Viện Giáo Lý
Bài Học 5: Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết


“Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết

Hình Ảnh
Leaving the Garden of Eden (Rời Khỏi Vườn Ê Đen), tranh do Joseph Brickey họa

Trong đơn vị này, anh chị em sẽ có cơ hội để cân nhắc cách mà kế hoạch cứu chuộc của Cha Thiên Thượng giúp cho con cái của Ngài có thể được cứu khỏi tội lỗi và cái chết. Khi anh chị em học bài học này, hãy cân nhắc xem Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, ân tứ quyền tự quyết, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là thiết yếu ra sao đối với kế hoạch của Cha Thiên Thượng để cứu chuộc anh chị em và giúp anh chị em trở nên giống như Ngài hơn. Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã dạy rằng “không một quyển sách nào khác trên thế gian có thể giải thích giáo lý thiết yếu [về Sự Sa Ngã và việc chúng ta cần đến Đấng Ky Tô] rành mạch và cặn kẽ như Sách Mặc Môn” (“The Book of Mormon and the Doctrine and CovenantsEnsign, tháng Năm năm 1987, trang 85).

Phần 1

Tại sao Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là thiết yếu cho sự tiến triển của tôi?

Cụm từ “Sự Sa Ngã” ám chỉ những tình trạng và hậu quả của cuộc sống trần thế mà đã đến với A Đam và Ê Va và con cháu của họ vì A Đam và Ê Va đã ăn trái cấm trong Vườn Ê Đen. Ngay trước khi qua đời, Lê Hi đã dạy con trai ông là Gia Cốp về Sự Sa Ngã và cách nó ảnh hưởng đến nhân loại. (Xin xem 2 Nê Phi 2.)

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc 2 Nê Phi 2:19–25, và cân nhắc đánh dấu các lẽ thật mà dạy chúng ta lý do tại sao Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một yếu tố cần thiết trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Hình Ảnh
Adam and Eve (A Đam và Ê Va), tranh do Douglas M. Fryer họa

Hãy lưu ý trong 2 Nê Phi 2:22 rằng nếu A Đam và Ê Va đã không chọn để phạm giới, thì họ sẽ mãi mãi “ở nguyên trong trạng thái như lúc mới sơ khai.” Họ sẽ không tiến triển hoặc trải qua sự đau ốm hoặc cái chết. Việc này sẽ làm xáo trộn kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho con cái của Ngài. Trong khi đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả Bruce C. Hafen đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Bruce C. Hafen

Sự Sa Ngã không phải là một thảm họa. Nó không phải là một lỗi lầm hay một biến cố. Nó là một phần có tính toán của kế hoạch cứu rỗi. Chúng ta là “dòng dõi” linh hồn của Thượng Đế [xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 17:28], đã được gửi đến thế gian “vô tội” [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 93:38] trước sự phạm giới của A Đam. Tuy nhiên, kế hoạch của Đức Chúa Cha cho chúng ta trải qua cám dỗ và khổ sở trong thế giới sa ngã này như là cái giá để thấu hiểu niềm vui đích thực. Nếu không nếm mùi đắng cay, chúng ta thực sự không thể hiểu được ngọt bùi [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 29:39]. Chúng ta cần có sự kỷ luật và sự tinh luyện của cuộc sống trần thế để làm “bước kế tiếp trong sự phát triển [của chúng ta]” hướng đến việc trở nên giống như Đức Chúa Cha. (“The Atonement: All for All,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 97)

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích một số ảnh hưởng của Sự Sa Ngã:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Cái chết thể xác làm tách rời linh hồn khỏi thể xác, và cái chết thuộc linh làm cho cả linh hồn lẫn thể xác xa rời khỏi Thượng Đế. Kết quả của Sự Sa Ngã là tất cả mọi người mà được sinh ra trên trần thế đều phải chịu đựng hai cái chết này. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng Sự Sa Ngã là một phần thiết yếu trong kế hoạch thiêng liêng của Cha Thiên Thượng. Nếu không có nó, thì A Đam và Ê Va sẽ không sinh con cái trên thế gian, và sẽ không có gia đình nhân loại để có được sự tương phản và sự tăng trưởng, quyền tự quyết về mặt đạo đức, và niềm vui phục sinh, sự cứu chuộc và cuộc sống vĩnh cửu [xin xem 2 Nê Phi 2:22–27; Môi Se 5:11]. (Jeffrey R. Holland, Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon (năm 1997), trang 207)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Cân nhắc xem những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã là một phần thiết yếu như thế nào trong kế hoạch của Thượng Đế dành cho con cái Ngài. Làm thế nào Sự Sa Ngã mang đến cho chúng ta cơ hội để tiến triển phần thuộc linh và cảm nhận được niềm vui?

Phần 2

Việc sử dụng quyền tự quyết một cách thích hợp sẽ ban phước cho cuộc sống của tôi như thế nào?

Để liên kết những lời giảng dạy của ông về Sự Sa Ngã, Lê Hi đã thảo luận cách mà sự tự do lựa chọn là thiết yếu đối với sự tiến triển của chúng ta trong kế hoạch cứu chuộc. Ông xác định rằng những điều kiện sau đây là cần thiết để cho quyền tự quyết có thể xảy ra. (Hãy học các đoạn thánh thư đi kèm, và cân nhắc đánh dấu những từ và cụm từ mà dạy về các điều kiện này của quyền tự quyết.)

Cân nhắc cách nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng của anh chị em để lựa chọn và tiến triển nếu thiếu bất kỳ một điều kiện nào trong số những điều kiện này trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Chủ Tịch Thomas S. Monson đã nói về các kiểu lựa chọn khác nhau mà chúng ta đưa ra trong cuộc sống này:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Rất hiếm khi một giờ đồng hồ trôi qua mà chúng ta không cần phải lựa chọn điều này hoặc điều khác. Một số sự lựa chọn thì không đáng kể, một số thì có ảnh hưởng sâu rộng. Một số sẽ không tạo ra điều gì khác biệt trong thời vĩnh cửu và một số khác thì sẽ rất quan trọng trong thời vĩnh cửu. (“Ba Điều Lựa Chọn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 67)

Hãy nhớ rằng Cha Thiên Thượng ban cho chúng ta sự hướng dẫn để giúp chúng ta đưa ra lựa chọn của mình, đặc biệt là những lựa chọn quan trọng. Hãy nghĩ về sự hướng dẫn đó đã đến với anh chị em như thế nào trong quá khứ.

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy nghĩ về những lựa chọn mà anh chị em mới vừa đưa ra. Những lựa chọn này có ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển của anh chị em?

Phần 3

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang đến cho tôi sự tự do thực sự như thế nào?

Sau khi giảng dạy về việc cần có Sự Sa Ngã và quyền tự quyết trong kế hoạch cứu chuộc, Lê Hi đã dạy con cái của ông rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mang sự tự do đến cho con cái của Thượng Đế để đưa ra những lựa chọn quan trọng mang tính vĩnh cửu.

Hình Ảnh
Divine Redeemer (Đấng Cứu Chuộc Thánh), tranh do Simon Dewey họa
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc 2 Nê Phi 2:26–28, và cân nhắc lựa chọn mà anh chị em có nhờ sự hy sinh cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi.

Khi nhận xét về mối liên quan giữa Sự Sa Ngã, quyền tự quyết, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, Anh Cả Hafen đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Bruce C. Hafen

A Đam và Ê Va học hỏi liên tục từ kinh nghiệm thường là gai góc của họ. … Tuy vậy, nhờ vào Sự Chuộc Tội [của Chúa Giê Su Ky Tô], họ có thể học hỏi từ kinh nghiệm của họ mà không bị đoán phạt. Sự hy sinh của Đấng Ky Tô không thay đổi những lựa chọn của họ và mang họ trở về với trạng thái vô tội khi còn ở Vườn Ê Đen. Đó sẽ là một câu chuyện mà không có cốt truyện và không có sự phát triển của nhân vật. Kế hoạch của Ngài phải mang tính tiến triển—từng hàng chữ một, từng bước một, từng ân điển này qua ân điển khác.

Vậy nên, nếu các anh chị em có những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của mình, thì chớ cho rằng có một điều gì đó sai trái nơi các anh chị em. Việc vật lộn với những vấn đề đó là cốt lõi của mục đích cuộc sống. Khi chúng ta đến gần Thượng Đế, Ngài sẽ cho chúng ta thấy những yếu kém của mình, và qua những yếu kém này, Ngài sẽ làm cho chúng ta khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn [xin xem Ê The 12:27]. (“The Atonement: All for All,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 97)

Hình Ảnh
Adam and Eve: Similitude (A Đam và Ê Va: Tượng Trưng), tranh do Walter Rane họa
Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy: “Nếu quyền tự quyết đến với loài người mà không có Sự Chuộc Tội [của Chúa Giê Su Ky Tô] thì chắc hẳn đó là một ân tứ nguy hại” (“Atonement, Agency, Accountability,” Ensign, tháng Năm năm 1988, trang 71). Trong những phương diện nào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã cho phép anh chị em học hỏi từ những lựa chọn của mình? Anh chị em có thể học hỏi được điều gì từ một tội lỗi mà mình đã phạm phải hoặc một lỗi lầm mà mình đã mắc phải?