Viện Giáo Lý
Bài học 26 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sau Khi Đức Tin Đã Được Thử Thách


“Bài học 26 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sau Khi Đức Tin Đã Được Thử Thách”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 26 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 26 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Sau Khi Đức Tin Đã Được Thử Thách

Hình Ảnh
em thiếu niên nhìn qua cửa sổ

Anh chị em có bao giờ cầu xin có được một phép lạ chưa? Anh chị em có tìm kiếm lời chứng thuộc linh sâu sắc hơn về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài không? Có điều gì mà anh chị em đang hy vọng nhận được từ Chúa trong cuộc sống của mình ngay bây giờ không? Hãy suy ngẫm về những hy vọng và mong muốn này khi anh chị em nghiên cứu thêm về đức tin và cách thực hành đức tin đó được giảng dạy trong Sách Mặc Môn.

Phần 1

Việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi học hỏi và phát triển như thế nào khi đương đầu với thử thách?

Trong sách Ê The, Mô Rô Ni đã ghi lại rằng khi chiến tranh, sự phản nghịch và tà ác tràn ngập xã hội của dân Gia Rết, Chúa đã gửi Tiên Tri Ê The đến để tuyên bố về đức tin, sự hối cải và hy vọng cho dân chúng.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Ê The 12:3–7, 12, 18 và suy ngẫm tại sao đức tin nơi Thượng Đế là điều cần thiết trong sự tiến triển phần thuộc linh của chúng ta.

Vì Chúa yêu thương chúng ta và muốn chúng ta được tiến triển, Ngài cho chúng ta cơ hội để thử thách đức tin của mình nơi Ngài. Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Anh Cả Richard G. Scott

Mỗi lần các anh chị em “thử thách đức tin của mình”—nghĩa là, xứng đáng hành động theo một ấn tượng—thì các anh chị em sẽ nhận được bằng chứng xác nhận của Thánh Linh. Khi hành động theo sự hiểu biết tốt nhất của mình, nhưng các anh chị em vẫn còn ngờ vực về điều phải làm, nếu các anh chị em sử dụng đức tin thì các anh chị em sẽ được dẫn dắt để tìm ra những giải pháp mình không thể nào tìm ra được bằng cách nào khác. (“Quyền Năng Biến Đổi của Đức Tin và Chí Khí,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 44)

Hình Ảnh
em thiếu nữ ngắm hoàng hôn

Hãy suy nghĩ về những lần trong đời khi anh chị em đã hành động với đức tin nơi Chúa và sau đó tiếp nhận lời chứng thiêng liêng. Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã có lần giải thích rằng việc luôn trung tín trong thời gian thử thách đã giúp ông phát triển về mặt thuộc linh như thế nào:

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

Mặc dù tôi đã đau khổ, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi biết ơn rằng đã không có một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề của tôi. Việc tôi bắt buộc phải tin cậy vào Thượng Đế để giúp đỡ hầu như mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài nhiều năm đã thật sự dạy tôi cách cầu nguyện và nhận được câu trả lời cho lời cầu nguyện và dạy tôi trong một cách thực tiễn để có đức tin nơi Thượng Đế. Tôi bắt đầu biết Đấng Cứu Rỗi và Cha Thiên Thượng của tôi trong một cách thức và một mức độ mà có thể đã không xảy ra trong tình huống khác hoặc tôi có thể mất thời gian rất lâu để biết được. … Tôi học cách hết lòng tin cậy Chúa. Tôi học cách bước đi với Ngài ngày này qua ngày khác. (“Look to God Each Day,” New Era, tháng Tư năm 2015, trang 4)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã học được những bài học nào hoặc nhận được những phước lành nào khi tiếp tục trung tín trong những lúc khó khăn? Làm thế nào mà loại kinh nghiệm này có thể giúp anh chị em đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô?

Phần 2

Trong những phương diện nào tôi có thể được ban phước và được làm cho có khả năng bằng cách thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Như được chép trong Ê The 12:7–22, Mô Rô Ni đã đưa ra ví dụ về những người thực hành đức tin và được ban phước bằng các phép lạ, sự mặc khải, giải thoát, sự cải đạo và những lời hứa. Nhận xét về anh của Gia Rết, người đã dời núi Giê Rin nhờ quyền năng của Chúa, Mô Rô Ni kết luận: “Và nếu ông ta không có đức tin thì núi đó đã không dời đi, vậy nên [Chúa] chỉ thực hiện sau khi loài người có đức tin” (Ê The 12:30).

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô thúc đẩy chúng ta phải làm những điều mà chúng ta sẽ không làm nếu không có đức tin. Đức tin mà thúc đẩy chúng ta đến hành động cho chúng ta tiếp cận nhiều hơn với quyền năng của Ngài. (“Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 41)

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy tìm một đoạn thánh thư hoặc câu chuyện trong Sách Mặc Môn giải thích về những người nhận được sự giúp đỡ thiêng liêng sau khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu anh chị em muốn xem một vài ví dụ thì hãy cân nhắc đọc các đoạn sau đây:

Sau khi nghiên cứu một trong các đoạn thánh thư này hoặc đoạn thánh thư mà anh chị em nghĩ đến, hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây và ghi lại câu trả lời của anh chị em. Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của anh chị em với cả lớp.

