Viện Giáo Lý
Bài học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Đức Tin, Hy Vọng và Lòng Bác Ái


“Bài học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Đức Tin, Hy Vọng và Lòng Bác Ái”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2021)

“Bài học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đức Tin, Hy Vọng và Lòng Bác Ái

Hình Ảnh
Ngài Tái Lâm Để Cai Quản Và Trị Vì, tranh do Mary R. Sauer họa

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy: “Đức tin, hy vọng và lòng bác ái bổ sung cho nhau, và khi một điều gia tăng, thì hai điều kia cũng gia tăng theo. … Ba đức tính—đức tin, hy vọng và lòng bác ái—liên kết với nhau, dựa trên lẽ thật và ánh sáng của phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô, đưa chúng ta đến việc làm nhiều điều thiện [xin xem An Ma 7:24]” (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 23, 24; xin xem Mô Rô Ni 10:20). Khi nghiên cứu tài liệu này, hãy suy ngẫm xem anh chị em có thể làm gì để kết hợp trọn vẹn hơn những thuộc tính thiêng liêng này vào cuộc sống của mình.

Phần 1

Đức tin của tôi nơi Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến hy vọng của tôi?

Sau khi nền văn minh của dân Nê Phi bị diệt vong, chỉ còn lại một mình Mô Rô Ni còn sống để hoàn thành Sách Mặc Môn. Ông cũng thêm một số lời giảng dạy từ cha mình, Mặc Môn, bao gồm một bài giảng về các đức tính bao gồm đức tin, hy vọng và lòng bác ái (xin xem Mô Rô Ni 7:1).

Hình Ảnh
Mô Rô Ni viết bên ngọn lửa
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Rô Ni 7:33, 38, 40–43 và tìm kiếm những điều Mặc Môn đã giảng dạy về mối quan hệ giữa đức tin và hy vọng.

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về mối liên hệ giữa đức tin và hy vọng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch M. Russell Ballard

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô—đức tin thực sự, hết lòng và không hề lay chuyển—là một quyền năng đáng được ghi nhận trong thế gian này. Đó có thể là một sức mạnh nhân quả mà qua đó các phép lạ được tạo ra. Hoặc đó có thể là một nguồn sức mạnh nội tâm, qua đó chúng ta tìm thấy sự bình an, an ủi và lòng can đảm để đương đầu.

Khi chúng ta áp dụng đức tin và sự tin cậy, sự hy vọng sẽ được sinh ra. Sự hy vọng phát triển từ đức tin và mang lại ý nghĩa cùng mục đích cho tất cả những gì chúng ta làm. Thậm chí là hy vọng có thể cho chúng ta sự đảm bảo bình an mà chúng ta cần để sống hạnh phúc trong một thế giới đầy dẫy điều bất chính, tai ương và bất công. (“The Joy of Hope Fulfilled,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, trang 32)

Hình Ảnh
em thiếu nữ mỉm cười
Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Các phước lành nào đã đến hoặc có thể đến với cuộc sống của anh chị em khi anh chị em tập trung đức tin và hy vọng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Phần 2

Làm thế nào tôi có thể gia tăng khả năng của mình để cảm nhận được niềm hy vọng?

Khi Mô Rô Ni tóm lược biên sử về dân Gia Rết, ông đã đưa vào những lời giảng dạy của Tiên Tri Ê The về đức tin. Sau đó, ông kể lại nhiều phép lạ xảy ra qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. (Xin xem Ê The 12:3–22.) Mô Rô Ni giải thích rằng “đức tin là những gì người ta hy vọng nhưng không trông thấy được” (câu 6).

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Ê The 12:4, 32 và suy ngẫm những điều anh chị em có thể mong đợi khi thực hành đức tin nơi Thượng Đế.

Chủ tịch Uchtdorf đã nói như sau về quyền năng vô tận của niềm hy vọng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Hy vọng là một ân tứ của Thánh Linh [xin xem Mô Rô Ni 8:26]. Đó là một niềm hy vọng mà qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và quyền năng Phục Sinh của Ngài, chúng ta sẽ được nâng lên đến cuộc sống vĩnh cửu, và điều này chính là do đức tin của chúng ta nơi Đấng Cứu Rỗi [xin xem Mô Rô Ni 7:41]. Loại hy vọng này là một nguyên tắc của lời hứa cũng như một lệnh truyền [xin xem Cô Lô Se 1:21–23], và cũng như với tất cả các lệnh truyền, chúng ta có trách nhiệm làm cho niềm hy vọng thành một phần tích cực của cuộc sống chúng ta và khắc phục cám dỗ làm mất hy vọng. Hy vọng nơi kế hoạch hạnh phúc đầy thương xót của Cha Thiên Thượng đưa đến sự bình an [xin xem Rô Ma 15:13], lòng thương xót [xin xem Thi Thiên 33:22], nỗi hân hoan [xin xem Rô Ma 12:12] và sự vui mừng [xin xem Châm Ngôn 10:28]. Hy vọng về sự cứu rỗi cũng giống như một cái mũ an toàn [xin xem 1 Tê Sa Lô Ni Ca 5:8]; nó là nền tảng của đức tin chúng ta [xin xem Hê Bơ Rơ 11:1; Mô Rô Ni 7:40] và là chiếc neo đối với linh hồn của chúng ta [xin xem Hê Bơ Rơ 6:19; Ê The 12:4]. (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” trang 21–22)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em có thể làm gì để làm cho hy vọng thành một phần tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình?

Phần 3

Lòng bác ái có thể có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của tôi với những người khác và với Chúa Giê Su Ky Tô?

Sau khi thảo luận về đức tin và hy vọng, Mặc Môn kết thúc bài giảng của mình bằng cách tập trung vào lòng bác ái hay “tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:47).

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Rô Ni 7:43–48 và cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ định nghĩa và mô tả lòng bác ái.

Chủ Tịch Jean B. Bingham, Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã nhận xét:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Jean B. Bingham

Chúa Giê Su Ky Tô là hiện thân hoàn hảo của lòng bác ái. Sự cam kết của Ngài trên tiền dương thế để làm Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, những tương tác của Ngài trong suốt cuộc sống hữu diệt của Ngài, ân tứ thiêng liêng của Ngài chính là Sự Chuộc Tội, và những nỗ lực liên tục của Ngài để mang chúng ta trở lại với Cha Thiên Thượng là cách biểu lộ tột bậc về lòng bác ái. Ngài hành động và chỉ tập trung vào một điều: tình yêu mến đối với Cha của Ngài được thể hiện qua tình yêu thương của Ngài dành cho mỗi người chúng ta. …

Tôi làm chứng rằng khi chúng ta noi theo tấm gương hoàn hảo của Ngài, thì chúng ta có thể nhận được ân tứ về lòng bác ái, mà sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui lớn lao trong cuộc sống này và phước lành đã được hứa về cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng. (“Tôi Sẽ Mang Ánh Sáng Phúc Âm vào Nhà Mình,” Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 6, 9)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy suy ngẫm về một số ví dụ về cách mà Chúa Giê Su Ky Tô là “hiện thân hoàn hảo của lòng bác ái.” Hãy tìm những câu chuyện của các tấm gương trong thánh thư và chuẩn bị chia sẻ ít nhất một trong các tấm gương này với cả lớp.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô và Các Trẻ Em trong Sách Mặc Môn, tranh do Del Parson họa

Khi anh chị em nghĩ về tấm gương của Đấng Cứu Rỗi, hãy suy ngẫm xem lòng bác ái có thể được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của anh chị em. Chủ Tịch Thomas S. Monson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Thomas S. Monson

Tôi nghĩ đến lòng bác ái thúc đẩy chúng ta phải thông cảm, có lòng trắc ẩn và thương xót, không phải chỉ trong những lúc đau yếu, buồn phiền và khổ sở mà còn cả trong lúc yếu đuối hoặc trước lỗi lầm của những người khác.

Có một nhu cầu hệ trọng về lòng bác ái mà cần quan tâm đến những người bị coi thường, mang đến hy vọng cho những người bị nản lòng, và giúp đỡ những người đau khổ. Lòng bác ái thật sự là tình yêu thương bằng hành động. Khắp mọi nơi đều cần đến lòng bác ái.

Chúng ta cần lòng bác ái đó [để] từ chối tìm kiếm sự hài lòng trong việc nghe hay lặp lại những lời nói về nỗi bất hạnh đến với những người khác, trừ phi việc làm như vậy để cho người kém may mắn có thể được hưởng lợi ích. Nhà mô phạm và chính trị gia người Mỹ Horace Mann có lần đã nói: “Việc thương xót cho cảnh khốn cùng chỉ là bản tính của con người; cố gắng giúp đỡ những người trong cảnh khốn cùng mới là giống như Thượng Đế” [Horace Mann, Lectures on Education (năm 1845), trang 297].

Lòng bác ái là kiên nhẫn với một người nào đó mà làm cho chúng ta thất vọng. Đó là không để bị thúc đẩy để trở nên bị tổn thương dễ dàng. Đó là chấp nhận những yếu kém và khuyết điểm. Đó là chấp nhận bản tính thật của người khác. Đó là cái nhìn vượt quá những diện mạo bên ngoài [để nhìn vào] những thuộc tính mà sẽ không giảm bớt với thời gian. Đó là không để cho bị thúc đẩy để phân biệt những người khác. (“Lòng Bác Ái Không Bao Giờ Hư Mất,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 124)

Hình Ảnh
ba người phụ nữ đang trò chuyện
Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Anh chị em có thể làm gì để thiết tha tìm kiếm nhiều hơn ân tứ của lòng bác ái và phát triển tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô dành cho người khác? Ai cần cảm nhận tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi qua anh chị em? Anh chị em có thể làm gì để giúp người này cảm nhận được tình yêu thương của Ngài?