Lớp Giáo Lý
Đơn Vị 30: Ngày 4, Ê The 12


Đơn Vị 30: Ngày 4

Ê The 12:27

Lời Giới Thiệu

Sau khi kể lại nhiều năm lịch sử của dân Gia Rết, Mô Rô Ni giới thiệu giáo vụ của tiên tri Ê The. Sau đó Mô Rô Ni ngừng lại ở truyện ký của ông và ghi lại một số phước lành đến với những người sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Ông cũng đã thú nhận một mối quan tâm. Ông lo lắng rằng những người sẽ đọc Sách Mặc Môn trong những ngày sau sẽ không chấp nhận sách này vì sự yếu kém của ông và các tác giả khác trong bài viết. Chúa đã hứa với Mô Rô Ni rằng Ngài củng cố sự yếu kém của tất cả những ai hạ mình xuống trước mặt Ngài và có đức tin.

Ê The 12:1–4

Ê The thuyết giảng sự hối cải cho dân Gia Rết

Hình Ảnh
thuyền neo vào bãi biển

Tại sao là quan trọng để một chiếc thuyền phải có neo? Một chiếc thuyền có thể gặp những nguy hiểm hoặc khó khăn nào nếu không có neo? Hãy viết lên chiếc thuyền trong hình Cuộc đời của tôi Hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau đây:

  • Nếu chiếc thuyền tượng trưng cho cuộc đời của các em, thì những con sóng có thể được so sánh với điều gì?

  • Nếu chúng ta so sánh những con sóng với những khó khăn và sự tà ác, thì cuộc đời của một người nào đó có thể giống như điều gì nếu người ấy không có một cái neo? (Xin xem Mặc Môn 5:18).

  • Chúa đã ban cho các em điều gì để giúp các em giữ an toàn tại chỗ như một cái neo?

Khi các em học Ê The 12, hãy tìm kiếm điều các em phải làm để được giống như một chiếc thuyền với một cái neo—vững vàng và an toàn bất kể những con sóng và những áp lực các em phải đối phó. Ê The 12 bắt đầu với Mô Rô Ni giới thiệu tiên tri Ê The, là người sống trong một thời kỳ mà dân chúng chối bỏ các vị tiên tri và sống trong cảnh tà ác. Đọc Ê The 12:1–3, và tìm kiếm bất cứ điều gì gây ấn tượng cho các em về hành động của Ê The trong những hoàn cảnh khó khăn này.

Trong khi đi khuyên nhủ mọi người nên hối cải, Ê The đã dạy điều mà một người tin nơi Thượng Đế có thể hy vọng mặc dù bị vây quanh bởi những khó khăn và sự tà ác. Đọc Ê The 12:4, và đánh dấu hy vọng đó là gì. (Khi các em đọc, thì có thể hữu ích để biết rằng việc có được “một chỗ bên tay phải của Thượng Đế” có nghĩa là trở về nơi hiện diện của Thượng Đế và nhận được cuộc sống vĩnh cửu).

  1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    1. Các em nghĩ việc có được hy vọng “chắc chắn” khác như thế nào với việc chỉ ước ao một điều gì đó?

    2. Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô cho phép chúng ta hy vọng “chắc chắn” về một chỗ bên tay phải của Thượng Đế?

    3. Những cụm từ trong Ê The 12:4 mô tả các hành động của một người nào đó là người có niềm hy vọng và đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Trên hình chiếc thuyền ở đầu bài học này, hãy viết lên hình cái neo với các từ đức tinhy vọng.

Ê The 12:4 dạy nguyên tắc rằng khi chúng ta có hy vọng và đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ nhận được sức mạnh để được vững vàng và dồi dào với những việc làm tốt đẹp.

Suy ngẫm về những lúc mà có thể là khó khăn cho các em để được vững vàng (kiên định) và được dồi dào với những việc làm tốt đẹp. Để giúp các em trong những tình huống này và trong suốt cuộc đời của các em, hãy tìm cách để có thể gia tăng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi các em tiếp tục học Ê The 12.

Ê The 12:5–22

Mô Rô Ni kể lại các phép lạ và những việc làm phi thường đã đến bởi đức tin

  1. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy hoàn tất câu sau đây với bất cứ lẽ thật phúc âm nào mà các em đang tìm kiếm một bằng chứng thuộc linh về lẽ thật đó: Tôi muốn nhận được một bằng chứng thuộc linh về …

Một số người cảm thấy rằng trước hết họ cần phải thấy bằng chứng về một lẽ thật và lẽ thật này phải chứng minh cho họ thấy trước khi họ chịu sống theo điều đó. Ê The nói về thái độ đó trong Ê The 12:5–6. Đọc những câu này và đánh dấu các phần của lời khuyên dạy của ông mà nổi bật đối với các em. (Ê The 12:6 là một đoạn thánh thư thông thạo).

Theo Ê The 12:6, chúng ta cần phải có điều gì trước khi nhận một bằng chứng từ Chúa? Điều gì đến với tâm trí khi các em nghĩ về “đức tin của mình [các người] đã được thử thách”?