  1. Mỗi cá nhân hoặc dân chúng đã thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Chúa đã ban những phước lành và quyền năng thiêng liêng nào sau khi họ thực hành đức tin nơi Ngài?

  2. Chúng ta có thể học được các nguyên tắc hoặc cách thực hành nào từ câu chuyện này? Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc hoặc cách thực hành này như thế nào vào cuộc sống của mình?

Hình Ảnh
Những Chiếc Thuyền của Dân Gia Rết, tranh do Gary E. Smith họa

Anh Cả L. Whitney Clayton thuộc Chủ Tịch Đoàn Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy những điều sau đây về việc sống theo đức tin:

Hình Ảnh
Anh Cả L. Whitney Clayton

Thượng Đế yêu cầu chúng ta hãy kiên nhẫn với Ngài—tin cậy Ngài và [noi] theo Ngài. Ngài khẩn nài với chúng ta “chớ nên tranh biện vì lẽ mình không trông thấy được.” Ngài cảnh báo chúng ta rằng chúng ta không nên mong đợi những sự đáp ứng dễ dàng hay những sự chỉnh sửa nhanh chóng từ thiên thượng. Mọi việc sẽ được ổn thỏa khi chúng ta đứng vững vàng trong thời gian “đức tin [của chúng ta] được thử thách”, cho dù thử thách đó khó có thể chịu đựng hoặc làm chậm sự đáp ứng đang đến [xin xem Ê The 12:6]. Tôi không nói về “sự mù quáng vâng lời” [xin xem Boyd K. Packer, “Agency and Control,” Ensign, tháng Năm năm 1983, trang 66–68] mà về sự tin tưởng đầy thận trọng nơi tình yêu thương trọn vẹn và kỳ định trọn vẹn của Chúa. (“Người Biểu Chi, Hãy Vâng Theo Cả,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 99)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Chúa có thể đang yêu cầu anh chị em làm điều gì mà đòi hỏi anh chị em phải hành động theo đức tin? Bằng cách nào anh chị em có thể cho thấy đức tin của mình nơi Ngài khi anh chị em tiến về phía trước?

Phần 3

Tôi cần làm gì để đạt được hoặc củng cố lời chứng cá nhân của mình về Sách Mặc Môn?

Sau khi nền văn minh của dân Nê Phi bị diệt vong, chỉ còn lại một mình Mô Rô Ni còn sống để hoàn thành Sách Mặc Môn. Trước khi niêm phong biên sử này, ông đã đưa ra một vài lời khuyên bảo và động viên. Ông khẩn nài những độc giả tương lai hãy tiếp cận Sách Mặc Môn với đức tin để họ có thể nhận được lời chứng cá nhân từ Đức Thánh Linh rằng sách này là đúng thật.

Hình Ảnh
Mô Rô Ni viết trên các bảng khắc bằng vàng
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc lời mời của Mô Rô Ni Mô Rô Ni 10:3–5 và cân nhắc đánh dấu cách mà chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và bắt đầu biết rằng Sách Mặc Môn là đúng thật.

Hình Ảnh
hai người thành niên trẻ tuổi đang đọc Sách Mặc Môn

Trong khi phục sự với tư cách là thành viên của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả Gene R. Cook đã giải thích làm thế nào mà việc chấp nhận lời mời của Mô Rô Ni là một hành động với đức tin:

Hình Ảnh
Anh Cả Gene R. Cook

Hãy lưu ý cách thức đặc biệt mà chúng ta tiếp nhận câu trả lời từ Thượng Đế: chúng ta phải “cầu vấn với một tấm lòng chân thành, với chủ ý thật sự cùng có đức tin nơi Đấng Ky Tô” [Mô Rô Ni 10:4]. Hãy suy ngẫm lại về câu “có đức tin nơi Đấng Ky Tô.” Điều này biểu thị một trạng thái quan trọng của tâm trí. Có đức tin nơi Đấng Ky Tô có nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng có Thượng Đế; chấp nhận rằng nhờ quyền năng của Vị Nam Tử của Ngài là Chúa Giê Su Ky Tô, Thượng Đế có thể đáp ứng lời cầu nguyện của chúng ta; và tin rằng Thượng Đế có thể cho chúng ta biết lẽ thật. Chúng ta đặt mình ra khỏi ranh giới trung lập bằng cách thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô. Chúng ta hành động! Mặc dù đức tin của chúng ta có thể nhỏ bé, chúng ta hãy làm theo lời An Ma đã dạy: chúng ta “vận dụng một chút ít đức tin, phải, ngay cả nếu [chúng ta] không thể làm gì khác hơn là muốn tin [rằng Thượng Đế có thể giúp chúng ta], thì xin hãy để cho sự mong muốn này tác động trong [chúng ta]” (An Ma 32:27). (“Moroni’s Promise,” Ensign, tháng Tư năm 1994, trang 14)

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Hãy suy ngẫm về cách mà lời mời và lời hứa của Mô Rô Ni tuân theo khuôn mẫu nhận được một lời chứng sau khi thực hành đức tin (xin xem Ê The 12:6). Kinh nghiệm của anh chị em với việc nhận được một sự làm chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn là gì? Anh chị em có thể làm gì để đạt được chứng ngôn của riêng mình về Sách Mặc Môn hoặc củng cố thêm chứng ngôn mà anh chị em đã có?