Viện Giáo Lý
Bài học 17 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Thuộc Vào Giáo Hội của Chúa


“Bài học 17 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Thuộc Vào Giáo Hội của Chúa”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 17 Tài Liệu dành cho Giảng Viên”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 17 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Thuộc Vào Giáo Hội của Chúa

Như Ngài đã làm với những tín đồ của Ngài ở Palestine, Chúa Giê Su Ky Tô đã tổ chức Giáo Hội của Ngài ở giữa dân Nê Phi và dân La Man. Ngài kêu gọi mười hai môn đồ và ban cho họ thẩm quyền chức tư tế để dẫn dắt Giáo Hội của Ngài. Bài học này sẽ cung cấp cho học viên cơ hội để tập trung vào giáo lễ Tiệc Thánh và nhận ra những điều họ có thể làm để biến Tiệc Thánh thành một kinh nghiệm có ý nghĩa và tập trung vào Đấng Ky Tô hơn . Học viên cũng quyết định xem họ có thể làm gì để giúp những người khác cảm nhận sự thuộc vào và tình thân hữu trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của chính họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô lập ra Tiệc Thánh và truyền lệnh cho mọi người phải nhóm họp thường xuyên và không cấm ai tham gia vào sự thờ phượng của họ.

Hãy trưng bày hình ảnh sau đây và nhắc nhở học viên rằng là một phần trong giáo vụ của Ngài ở giữa dân Nê Phi và La Man, Chúa Giê Su Ky Tô đã ban thẩm quyền chức tư tế cho mười hai môn đồ của Ngài và tổ chức Giáo Hội của Ngài (xin xem 3 Nê Phi 11:18–22; 12:1; 18:5, 37; 26:17–21).

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và Ba Môn Đồ Người Nê Phi, tranh do Gary L. Kapp họa

Nêu lên rằng trong khi có nhiều khía cạnh của Giáo Hội mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm, bài học này sẽ chỉ tập trung vào hai khía cạnh. Trưng bày các câu hỏi sau đây và mời học viên chọn câu hỏi mà họ muốn khám phá thêm:

  • Tôi có thể làm gì để Tiệc Thánh trở thành một phần ý nghĩa hơn trong kinh nghiệm Giáo Hội của tôi?

  • Bằng cách nào tôi có thể giúp tạo ra một kinh nghiệm cho tất cả mọi người cảm thấy được chào đón và gồm vào tại nhà thờ?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ và các bài tập có thể giúp học viên học sâu hơn. Việc thiết lập các nhóm nhỏ thường có thể cho phép nhiều học viên hơn tham gia và có thể tạo ra một môi trường an toàn để các học viên có thể chia sẻ ý kiến, cảm nghĩ và kinh nghiệm với nhau. Các nhóm nhỏ cũng có thể giúp học viên phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Để giúp học viên có được kinh nghiệm ý nghĩa trong các nhóm nhỏ, có thể là hữu ích nếu cung cấp những điều sau: (1) các nguồn tài liệu như các đoạn trích dẫn, bản sao các bài nói chuyện tại đại hội trung ương hoặc các giấy phát tay khác, (2) những chỉ dẫn rõ ràng và các câu hỏi kích thích tư duy và (3) nhiều thời gian thảo luận.

Mời học viên tạo thành các nhóm nhỏ (ba đến bốn người mỗi nhóm) cùng với những người đã chọn cùng một câu hỏi. Đưa cho mỗi nhóm giấy phát tay tương ứng với câu hỏi của họ. (Các giấy phát tay đều nằm ở cuối bài học này.) Mời học viên sử dụng các câu hỏi và nguồn tài liệu trong giấy phát tay để mang đến một cuộc thảo luận có ý nghĩa. Khi các nhóm thảo luận, anh chị em có thể muốn đi vòng quanh phòng, đưa ra hướng dẫn và hỗ trợ nếu cần.

Sau khi cho các nhóm nhiều thời gian để thảo luận về chủ đề của họ, hãy mời học viên chia sẻ với cả lớp một số nguyên tắc mà họ học được từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi cho dân chúng. Anh chị em có thể thấy có ích để tập trung vào một chủ đề trong vài phút, rồi chuyển sang chủ đề tiếp theo.

Học viên có thể xác định những nguyên tắc như sau:

  • Khi dự phần Tiệc Thánh, chúng ta làm chứng cùng Cha Thiên Thượng là chúng ta sẵn lòng luôn luôn tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô và tuân theo các lệnh truyền của Ngài.

  • Khi dự phần Tiệc Thánh và cố gắng luôn tưởng nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta sẽ có Đức Thánh Linh ở cùng với chúng ta.

  • Chúa truyền lệnh cho chúng ta mời gọi và gồm vào tất cả con cái của Thượng Đế và giúp họ đến cùng Ngài.

