Viện Giáo Lý
Bài học 24 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Quyền Năng Giải Cứu của Chúa


“Bài học 24 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Quyền Năng Giải Cứu của Chúa”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 24 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 24 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hình Ảnh
em thiếu nữ cầu nguyện

Quyền Năng Giải Cứu của Chúa

Khi gặp thử thách, anh chị em có bao giờ thấy mình tự hỏi: “Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?” hoặc “Tại sao Chúa không bỏ đi thử thách này cho tôi?” Từ Sách Mặc Môn, chúng ta có thể học được những bài học quan trọng về nguồn gốc của những thử thách và làm thế nào mà chúng ta có thể được ban phước khi hướng tới Đấng Cứu Rỗi để được giúp đỡ. Khi chuẩn bị cho buổi học, hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà anh chị em có thể đặt sự tin cậy sâu sắc hơn vào tình thương yêu, quyền năng và sự thông sáng vô tận của Chúa Giê Su Ky Tô khi Ngài hỗ trợ hoặc giải cứu cho anh chị em khỏi những thử thách mà anh chị em gặp phải.

Phần 1

Tại sao tôi có thử thách, ngay cả khi điều tôi đang làm là đúng?

Sách Mặc Môn giải thích rằng các thử thách có nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số thử thách là kết quả của tội lỗi. Ví dụ: Giê Rôm bị sốt dữ dội và đau ốm do ưu sầu về tội lỗi của mình (xin xem An Ma 15:3). Dân Nê Phi và dân La Man đã chịu đựng nhiều năm chiến tranh vì những lựa chọn tà ác của A Ma Lịch Gia (xin xem An Ma 46:9–10). Tuy nhiên, không phải mọi thử thách đều là kết quả của sự tà ác. Gia đình của Lê Hi và Ích Ma Ên đã phải chịu nhiều gian khổ, đó là một phần tự nhiên của cuộc hành trình qua vùng hoang dã (xin xem 1 Nê Phi 16:9–17:4).

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nhận xét về những thử thách này như sau:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Trong đời sống, nỗi đau đớn và thống khổ thường là để rèn luyện chúng ta, nhưng các bài học là nhằm tinh luyện, ban phước và củng cố chúng ta, chứ không phải hủy diệt chúng ta. (“Đức Tin qua Nỗi Thống Khổ Mang Lại Bình An và Niềm Vui,” Liahona, tháng Năm năm 2003, trang 17).

Hình Ảnh
An Ma Làm Phép Báp Têm trong Dòng Nước Mặc Môn, tranh do Arnold Friberg họa

Lời phát biểu của Anh Cả Hales được minh họa trong kinh nghiệm của An Ma và dân của ông. Họ tin vào những lời cảnh báo của Tiên Tri A Bi Na Đi. Sau khi cải đạo theo Chúa và được An Ma làm báp têm, dân chúng bị quân của Vua Nô Ê tà ác đuổi chạy vào vùng hoang dã. Sau cuộc hành trình kéo dài tám ngày, họ đến một xứ sở mới mà họ gọi là Hê Lam. Ở đây họ sống theo phúc âm và “gia tăng dân số và phát đạt vô cùng” (Mô Si A 23:20). Tuy nhiên, sự thái bình của họ cuối cùng đã bị phá vỡ bởi quân La Man đã tìm thấy họ và đưa họ vào vòng nô lệ. (Xin xem Mô Si A 17–1823.)

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Si A 23:21–24 và tìm kiếm những lý do tại sao Chúa cho phép cả những người ngay chính trải qua thử thách.

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Trong những phương diện nào mà việc tìm cách hiểu quan điểm vĩnh cửu của Chúa về những thử thách có thể giúp chúng ta điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn nhận những thử thách của chính mình?

Phần 2

Tại sao là điều quan trọng đối với tôi để đặt sự tin cậy vào kỳ định của Chúa trong những thử thách của tôi?

Sau khi An Ma và dân ông chú ý đến lời kêu gọi của A Bi Ni Đi để hối cải và chạy trốn vào vùng hoang dã, Vua Nô Ê và những người còn lại đã chối bỏ vị tiên tri và không hối cải. Vì tội lỗi của họ, họ đã bị dân La Man chế ngự và đưa vào vòng nô lệ. Trong thời trị vì của Vua Lim Hi, con trai của Nô Ê, người La Man đánh thuế nặng lên dân chúng và ngược đãi họ rất nhiều. Dân của Lim Hi đã cố gắng thoát khỏi vòng nô lệ ba lần nhưng không được và nhiều người đã chết trong những nỗ lực này. (Xin xem Mô Si A 12:2; 19:1–21:12.) Cuối cùng, họ đã tìm đến Chúa để được giúp đỡ.

Hình Ảnh
Sự Trở Lại, tranh do David Hoeft vẽ
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Si A 21:13–16 và tìm kiếm Chúa đã ban phước cho dân của Lim Hi như thế nào khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.

