Viện Giáo Lý
Bài Học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Hối Cải và Sự Tha Thứ


“Bài Học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sự Hối Cải và Sự Tha Thứ Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài Học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài Học 10 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sự Hối Cải và Sự Tha Thứ

Sách Mặc Môn cung cấp sự hiểu biết sâu sắc và độc nhất vô nhị về giáo lý của sự hối cải và sự tha thứ. Những kinh nghiệm của Ê Nót, dân của Vua Bên Gia Min, và An Ma Con minh họa rằng Đấng Cứu Rỗi là nguồn gốc chính của sự tha thứ và sự thanh thản trong lương tâm của chúng ta. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để thảo luận những câu hỏi về tiến trình hối cải và học cách nhận ra rõ hơn khi nào Đấng Cứu Rỗi tha thứ cho họ. Học viên cũng sẽ cân nhắc cách họ có thể tiếp tục hối cải và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma giải thích cách ông đã nhận được sự tha thứ của Đấng Cứu Rỗi.

Trưng bày ba câu hỏi sau đây ở những nơi khác nhau trong lớp học. Xếp một vài chiếc ghế thành vòng tròn ở gần mỗi câu hỏi. Chỉ ra rằng các câu hỏi này tương tự với những câu hỏi trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.

  • Ý nghĩa thực sự của sự hối cải là gì? Lời khuyên bảo nào anh chị em sẽ đưa ra cho một người nào đó đã thực hiện các bước hối cải, nhưng lại không cảm thấy có gì khác biệt?

  • Làm sao chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh để thực sự thay đổi? Anh chị em sẽ nói gì với một người nào đó đang cảm thấy chán nản vì họ đã thực sự cố gắng rất nhiều để làm tốt hơn nhưng vẫn phạm phải những lỗi lầm cũ?

  • Nếu một người nào đó cảm thấy như họ chẳng có hy vọng để thay đổi thì sao? Làm thế nào anh chị em có thể giúp một người nào đó đang cảm thấy rằng họ không cần bận tâm đến việc hối cải bởi vì tội lỗi của họ quá nghiêm trọng đến mức họ không bao giờ có thể được tha thứ?

Mời học viên tưởng tượng họ là người truyền giáo đang chuẩn bị trả lời một trong số những câu hỏi trên cho người tầm đạo của họ hoặc họ đang chuẩn bị giúp đỡ một người thân đang gặp khó khăn để hối cải. Sau đó bảo học viên ngồi xuống một cái ghế ở gần những câu hỏi mà họ muốn thảo luận. Khuyến khích học viên sử dụng câu chuyện về kinh nghiệm của An Ma và các đoạn khác trong Sách Mặc Môn mà có thể giúp trả lời câu hỏi của họ.

Chỉ định một người hướng dẫn cuộc thảo luận cho mỗi nhóm, và đưa cho người đó một bản chỉ dẫn nằm ở cuối tài liệu chuẩn bị của bài học này. Cho mỗi nhóm đủ thời gian để có cuộc thảo luận đầy ý nghĩa.

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian để thảo luận rồi, anh chị em có thể muốn mời một hoặc vài học viên tự nguyện từ mỗi nhóm để tóm tắt ngắn gọn những gì mà nhóm của họ học được và cảm nhận được trong khi họ thảo luận.

Ê Nót, dân của Vua Bên Gia Min, và An Ma đều cảm nhận được niềm vui của sự tha thứ.

Yêu cầu học viên cân nhắc liệu họ, hoặc những người họ biết, đã bao giờ tự hỏi làm sao mà họ biết được là Đấng Cứu Rỗi đã tha thứ tội lỗi của họ chưa. Mời học viên tra cứu Ê Nót 1:4–8; Mô Si A 4:1–3; và An Ma 36:19–21, tìm kiếm những cách thức để biết rằng chúng ta đã được tha thứ.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy nhận ra quyền năng của lời giảng dạy tập trung vào Đấng Ky Tô. Chad H Webb, quản trị viên Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo, đã nói với các giảng viên: “Cách duy nhất và quan trọng nhất mà chúng ta có thể giúp gia tăng đức tin của thế hệ đang vươn lên là làm cho Chúa Giê Su Ky Tô trở thành trọng tâm của việc giảng dạy và học hỏi một cách trọn vẹn hơn bằng cách giúp các học viên của chúng ta tiến đến việc biết Ngài, học hỏi từ Ngài, và cố gắng hết sức để trở nên giống như Ngài” (“We Talk of Christ, We Rejoice in Christ” [bài nói chuyện được đưa ra tại buổi phát sóng huấn luyện thường niên của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo, ngày 12 tháng Sáu năm 2018], ChurchofJesusChrist.org). Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy tự hỏi: Bằng cách nào tôi có thể giúp học viên hiểu, yêu thương, và noi theo Đấng Cứu Rỗi một cách trọn vẹn hơn qua kinh nghiệm học tập này?

  • Có từ hoặc cụm từ nào trong các câu này nổi bật đối với anh chị em? Anh chị em nghĩ tại sao các cụm từ này thu hút sự chú ý của mình?

  • Tại sao là quan trọng để tin tưởng và chấp nhận rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẵn sàng, có khả năng, và mong muốn tha thứ các tội lỗi của chúng ta và cất bỏ cảm giác tội lỗi của chúng ta? (Cân nhắc mời học viên xem lại phần 3 của tài liệu chuẩn bị này.)