Khi xác định được các nguyên tắc, anh chị em có thể yêu cầu học viên viết những nguyên tắc này lên trên bảng. Cân nhắc mời học viên chia sẻ bất kỳ suy nghĩ hoặc câu hỏi nào của họ về bất kỳ nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc này.

Trưng bày các câu hỏi sau đây và mời học viên chọn một hoặc cả hai câu hỏi để suy ngẫm thêm. Anh chị em có thể khuyến khích học viên ghi lại những ý nghĩ và ấn tượng đến với họ.

  • Tôi có thể làm gì để chuẩn bị cho mình dự phần Tiệc Thánh và làm cho Tiệc Thánh trở thành một kinh nghiệm có ý nghĩa và tập trung vào Đấng Ky Tô hơn?

  • Tôi có thể làm gì để giúp những người khác cảm thấy được hoan nghênh và cảm nhận sự thuộc vào Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Cho Buổi Học Lần Sau

Mời học viên suy ngẫm về một số tình trạng trên thế gian xung quanh mà có thể khiến cho họ khó sống theo phúc âm. Khuyến khích học viên nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau, tìm kiếm những điều họ có thể học được từ tấm gương của những người trong Sách Mặc Môn, những người đã cố gắng ngay chính mặc dù sống trong một môi trường tà ác.

Các Phước Lành của Tiệc Thánh

Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên—Bài học 17

Những Chỉ Dẫn cho Người Dẫn Dắt Cuộc Thảo Luận

Sử dụng những chỉ dẫn sau đây để hỗ trợ cuộc thảo luận với các học viên trong nhóm. Khuyến khích tất cả các học viên trong nhóm tham gia. Tuy nhiên, không nên có ai cảm thấy bị áp lực khi phải chia sẻ suy nghĩ của mình.

Tôi có thể làm gì để Tiệc Thánh trở thành một phần ý nghĩa hơn trong kinh nghiệm Giáo Hội của tôi?

Xem lại 3 Nê Phi 18:6–12; 20:8–9 và những lời giảng dạy từ các Anh Cả David A. Bednar và D. Todd Christofferson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Rồi thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Chúng ta làm chứng điều gì cùng Cha Thiên Thượng khi dự phần Tiệc Thánh?

  • Trong những phương diện nào Tiệc Thánh có thể mang chúng ta đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn? Cuộc sống của anh chị em khác biệt như thế nào khi tập trung nhiều hơn vào Chúa Giê Su Ky Tô và khi anh chị em cảm thấy gần gũi hơn với Ngài?

  • Theo các Anh Cả Bednar và Christofferson, Tiệc Thánh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và tính cách của chúng ta mỗi tuần? Có ai sẵn lòng làm chứng về những phước lành này từ kinh nghiệm của riêng họ không?

  • Điều gì đã giúp anh chị em nhiều nhất để làm cho Tiệc Thánh trở thành một kinh nghiệm có ý nghĩa và tập trung vào Đấng Ky Tô?

Các Phước Lành của Tiệc Thánh

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên

Xin Chào Mừng Các Anh Chị Em đến Tham Dự Giáo Hội

Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên—Bài học 17

Những Chỉ Dẫn cho Người Dẫn Dắt Cuộc Thảo Luận

Sử dụng những chỉ dẫn sau đây để hỗ trợ cuộc thảo luận với các học viên trong nhóm. Khuyến khích tất cả các học viên trong nhóm tham gia. Tuy nhiên, không nên có ai cảm thấy bị áp lực khi phải chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bằng cách nào tôi có thể giúp tạo ra một kinh nghiệm cho tất cả mọi người cảm thấy được chào đón và gồm vào tại nhà thờ?

Anh chị em có thể muốn bắt đầu cuộc thảo luận của mình bằng cách xác định một số ít lý do chung khiến mọi người có thể không cảm thấy được thuộc vào trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của họ. Dành một chút thời gian để xem lại 3 Nê Phi 18:22–25 và lời phát biểu của Chị Carol F. McConkie trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị. Rồi thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em nghĩ những lời giảng dạy và nguyên tắc nào từ những câu này là quan trọng cho tất cả các tín hữu của Giáo Hội thấu hiểu? Tại sao?

  • Anh chị em nhận thấy điều gì là nổi bật nhất trong lời phát biểu của Chị McConkie?

  • Những ví dụ nào từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi cho thấy mong muốn của Ngài là chào đón và gắn kết tất cả con cái của Thượng Đế bất kể hoàn cảnh của họ là gì?

  • Làm thế nào mà chúng ta có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để trở nên gắn kết hơn và mời gọi các tín hữu và người viếng thăm tham dự vào các tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của chúng ta? Mọi người đã làm gì để giúp anh chị em cảm thấy được gồm vào và hoan nghênh ở nhà thờ?

Xin Chào Mừng Các Anh Chị Em đến Tham Dự Giáo Hội

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên 2