Khi dân của Lim Hi thực sự khiêm nhường và kêu cầu thống thiết lên Chúa, một nhóm tìm kiếm do Vua Mô Si A cử đến đã tìm thấy dân của Lim Hi. Nhóm tìm kiếm và Vua Lim Hi bàn với dân chúng để tìm cách thoát khỏi vòng nô lệ. Vào đêm đã định, họ gửi nhiều rượu hơn cho dân La Man, khiến chúng say sưa và ngủ thiếp đi. Sau đó, dân Lim Hi đã trốn thoát vào vùng hoang dã và đến Gia Ra Hem La an toàn. (Xin xem Mô Si A 21:23–22:14.)

Hình Ảnh
Vua Lim Hi và Dân Ông Trốn Thoát đến Gia Ra Hem La, tranh do Steven Lloyd Neal họa

Như đã được minh họa trong câu chuyện này, Chúa có mục đích và thời gian riêng của Ngài để giải thoát dân của Lim Hi.

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Nguyên tắc đầu tiên của phúc âm là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Đức tin có nghĩa là sự tin cậy—tin cậy vào ý muốn của Thượng Đế, tin cậy vào cách làm việc của Ngài và tin cậy vào thời gian của Ngài. Chúng ta không nên cố gắng áp đặt thời gian của mình cho Ngài. Như Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

“Vấn đề đối với chúng ta là đặt sự tin cậy nơi Chúa đủ để cũng đặt sự tin cậy vào kỳ định của Ngài. Nếu chúng ta thực sự có thể tin rằng Ngài vô cùng quan tâm đến sự an lạc của chúng ta, thì liệu chúng ta có để cho các kế hoạch của Ngài được tỏ ra theo cách Ngài nghĩ là tốt nhất không?” [Even As I Am (năm 1982), trang 93.] (“Timing,” Ensign, tháng Mười năm 2003, trang 12)

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Sử dụng những điều anh chị em đã học được từ kinh nghiệm của dân của Lim Hi, hãy ghi chép lại các nguyên tắc về cách thức Chúa hỗ trợ hoặc giải thoát những người tìm tới Ngài trong thử thách của họ. Hãy chuẩn bị để chia sẻ những nguyên tắc này với cả lớp.

Phần 3

Làm thế nào tôi có thể tiếp nhận được sức mạnh từ Chúa khi tôi chịu đựng những thử thách của mình?

Quân La Man truy đuổi dân của Lim Hi nhưng bị lạc. Cuối cùng chúng đã tìm thấy những thầy tư tế tà ác của Nô Ê, những kẻ đã gia nhập quân La Man. Trong khi đi vào vùng hoang dã, chúng phát hiện ra dân ngay chính của An Ma và đưa họ vào vòng nô lệ. A Mu Lôn, từng là một trong những thầy tư tế tà ác của Nô Ê, được vua của dân La Man chỉ định cai trị dân của An Ma. A Mu Lôn lập lên những tên cai trên người dân và đe dọa giết bất cứ ai nếu bị phát hiện thấy đang cầu nguyện. (Xin xem Mô Si A 22:15–16; 23:25–24:1; 24:8–11.)

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Si A 24:10–16, tìm kiếm xem Chúa đã giúp dân của An Ma trong nghịch cảnh của họ như thế nào. Anh chị em có thể dành một phút để suy ngẫm về việc Ngài đã an ủi và động viên anh chị em như thế nào trong lúc anh chị em gặp thử thách và đau khổ.

Dân của An Ma đã thực hành đức tin và lòng kiên nhẫn, cuối cùng thì Chúa đã giải thoát họ. Ngài “khiến cho dân La Man thảy đều ngủ say” (Mô Si A 24:19), giúp An Ma và dân ông trốn thoát đến vùng đất Gia Ra Hem La. (Xin xem Mô Si A 24:17–25.)

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về kinh nghiệm này:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Những thử thách và khó khăn không phải được cất ngay lập tức khỏi những người này. Nhưng An Ma và những người theo ông đã được củng cố, và có thêm khả năng để làm cho gánh nặng được nhẹ nhàng hơn. …

Những gánh nặng duy nhất trong mỗi cuộc đời của chúng ta giúp chúng ta phải dựa vào sự ngay chính, lòng thương xót và ân điển của Đấng Mê Si Thánh (xin xem 2 Nê Phi 2:8). Tôi làm chứng và hứa rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ giúp chúng ta mang gánh nặng của mình một cách nhẹ nhàng (xin xem Mô Si A 24:15). Khi cùng mang ách với Ngài qua các giao ước thiêng liêng và nhận được quyền năng làm cho có khả năng [của Ngài]… trong cuộc sống của mình, thì chúng ta sẽ tìm cách gia tăng việc hiểu và sống theo ý muốn của Ngài. Chúng ta cũng sẽ cầu nguyện để có được sức mạnh để học hỏi, thay đổi, hoặc chấp nhận hoàn cảnh của mình thay vì cầu nguyện khẩn thiết để Thượng Đế thay đổi hoàn cảnh của chúng ta theo ý muốn của chúng ta. (“Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng,” Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 89, 90)

Hình Ảnh
Gặp Đấng Cứu Rỗi, tranh do Jen Tolman họa
Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Hãy suy ngẫm về những cách thức khác nhau mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã nâng cao khả năng mang gánh nặng của anh chị em. Cân nhắc việc bày tỏ lòng biết ơn của anh chị em đối với sự giúp đỡ của Các Ngài trong lời cầu nguyện.