  • Làm sao chúng ta có thể biết được là Đấng Cứu Rỗi đã tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta? (Giúp học viên nhận ra một nguyên tắc giống như nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta chân thành hối cải và có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta và ban phước cho chúng ta với niềm vui và sự thanh thản trong lương tâm.)

  • Khi nào anh chị em đã cảm nhận được niềm vui và sự bình an của việc được Chúa tha thứ, và kinh nghiệm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của anh chị em như thế nào? (Khuyến khích học viên nói về cảm giác được tha thứ của họ chứ không phải chi tiết cụ thể về tội lỗi của họ.) Anh chị em suy nghĩ và cảm thấy thế nào về khả năng và ước muốn của Đấng Cứu Rỗi để tha thứ cho anh chị em?

Trong khi thảo luận, anh chị em có thể thấy hữu ích để chia sẻ lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neil L. Andersen:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Đối với những người thật sự hối cải, nhưng dường như không thể cảm thấy thanh thản được: hãy tiếp tục tuân giữ các giáo lệnh. Tôi hứa với các anh chị em rằng sự thanh thản sẽ đến theo kỳ định của Chúa. Sự chữa lành cũng đòi hỏi phải có thời gian. (“Hối Cải … Để Ta Có Thể Chữa Lành Các Ngươi,” Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 42)

Lưu Ý: Đối với học viên mà có thể cảm thấy chán nản về tiến trình hối cải vì nỗ lực của họ chưa mang đến cảm giác thanh thản, hãy nói lời động viên và mời họ tiếp tục tìm đến Chúa và có lẽ chia sẻ mối quan tâm cụ thể của họ với vị giám trợ của họ.

Cho học viên thời gian để đánh giá cuộc sống của họ và nhận ra bất cứ điều gì họ cần phải hối cải. Mời học viên ghi lại bất kỳ ấn tượng nào mà họ nhận được.

Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về giáo lý của sự hối cải và sự tha thứ. Cũng hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ chứng ngôn của họ.

Cho Buổi Học Lần Sau

Hỏi học viên xem các giao ước báp têm và các giao ước khác của họ đã ban phước cho cuộc sống của họ như thế nào. Hãy mời họ, trong khi họ nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho buổi học lần sau, suy nghĩ về con đường giao ước của họ và việc tôn trọng các giao ước ràng buộc họ với Đấng Cứu Rỗi và quyền năng của Ngài như thế nào.

Cuộc Thảo Luận trong Nhóm Nhỏ về Sự Hối Cải

Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Mặc Môn dành cho Giảng Viên—Bài Học 10

Ghi chú dành cho người hướng dẫn cuộc thảo luận: Xin hãy sử dụng phần chỉ dẫn này để điều phối một cuộc thảo luận cùng với các thành viên trong nhóm của anh chị em. Khuyến khích các thành viên trong nhóm của anh chị em tham gia. Tuy vậy, đừng ép buộc; không nên để ai phải cảm thấy bị áp lực để chia sẻ.

Mời các thành viên trong nhóm dành ra một vài phút để xem lại phần 1 của tài liệu chuẩn bị này và các đoạn thánh thư liên quan (xin xem Mô Si A 27:35; An Ma 36:12–13, 17–21, 24). Mời học viên hãy tìm kiếm những nguyên tắc áp dụng cho câu hỏi của nhóm của anh chị em. Cũng hãy mời các thành viên trong nhóm chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ bất kỳ đoạn thánh thư nào khác mà họ có thể tìm thấy khi họ chuẩn bị cho buổi học này.

Cùng nhau quyết định câu hỏi nào trong số các câu hỏi sau đây là quan trọng nhất để cho nhóm của anh chị em thảo luận. Để hiểu sâu hơn những ý tưởng này, có thể là hữu ích để thảo luận một hoặc hai câu hỏi một cách kỹ lưỡng hơn là cố gắng trả lời một cách hời hợt tất cả các câu hỏi.

  • Các nguyên tắc nào mà chúng ta có thể học hỏi từ kinh nghiệm của An Ma có liên quan đến câu hỏi của chúng ta? Trong những phương diện nào anh chị em đã được ban phước nhờ việc tuân theo các nguyên tắc này?

  • Có đoạn thánh thư hoặc những lời giảng dạy nào khác từ Sách Mặc Môn mà có thể giúp trả lời câu hỏi này? Các lẽ thật đã được giảng dạy trong đoạn này đã giúp anh chị em như thế nào để cảm nhận quyền năng của sự hối cải?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đóng vai trò gì trong sự hối cải của chúng ta? Anh chị em nghĩ sao về sự sẵn lòng của Đấng Cứu Rỗi để tha thứ cho anh chị em về các tội lỗi của anh chị em không?

  • Lệnh truyền phải dâng lên Đấng Cứu Rỗi “một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối” (3 Nê Phi 9:20) liên quan đến câu hỏi của chúng ta như thế nào? (Khi thảo luận câu hỏi cuối cùng, anh chị em có thể thấy hữu ích để xem lại 3 Nê Phi 9:19–20lời phát biểu của Anh Cả Bruce D. Porter trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Cuộc Thảo Luận trong Nhóm Nhỏ về Sự Hối Cải

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên