Viện Giáo Lý
Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết


“Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 5 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Ân Tứ về Quyền Tự Quyết

Tiên tri Lê Hi dạy rằng Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va mang đến các mục đích vĩnh cửu của Thượng Đế dành cho con cái Ngài (xin xem 2 Nê Phi 2:15–25). Trong bài học này học viên sẽ có cơ hội để giải thích cách mà Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, quyền tự quyết, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là thiết yếu đối với kế hoạch cứu chuộc của Cha Thiên Thượng. Học viên cũng sẽ cân nhắc điều gì họ có thể làm để sử dụng quyền tự quyết của họ một cách hữu hiệu hơn để trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Lê Hi giảng dạy con trai của ông là Gia Cốp về hậu quả của Sự Sa Ngã.

Nêu ra rằng lớp học đang bắt đầu một đơn vị mới về kế hoạch cứu chuộc của Cha Thiên Thượng. Có thể là hữu ích để giải thích rằng trong số nhiều tên gọi mà được đặt cho kế hoạch của Cha Thiên Thượng, một trong những tên phổ biến nhất được dùng trong Sách Mặc Môn là “kế hoạch cứu chuộc” (xin xem, ví dụ, Gia Cốp 6:8; An Ma 12:30, 32–33; 34:31).

Trưng bày câu sau đây, và mời học viên đánh giá câu đó dựa trên những lời giảng dạy của Sách Mặc Môn: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một lỗi lầm hoặc biến cố nghiêm trọng mà trái ngược với kế hoạch của Thượng Đế.

Sau khi học viên chia sẻ hiểu biết sâu sắc của họ, hãy trưng bày lẽ thật sau đây: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho con cái Ngài.

Để gia tăng sự hiểu biết của học viên về lẽ thật này, hãy viết các câu chưa hoàn chỉnh sau đây lên trên bảng (bao gồm nhiều chỗ trống giữa các câu):

Nếu như A Đam và Ê Va đã không ăn trái cấm, …

Vì họ đã ăn trái cấm, …

Mời học viên ôn lại 2 Nê Phi 2:19–25 và nhận ra những hậu quả hoặc ảnh hưởng của Sự Sa Ngã mà họ có thể sử dụng để hoàn thành mỗi câu. Yêu cầu học viên cho biết họ đã tìm thấy điều gì. Liệt kê những câu trả lời của học viên lên trên bảng ở dưới mỗi cụm từ.

Trưng bày và đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Orson F. Whitney thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Hình Ảnh
Anh Cả Orson F. Whitney

Sự sa ngã của A Đam là một bước lùi, nhưng nó cũng là một bước tiến—một bước trong cuộc hành trình vĩnh cửu về sự tiến triển của nhân loại. (Trong Conference Report, tháng Tư năm 1908, trang 90)

  • Làm thế nào mà Sự Sa Ngã vừa là “một bước lùi” và “một bước tiến” trong sự tiến triển về phần thuộc linh của chúng ta? (Là một phần của cuộc thảo luận của anh chị em, anh chị em có thể mời học viên ôn lại những lời phát biểu của Anh Cả Bruce C. HafenAnh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị và chia sẻ điều gì nổi bật đối với họ.)

  • Làm thế nào mà việc hiểu được Sự Sa Ngã giúp anh chị em thấy rằng ngay cả những khó khăn của cuộc sống trần thế cũng là một phần của kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

  • Làm thế nào mà những điều kiện do Sự Sa Ngã mang lại cho phép chúng ta có cơ hội để tiến triển phần thuộc linh và có được niềm vui? (Xin xem 2 Nê Phi 2:25.)

Là một phần trong cuộc thảo luận của anh chị em, hãy cân nhắc trưng bày lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson và mời một học viên đọc to lời phát biểu đó:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Rõ ràng, Lê Hi biết được sự tương phản, nỗi lo lắng, đau khổ, đau đớn, thất vọng và buồn phiền. Tuy nhiên, ông đã mạnh dạn và không do dự tuyên bố về một nguyên tắc như đã được Chúa mặc khải: “Loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui” [2 Nê Phi 2:25]. Hãy tưởng tượng xem! Trong tất cả những lời ông có thể sử dụng để mô tả tính chất và mục đích của cuộc sống chúng ta ở đây trên trần thế này, thì ông đã chọn từ niềm vui!

Cuộc sống có đầy những khúc ngoặt và ngõ cụt, đủ loại gian nan và thử thách. Mỗi người chúng ta có thể đã từng nhiều lần bị đau buồn, thống khổ, và tuyệt vọng vô cùng. Vả lại, chúng ta ở đây là để có được niềm vui mà?

Vâng! Câu trả lời vang dội là đúng thế! (“Niềm Vui và Sự Sống Còn của Phần Thuộc Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 82)

Mời học viên yên lặng nhận ra một thử thách cụ thể mà họ gặp phải. Trưng bày câu hỏi sau đây, rồi mời học viên suy ngẫm câu trả lời của họ cho câu hỏi này và ghi lại suy nghĩ của họ. (Nếu thích hợp, hãy mời một hoặc hai học viên chia sẻ với lớp học về điều họ đã viết. Nhắc các học viên nhớ rằng họ không cần phải chia sẻ những kinh nghiệm quá riêng tư.)

  • Làm thế nào việc hiểu các mục đích của Sự Sa Ngã có thể giúp tôi thấy được kinh nghiệm này là một cơ hội cho sự tiến triển phần thuộc linh và có được niềm vui?

Lê Hi dạy rằng chúng ta được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Trưng bày lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson: “[Sự Sa Ngã] đã kích hoạt thêm hai ân tứ được kết hợp chặt chẽ của Thượng Đế, gần như quý giá như chính ân tứ về sự sống—đó là quyền tự quyết và trách nhiệm giải trình” (“Constancy amid Change,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, trang 34).

  • Lê Hi đã nhận biết một số những điều kiện nào mà làm cho quyền tự quyết và trách nhiệm giải trình là khả thi? (Nếu cần, hãy mời học viên xem lại phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em có thể yêu cầu học viên giải thích vắn tắt lý do tại sao mỗi điều kiện này là cần thiết để cho quyền tự quyết tồn tại được.)

Cùng đọc 2 Nê Phi 2:26–29, tìm kiếm thêm những cách mà quyền tự quyết của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và việc Ngài cứu chuộc chúng ta khỏi những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã. Các nguyên tắc mà học viên có thể nhận ra từ đoạn này có thể gồm có như sau: Sự hy sinh cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi cho phép chúng ta tự do lựa chọn cuộc sống vĩnh cửu. Kế hoạch của Cha Thiên Thượng cung ứng những điều kiện cần thiết để cho chúng ta chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu qua Chúa Giê Su Ky Tô hoặc chọn sự tù đày và cái chết qua quỷ dữ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Khuyến khích học viên hành động ngay chính. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy: “Đức tin chân chính tập trung nơi Chúa Giê Su Ky Tô và luôn luôn dẫn đến hành động ngay chính” (“Phải Lấy Đức Tin mà Cầu Xin,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 95). Khi giảng dạy, hãy tạo cho học viên những cơ hội có ý nghĩa để suy ngẫm cách mà họ có thể hành động theo đức tin và áp dụng những điều họ học được. Khi anh chị em kiên trì khuyến khích học viên suy ngẫm và áp dụng những điều họ đang học, anh chị em có thể giúp họ gia tăng khả năng của họ để hành động ngay chính.

Cân nhắc câu hỏi nào sau đây có thể giúp học viên của anh chị em hiểu rõ nhất về quyền tự quyết và tự quyết định được hành động ngay chính nào họ nên làm trong cuộc sống của họ. (Anh chị em có thể chọn một trong những loạt câu hỏi sau đây và khuyến khích học viên ghi lại suy nghĩ và ấn tượng của họ.)

  • Anh chị em nghĩ việc chúng ta được “tự do … để tự hành động lấy một mình, chứ không bị tác động, trừ phi đó là sự trừng phạt theo luật pháp vào ngày vĩ đại cuối cùng” có nghĩa là gì? (2 Nê Phi 2:26). Anh chị em cảm thấy được soi dẫn làm điều gì để có thể hành động ngay chính hôm nay?

  • Một số ví dụ về những lựa chọn nhỏ anh chị em có thể làm mỗi ngày mà có thể có ảnh hưởng lâu dài là gì? Những loại lựa chọn hằng ngày nào mà sẽ giúp anh chị em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô và cuộc sống vĩnh cửu hơn? Một số lựa chọn nào hiện nay mà anh chị em đang làm có thể ngăn cản hoặc làm suy giảm sự phát triển hoặc cơ hội thuộc linh của mình?

  • Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã cho phép anh chị em học hỏi từ lỗi lầm của mình như thế nào? (Nếu cần, hãy xem lại lời phát biểu của Anh Cả Bruce C. Hafen trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.) Anh chị em có thể học hỏi một số điều gì từ một tội lỗi mà mình đã phạm phải hoặc một lỗi lầm mình đã làm?

Sau khi đã thấy có đủ thời gian, hãy mời bất kỳ học viên nào muốn chia sẻ suy nghĩ hoặc chứng ngôn của họ làm như vậy. Giải thích cho học viên rằng họ không nên chia sẻ bất cứ điều gì quá riêng tư hoặc nói về những tội lỗi cụ thể mà họ có thể đã phạm phải. Khuyến khích học viên hành động theo những gì họ đã viết và suy ngẫm hôm nay. Làm chứng về các nguyên tắc trong bài học và ước muốn của Chúa để giúp học viên định hướng cho những lựa chọn của cuộc đời họ.

Cho Buổi Học Lần Sau

Nêu ra rằng trong buổi học lần sau, chúng ta sẽ thảo luận về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích học viên học kỹ tài liệu chuẩn bị và suy ngẫm tại sao Sách Mặc Môn mô tả Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là vô hạn và vĩnh cửu (xin xem 2 Nê Phi 9:7; An Ma 34:10).