Viện Giáo Lý
Bài Học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tiến Bước trên Con Đường Giao Ước


“Bài Học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tiến Bước trên Con Đường Giao Ước,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 11 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Tiến Bước trên Con Đường Giao Ước

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải những tội lỗi của chúng ta là những bước đầu tiên trên con đường giao ước dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu. Qua giáo lễ báp têm, chúng ta thiết lập một mối quan hệ giao ước với Cha Thiên Thượng của chúng ta và Chúa Giê Su Ky Tô. Trong bài học này, học viên sẽ có thể chia sẻ kinh nghiệm về cách họ tuân giữ giao ước báp têm trong cuộc sống hằng ngày, làm chứng về ảnh hưởng thanh tẩy của Đức Thánh Linh, và nhận ra điều gì họ có thể làm để kiên trì đến cùng với niềm hy vọng và niềm vui lớn lao hơn.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy khuyến khích một tinh thần luôn tìm hiểu. Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nhận xét: “Trọng tâm của tất cả việc học hỏi và giảng dạy là hỏi và trả lời câu hỏi” (“The Lord Will Multiply the Harvest” [bài nói chuyện trong buổi phát sóng qua hệ thống vệ tinh dành cho các nhà giáo dục tôn giáo thuộc Hệ Thống Giáo Dục Giáo Hội, ngày 6 tháng Hai năm 1998, trang 5–6]). Chúng ta thường áp dụng nguyên tắc này cho các giảng viên để đặt ra câu hỏi và các học viên để trả lời những câu hỏi đó. Mặc dù những câu hỏi có hiệu quả của giảng viên có thể tạo điều kiện cho học viên học tập, nhưng các câu hỏi của học viên cũng có thể đóng một vai trò thiết yếu trong kinh nghiệm học tập. Hãy tìm cách để tạo ra một bầu không khí học hỏi nơi mà các câu hỏi của học viên đều được khuyến khích, được tôn trọng, và được giải đáp kỹ lưỡng. Một giảng viên sáng suốt không tự động trả lời hay lập tức trả lời mọi câu hỏi mà học viên đưa ra. Họ có thể mời các học viên khác trả lời, hướng họ đến một nguồn tài liệu đầy soi dẫn, hoặc mời họ dành thời gian bên ngoài lớp học để nghiên cứu sâu hơn nữa và sau đó mời họ cho biết về những điều họ học được.

An Ma và Nê Phi dạy về tầm quan trọng của giao ước báp têm của chúng ta và ân tứ của Đức Thánh Linh.

Trưng bày lời phát biểu sau đây của Anh Cả Benjamin M. Z. Tai thuộc Thầy Bảy Mươi:

Hình Ảnh
Anh Cả Benjamin M. Z. Tai

Kế hoạch hành động của Chúa dành cho chúng ta—giáo lý của Đấng Ky Tô—được giảng dạy rõ ràng nhất trong Sách Mặc Môn. Nó bao gồm … lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế qua các giáo lễ như phép báp têm. Điều này sẽ giúp chúng ta giữ vững trên con đường giao ước hướng đến Ngài. (“Quyền Năng của Sách Mặc Môn trong Sự Cải Đạo,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 46)

  • Trong những phương diện nào phép báp têm của anh chị em đã ảnh hưởng đến khả năng của anh chị em để trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Trưng bày câu chưa hoàn thành này: Khi chúng ta chịu phép báp têm, chúng ta giao ước để …

Mời học viên xem lại Mô Si A 18:8–10, tìm kiếm những điều mà chúng ta hứa để làm và trở thành khi chịu phép báp têm. (Câu trả lời của học viên có thể gồm có như sau: Khi chúng ta chịu phép báp têm, chúng ta giao ước mang gánh nặng lẫn cho nhau; than khóc với những ai than khóc; an ủi những ai cần được an ủi; đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế; phục vụ Ngài; tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.)

Nhắc học viên nhớ rằng họ được mời suy nghĩ về những ví dụ mà họ thấy về những người mà tôn trọng các giao ước báp têm. Cho học viên một vài phút để nhớ đến ví dụ của mình và sau đó chia sẻ những ý tưởng của họ với một người bạn hoặc trong nhóm nhỏ. Sau khi học viên đã chia sẻ về những ví dụ của mình với nhau, hãy cân nhắc hỏi học viên các câu hỏi sau đây:

  • Một số ví dụ về Chúa Giê Su Ky Tô sống theo giao ước báp têm của Ngài để an ủi, củng cố, và than khóc với người khác là gì?

  • Anh chị em đã học hỏi được điều gì trong cuộc sống mình về việc than khóc với những ai than khóc hoặc an ủi với những ai cần được an ủi? (Anh chị em có thể mời học viên xem lại lời phát biểu của Anh Cả Dale G. Renlund có trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Có điều gì khác biệt khi anh chị em cố gắng nhìn những người khác theo như cách Cha Thiên Thượng nhìn họ?