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

Một số người giải thích lầm “đức tin của các người đã được thử thách” vì luôn luôn đề cập đến nỗi gian nan. Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra sự hiểu biết sâu sắc này về “đức tin của các người đã được thử thách” có nghĩa là: “Các [anh, chị] em có thể học cách sử dụng đức tin một cách hiệu quả hơn bằng cách áp dụng nguyên tắc này do Mô Rô Ni giảng dạy: ‘… các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách’ [Ê The 12:6; chữ nghiêng được thêm vào]. Vậy nên, mỗi khi đức tin của các [anh chị] em được thử thách, đó là hành động trong sự xứng đáng theo một ấn tượng, thì các [anh chị] em sẽ nhận được bằng chứng xác nhận của Thánh Linh. Những cảm nghĩ đó sẽ củng cố đức tin của các [anh chị] em. Khi các [anh chị] em lặp lại mẫu mực đó, thì đức tin của các [anh chị] em sẽ trở nên vững mạnh hơn” (“The Sustaining Power of Faith in Times of Uncertainty and Testing,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2003, 76).

Đọc những đoạn thánh thư sau đây, và tìm kiếm các phước lành xảy đến sau khi người ta sử dụng đức tin:

Là điều hữu ích để nhận thấy việc sử dụng từ sau khi trong Ê The 12:7, 12, 17, 18, và 31.

  1. Dựa trên điều các em đã học trong Ê The 12, bằng lời riêng của mình, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em cảm nghĩ của mình về điều Mô Rô Ni đã dạy về việc nhận được bằng chứng thuộc linh từ Chúa.

Một trong những nguyên tắc Mô Rô Ni đã dạy là: Nếu muốn có một bằng chứng, thì trước hết chúng ta phải sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  1. Đọc các tình huống sau đây, và sau đó viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em việc một người nào đó trong hai hoặc nhiều hơn trong số những tình huống đó có thể cho thấy đức tin nơi Chúa như thế nào:

    1. Một thiếu nữ muốn nhận được một bằng chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn.

    2. Một thiếu niên có một ước muốn mạnh mẽ để giúp những người thân yêu của mình chấp nhận phúc âm.

    3. Một thiếu nữ tìm kiếm Chúa để ban phước cho người cha bị bệnh của mình.

  2. Hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em về một lần khi các em hoặc một người quen của các em đã nhận được một bằng chứng hay phép lạ sau khi cho thấy đức tin.

Hãy nghĩ lại nguyên tắc hoặc giáo lý mà các em muốn nhận được một bằng chứng thuộc linh (xin xem bài tập 2 trong bài học này). Các em có thể làm gì để cho thấy đức tin của mình trước khi nhận được bằng chứng?

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—Ê The 12:6

  1. Để giúp các em thuộc lòng Ê The 12:6, đọc qua vài lần, sau đó viết xuống càng nhiều càng tốt về câu thánh thư đó nếu các em có thể nhớ được trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em. Sau đó, so sánh điều các em đã viết với câu thánh thư thực sự. Học câu thánh thư này một lần nữa, và viết câu đó xuống lần thứ hai trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em.

Ê The 12:23–41

Mô Rô Ni bày tỏ mối quan tâm về cách dân Ngoại sẽ phản ứng với Sách Mặc Môn

Như được ghi trong Ê The 12:23–41, Mô Rô Ni bày tỏ mối quan tâm rằng những người nhận được Sách Mặc Môn trong những ngày sau sẽ không chấp nhận sách vì sự yếu kém của ông và các tác giả khác trong bài viết. Khi các em đọc phản ứng của Chúa đối với mối quan tâm của Mô Rô Ni trong Ê The 12:26–27, hãy tìm kiếm việc Chúa đã phán rằng những điều yếu kém có thể trở nên mạnh mẽ như thế nào. (Ê The 12:27 là một câu thánh thư thông thạo).

Đôi khi thánh thư chỉ ra một nguyên tắc phúc âm bằng cách sử dụng các từ nếuthì. Từ nếu mô tả điều chúng ta phải làm, và thì giải thích điều sẽ xảy ra do các hành động của chúng ta. Đọc Ê The 12:27, nhận ra một nguyên tắc nếu–thì, và viết nguyên tắc đó dưới đây.

Nếu chúng ta , thì Chúa sẽ .

Các em sẽ thảo luận về những câu này cặn kẽ hơn trong bài học với giảng viên của các em trong tuần này. Các em cũng sẽ học và tìm hiểu thêm về cuộc thảo luận của Mô Rô Ni về đức tin, hy vọng, và lòng bác ái được tìm thấy trong Ê The 12:28–41.

Hình Ảnh
biểu tượng thông thạo thánh thư
Thông Thạo Thánh Thư—Ê The 12:27

Để giúp các em nhớ những ý nghĩ trong Ê The 12:27}, hãy chép lại câu sau đây vào một tờ giấy: Nếu … đến … chỉ cho thấy … yếu kém. … ban cho … yếu kém … khiêm nhường; … ân điển … tất cả những ai … hạ mình … nếu … hạ mình … đức tin … yếu kém … mạnh mẽ.

Đọc lại Ê The 12:27, lưu ý đến những từ này. Lặp lại câu thánh thư này càng nhiều càng tốt, chỉ nhìn vào những chữ trên giấy của các em. Đặt mảnh giấy ở một nơi nào đó mà các em sẽ thấy về sau trong ngày hôm nay hoặc ngày mai (ví dụ, trong túi của các em hoặc trong quyển thánh thư của các em). Ôn lại Ê The 12:27 bất cứ khi nào các em thấy tờ giấy này cho đến khi các em thuộc lòng câu đó.

  1. Viết điều sau đây ở dưới cùng của bài tập cho ngày hôm nay trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

    Tôi đã học Ê The 12 và hoàn tất bài học này vào (ngày).

    Các câu hỏi, những suy nghĩ, và những hiểu biết sâu sắc bổ sung tôi muốn chia sẻ với giảng viên của tôi: