cho Con Gái của Giai Ru

Để hiểu rõ hơn về Sự Chuộc Tội ban phước cho con cái của Thượng Đế như thế nào, đọc những đoạn thánh thư sau đây và viết phần mô tả về nhóm người mà câu đó làm chứng là sẽ được ban phước qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô:

Là điều quan trọng để biết rằng mặc dù Chúa Giê Su Ky Tô đã chuộc tội lỗi của những người không biết phúc âm—những người chết trong tình trạng thiếu hiểu biết—nhưng họ vẫn còn phải hối cải và sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô trong thế giới linh hồn để được cứu rỗi (xin xem GLGƯ 131:6; 138:31–34). Ngoài ra, Chúa đã mặc khải rằng các trẻ em được sinh ra vô tội trước mặt Thượng Đế và Sa Tan không có khả năng để cám dỗ chúng. Cho đến khi trẻ em bắt đầu trở nên chịu trách nhiệm vào lúc tám tuổi, chúng đều được cứu rỗi qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mà không cần phải hối cải hoặc chịu phép báp têm (xin xem Mô Rô Ni 8:8–15; GLGƯ 29:46–47; 137:10).

Chúng ta phải hành động theo sự hiểu biết chúng ta có về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Đọc Mô Si A 3:12–13, và gạch dưới các từ và cụm từ dạy rằng chúng ta có thể được cứu khỏi tội lỗi của mình và vui mừng khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải.

Nhớ lại hình ảnh của cái chén tràn đầy “hạnh phúc.” Ghi nhớ những lời của vị thiên sứ tuyên bố rằng niềm vui xuất phát từ sự hiểu biết về giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Mô Si A 3:4–5). Để hiểu được sự tương phản của hình ảnh này, hãy đọc Mô Si A 3:24en}27. Gạch dưới điều mà những người chọn không hối cải sẽ lãnh chịu vào ngày phán xét.

Điều gì sẽ xảy ra cho những người chọn không sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải?

Sau khi giảng dạy cho dân Ngài về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi cũng như sự cần thiết phải hối cải và có đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, Vua Bên Gia Min đã dạy cho dân của ông về cách cởi bỏ phần tội lỗi của bản tính họ và trở thành Thánh Hữu nhờ vào Sự Chuộc Tội.

Đọc Mô Si A 3:19, và nhận ra bất cứ từ hoặc cụm từ nào mà các em không hiểu. Có thể là điều hữu ích để viết ba định nghĩa trong thánh thư của các em gần câu này. “Con người thiên nhiên” có nghĩa là người chọn để chịu ảnh hưởng của những niềm đam mê, ham muốn, và dục vọng của xác thịt hơn là những thúc giục của Đức Thánh Linh. “Chịu theo” có nghĩa là tuân phục theo một người nào đó hoặc một điều gì đó. “Những sự khuyên dỗ” là những lời mời thuyết phục hoặc dịu dàng. Mô Si A 3:19 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các em có thể muốn đánh dấu đoạn này một cách đặc biệt để có thể tìm ra nó trong tương lai).

  1. Hãy viết tiêu đề “Cởi Bỏ Con Người Thiên Nhiên” trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Dưới tiêu đề này, lập một bản liệt kê về điều Mô Si A 3:19 dạy chúng ta phải làm để khắc phục “con người thiên nhiên.” Khoanh tròn một hành động mà các em cảm thấy sẽ là quan trọng nhất để tập trung vào lúc này. Lập kế hoạch để áp dụng hành động này.

Một trong những nguyên tắc Mô Si A 3:19 dạy là nếu chúng ta chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh, thì chúng ta có thể khắc phục con người thiên nhiên nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô.

Hãy nói bằng lời riêng của các em, chịu theo “những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh” có nghĩa là gì?

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về việc cởi bỏ con người thiên nhiên: “ Sự ngay chính, thờ phượng, cầu nguyện, và học hỏi thánh thư riêng của cá nhân là rất quan trọng để ‘[cởi bỏ] con người thiên nhiên’ Mô Si A 3:19)” (“The Tugs and Pulls of the World,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, 36).

  1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em: Về những phương diện nào các em đang tìm cách chịu theo những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của các em?

  2. Các em có thể làm gì để chịu tuân theo một cách trọn vẹn hơn “những sự khuyên dỗ của Đức Thánh Linh” trong cuộc sống của mình? Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, viết một mục tiêu để giúp các em cải thiện trong lĩnh vực này trong tuần này. Các em có thể cân nhắc việc tập trung vào một trong những thuộc tính giúp chúng ta trở thành giống như một đứa trẻ, được liệt kê trong Mô Si A 3:19—ví dụ, trở nên phục tùng, nhu mì, khiêm nhường, kiên nhẫn, đầy tình yêu thương hơn, hoặc sẵn lòng tuân phục tất cả những điều gì Chúa thấy “cần gán cho” các em.

  3. Viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư một số những trở ngại trong cuộc sống của các em là những điều ngăn cản không cho các em chịu theo những sự khuyên dỗ của Thánh Linh.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—Mô Si A 3:19

  1. Để giúp các em ghi nhớ hoặc thuộc lòng Mô Si A, các em có thể muốn đọc câu này ba lần. Việc lặp lại này sẽ giúp các em trở nên quen thuộc với nội dung của câu thánh thư này. Sau khi làm điều này, hãy cố gắng viết càng nhiều càng tốt về câu này, hay các ý nghĩ trong câu này, trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em mà không tham khảo thánh thư của các em. Cố gắng lặp lại to câu này vào những lúc khác nhau, chẳng hạn như trong khi các em đang đi bộ, tập thể dục, hoặc chuẩn bị đi ngủ. Việc làm điều này trong nhiều ngày liên tiếp có thể giúp các em thuộc lòng và ghi nhớ các nguyên tắc quan trọng trong câu này.

  2. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Mô Si A 3 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: