Viện Giáo Lý
Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Vâng Theo Các Giáo Lệnh Của Thượng Đế


“Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Vâng Theo Các Giáo Lệnh Của Thượng Đế”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Vâng Theo Các Giáo Lệnh Của Thượng Đế

Đơn vị này sẽ cung cấp cho học viên cơ hội để suy ngẫm về những điều họ có thể làm để thực hành sự tin cậy lớn hơn nơi Chúa khi họ đối phó với những thử thách của cuộc sống. Trong bài học này, học viên sẽ có thể giải thích việc Chúa Giê Su Ky Tô thể hiện sự tin cậy hoàn hảo nơi Cha Thiên Thượng bằng cách tuân theo tất cả các giáo lệnh của Ngài như thế nào. Học viên cũng sẽ nhận ra các phước lành của sự vâng lời và suy ngẫm những điều họ có thể làm để noi theo tấm gương vâng lời của Chúa Giê Su Ky Tô một cách trọn vẹn hơn.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô vâng theo ý muốn của Cha Thiên Thượng trong mọi điều.

Trưng bày những hình ảnh đi kèm bài học về Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó, mời học viên xem lại 2 Nê Phi 31:6–7, 10; 3 Nê Phi 11:11; 27:13 và tìm kiếm những điều chúng ta có thể học được về sự vâng lời từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Hình Ảnh
Giăng Báp Tít làm phép báp têm cho Chúa Giê Su Ky Tô
Hình Ảnh
Chúa Giê Su cầu nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê
Hình Ảnh
Chúa Bị Đóng Đinh Trên Thập Tự Giá, tranh do Carl Heinrich Bloch họa
  • Chúng ta học được điều gì về sự vâng lời từ tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô? (Học viên có thể nhận ra một số lẽ thật tương tự như sau: Bằng cách khiêm nhường phục tùng ý muốn của Cha Thiên Thượng trong mọi sự, Chúa Giê Su Ky Tô đã nêu tấm gương hoàn hảo về sự vâng lời để chúng ta noi theo.)

  • Anh chị em nghĩ tại sao việc Chúa Giê Su Ky Tô sẵn sàng vâng lời Đức Chúa Cha là điều cần thiết cho sự thành công trong sứ mệnh trên trần thế của Ngài? Sự vâng lời có vai trò cần thiết như thế nào cho sự thành công của anh chị em trong cuộc sống này và cuộc sống mai sau?

  • Tấm gương về sự vâng lời của Đấng Cứu Rỗi có thể soi dẫn và củng cố anh chị em như thế nào để tuân phục ý muốn của Cha Thiên Thượng hơn?

Để giúp học viên hiểu rõ hơn những gì họ có thể đạt được qua sự vâng lời của chính họ, anh chị em có thể muốn chia sẻ lời phát biểu sau đây của Anh Cả Von G. Keetch thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

Hình Ảnh
Anh Cả Von G. Keetch

Sự vâng lời chân thành … là tự dâng hiến mình trọn vẹn lên [Cha Thiên Thượng] và để cho Ngài vạch ra con đường của chúng ta trong thời gian [bình yên] lẫn thời gian khó khăn, vì hiểu rằng Ngài có thể giúp chúng ta trở thành con người tốt hơn là mình có thể tự trở thành. …

… [Các lệnh truyền này] đánh dấu cách chúng ta nên hành động—và quan trọng hơn nữa, các lệnh truyền này giúp chúng ta hiểu con người mà mình phải trở thành. (“Trạng Thái Đầy Phước Lành và Hạnh Phúc của Những Người Tuân Giữ Các Lệnh Truyền của Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 117)

  • Anh chị em có thể làm gì để noi theo tấm gương về sự vâng lời của Chúa một cách trọn vẹn hơn? (Có thể là hữu ích để cho các học viên thời gian suy ngẫm và ghi lại những ý nghĩ và cảm nghĩ của họ.)

Mời học viên đọc 1 Nê Phi 2:20–21 và cân nhắc chia sẻ tình huống sau đây:

Marcel thất vọng với lời hứa của Sách Mặc Môn rằng những ai tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế sẽ thịnh vượng. Anh chuyên tâm tuân giữ các giáo lệnh nhưng có rất ít tiền và phải vật lộn để trả các hóa đơn mỗi tháng. Anh không cảm thấy thịnh vượng lắm.

Mời học viên xem lại những điều họ đã học trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị mà có thể giúp Marcel mở rộng sự hiểu biết của mình về những cách thức khác nhau mà Chúa có thể ban sự thịnh vượng và ban phước cho những ai tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.

  • Anh chị em có thể chia sẻ điều gì với Marcel để giúp anh ấy mở rộng sự hiểu biết của mình về những cách khác nhau mà chúng ta có thể thịnh vượng và được ban phước khi tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế?

Để làm cho cuộc thảo luận được sâu sắc hơn, anh chị em có thể muốn trưng bày các đoạn thánh thư sau đây và mời học viên chọn một hoặc hai đoạn để nghiên cứu: 1 Nê Phi 3:7; 1 Nê Phi 17:3; 1 Nê Phi 20:18; 1 Nê Phi 22:31; Mô Si A 2:41; An Ma 12:9–10; An Ma 50:22–23; 3 Nê Phi 14:24–25.

Sau khi học viên nghiên cứu các đoạn thánh thư đã chọn, hãy trưng bày lời phát biểu dở dang sau đây và mời học viên chia sẻ xem họ sẽ hoàn thành câu đó như thế nào: Vì tôi tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế, …

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy chia sẻ chứng ngôn. Suy ngẫm về vai trò của chứng ngôn trong lớp học của anh chị em. Học viên của anh chị em có thường xuyên có cơ hội làm chứng về lẽ thật của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ không? Họ đã nghe và cảm nhận được lời làm chứng của anh chị em về phúc âm của Chúa chưa? Anh chị em có thể làm gì hơn nữa để thúc đẩy một môi trường mà việc chia sẻ chứng ngôn là một phần phổ biến và tự nhiên của kinh nghiệm học tập?

  • Có khi nào anh chị em hoặc một người nào đó mà anh chị em biết trải qua bất kỳ phước lành nào có trong các đoạn thánh thư này bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế không? (Anh chị em có thể khuyến khích học viên chia sẻ những điều họ đã học được khi thảo luận câu hỏi này với một người bạn hoặc người trong gia đình để chuẩn bị cho buổi học.)

Các chiến sĩ trẻ tuổi vâng lời một cách rất chính xác.

Anh chị em có thể muốn trưng bày hình ảnh đi kèm bài học và mời một học viên thuật lại câu chuyện về các chiến sĩ trẻ tuổi (xin xem phần 3 của tài liệu chuẩn bị).

Hình Ảnh
Hai Ngàn Chiến Sĩ Trẻ Tuổi, tranh do Arnold Friberg họa

Mời học viên xem lại An Ma 57:21, 27; 58:40 và tìm kiếm xem những đoạn này dạy cho chúng ta điều gì về sự vâng lời. Hãy cân nhắc những câu hỏi nào sau đây mà anh chị em có thể muốn hỏi để giúp học viên khám phá những điều họ cần học hỏi từ tấm gương của các chiến sĩ trẻ tuổi.

  • Chúng ta có thể học được điều gì về sự vâng lời từ tấm gương của các chiến sĩ trẻ tuổi? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật giống như sau: Khi chúng ta cố gắng vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế một cách chính xác và liên tục đặt sự tin cậy nơi Ngài, Ngài sẽ ban phước cho chúng ta.)

  • Anh chị em nghĩ cố gắng vâng lời một cách chính xác có nghĩa là gì? Vâng lời một cách chính xác khác với vâng lời tùy ý như thế nào? (Anh chị em có thể muốn xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Dựa trên cuộc thảo luận, anh chị em cũng có thể cân nhắc chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Nelson: “Sự vâng lời mang lại thành công; sự vâng lời một cách chính xác mang lại những phép lạ” [trong R. Scott Lloyd, “Elder Nelson Delivers Spiritual Thanksgiving Feast to MTCs,” Church News, ngày 4 tháng Mười Hai năm 2013, ChurchofJesusChrist.org].)

  • Anh chị em cần tuân theo lời giảng dạy hoặc giáo lệnh nào một cách chính xác hơn? (Mời học viên yên lặng suy nghĩ về câu hỏi này và cân nhắc viết một kế hoạch cho những điều họ có thể làm để đạt được sự thay đổi này.)

  • Tại sao lại quan trọng để dựa vào quyền năng làm cho có khả năng của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi khi chúng ta cố gắng vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế một cách chính xác? (Có thể là hữu ích để xem lại lời phát biểu thứ hai của Anh Cả David A. Bednar trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.) Vào những lúc nào anh chị em đã cảm thấy quyền năng làm cho có khả năng của Đấng Cứu Rỗi giúp anh chị em vâng lời hơn các giáo lệnh của Thượng Đế?

Để giúp học viên đánh giá điều họ đã học được về sự vâng lời, hãy cân nhắc thảo luận tình huống sau đây:

Maria và Francesco gần đây đã đính hôn và đã định ngày kết hôn. Giờ đây, khi đã cam kết sẽ kết hôn, họ ngày càng trở nên thờ ơ trong việc tuân giữ luật trinh khiết. Họ cảm thấy chính đáng khi “bẻ cong luật lệ” vì họ yêu nhau và đã cam kết kết hôn.

  • Dựa trên những điều đã học được về việc vâng lời các giáo lệnh của Thượng Đế, anh chị em sẽ đưa ra lời khuyên bảo nào cho Maria và Francesco?

  • Làm thế nào mà sự vâng lời một cách chính xác có thể ban phước, hướng dẫn và bảo vệ Maria và Francesco khi họ chuẩn bị cho cuộc hôn nhân sắp tới?

Cho Buổi Học Lần Sau

Nêu ra rằng trong buổi học lần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về cảnh nô lệ của dân Lim Hi và dân An Ma. Khuyến khích học viên hoàn tất tài liệu chuẩn bị cho buổi học tiếp theo và tìm kiếm xem làm thế nào mà việc giải thoát cho những người này chỉ có thể thực hiện được khi họ đặt trọn sự tin cậy nơi Chúa.