Nêu ra rằng khi chúng ta tuân giữ giao ước báp têm của mình thì Chúa hứa ban cho chúng ta sự đồng hành của Đức Thánh Linh. Mời học viên xem lại 2 Nê Phi 31:13, 17 và tìm kiếm xem chúng ta được ban phước như thế nào khi chúng ta tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh.

  • Anh chị em sẽ giải thích như thế nào về ý nghĩa của phép báp têm bằng lửa và việc nói được ngôn ngữ của các thiên thần cho một người nào đó đang chuẩn bị chịu phép báp têm? (Cân nhắc xem lại các lời phát biểu của Chủ Tịch Boyd K. PackerAnh Cả David A. Bednar có trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Trong những phương diện nào anh chị em đã có được những phước lành này?

Anh chị em có thể cho học viên thời gian để suy ngẫm những câu hỏi sau đây:

  • Tôi đang làm gì để mời gọi các phước lành của Đức Thánh Linh vào cuộc sống của mình? Tôi cần tiếp tục làm điều gì, bắt đầu làm điều gì, hoặc ngừng làm điều gì để tôi có thể vui hưởng quyền năng thanh tẩy của Đức Thánh Linh một cách trọn vẹn hơn?

Nê Phi dạy về tầm quan trọng của việc kiên trì đến cùng.

Cân nhắc sử dụng câu chuyện sau đây mà Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ hoặc một câu chuyện riêng của mình mà minh họa tầm quan trọng của việc kiên trì chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Năm 1968, một vận động viên chạy đua marathon có tên là John Stephen Akhwari đã đại diện cho nước Tanzania trong một giải thi đấu quốc tế. “Khoảng một giờ sau khi [người chiến thắng] đã vượt qua vạch đích, John Stephen Akhwari … chạy vào sân vận động, là người cuối cùng chạy hết chặng đường. [Mặc dù kiệt sức, bị chuột rút, khát nước, và mất định hướng,] anh đã nghe thấy một tiếng nói vang vọng từ trong lòng là đừng bỏ cuộc, vì thế anh đã tiếp tục chạy. … Khi được hỏi tại sao anh hoàn thành một cuộc đua mà anh không thể thắng, Akhwari đáp: “Đất nước tôi không gửi tôi đi xa 5000 dặm để bắt đầu cuộc đua; mà đất nước tôi gửi tôi đi để hoàn thành cuộc đua.” (“Behold, We Count Them Happy Which Endure,” Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 76)

  • Một số lý do mà John Stephen Akhwari có thể đã chọn để không hoàn thành cuộc đua là gì?

  • Kinh nghiệm của John có thể được so sánh với những thử thách chúng ta có thể gặp phải khi cố gắng tuân giữ các giao ước của mình như thế nào?

  • Một vài lý do mà một số người có thể chọn không tiếp tục trung thành với các giao ước của họ là gì?

Để khuyến khích thảo luận, anh chị em có thể muốn mời học viên chia thành các nhóm nhỏ và đọc 2 Nê Phi 31:15–16, 19–21, tìm kiếm ý nghĩa của việc kiên trì đến cùng. (Anh chị em cũng có thể mời học viên đọc một số câu thánh thư liệt kê trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư trong đề tài “Kiên Trì.”)

Sau khi đã đủ thời gian rồi, hãy mời học viên chia sẻ điều họ học được. (Học viên có thể nhận ra các lẽ thật tương tự như sau: Khi chúng ta tiến bước với sự trì chí trong Đấng Ky Tô trên con đường chật và hẹp và kiên trì đến cùng, thì Cha Thiên Thượng sẽ ban phước cho chúng ta với cuộc sống vĩnh cửu.) Cân nhắc câu hỏi nào trong số những câu hỏi sau đây có thể giúp đỡ hữu hiệu nhất cho học viên của anh chị em để hiểu sâu nguyên tắc này hơn:

  • Đối với anh chị em, ý nghĩa của việc tiến bước với sự trì chí trong Đấng Ky Tô và với một niềm hy vọng xán lạn là gì?

  • Một số ví dụ từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, từ một nhân vật trong Sách Mặc Môn, hoặc từ một người nào đó anh chị em biết mà có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc kiên trì đến cùng là gì? (Các học viên có thể đã ghi lại câu trả lời cho câu hỏi này khi họ học phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Trong những cách nào anh chị em sẽ tiếp tục tiến bước với sự trì chí trong Đấng Ky Tô? Có điều gì mà anh chị em có thể làm để kiên trì đến cùng với niềm hy vọng và niềm vui lớn lao hơn không?

Anh chị em có thể muốn kết thúc bằng cách chia sẻ chứng ngôn của mình hoặc mời một học viên chia sẻ chứng ngôn của người ấy về các lẽ thật được tìm thấy trong bài học này.

Cho Buổi Học Lần Sau

Hỏi học viên xem họ sẽ nói sao khi một người nào đó hỏi là họ đã được sinh lại chưa. Mời học viên đọc tài liệu chuẩn bị cho bài học lần sau và suy ngẫm ý nghĩa của việc được sinh lại phần thuộc linh và thực sự được cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.