Viện Giáo Lý
Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Trở Nên Giống Như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Trở Nên Giống Như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (Năm 2021)

“Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học”, Tài Liệu Những Lời Giảng Dạy và Giáo Lý của Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Bài học 18 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Trở Nên Giống Như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
em thiếu nữ nhìn lên trời

Trong thời gian giáo vụ của Ngài dành cho dân Nê Phi và dân La Man, Chúa Giê Su đã hỏi mười hai môn đồ của Ngài: “Các ngươi nên là những người như thế nào?” (3 Nê Phi 27:27). Nếu Chúa hỏi anh chị em câu hỏi này, thì anh chị em sẽ trả lời như thế nào? Làm thế nào anh chị em có thể đạt được tiềm năng trọn vẹn của mình? Khi anh chị em chuẩn bị cho buổi học, hãy suy ngẫm xem những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp anh chị em trả lời những câu hỏi này như thế nào. Hãy chọn điều gì đó cụ thể mà anh chị em có thể làm để trở nên giống như Ngài hơn.

Phần 1

Tôi có thể thực sự trở nên toàn hảo giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô không?

Chúng ta đọc trong Kinh Tân Ước về việc Chúa Giê Su dạy Bài Giảng trên Núi, bao gồm những lời giảng dạy mà sẽ giúp các môn đồ của Ngài cuối cùng sẽ trở nên hoàn hảo (xin xem Ma Thi Ơ 5–7). Sau Sự Phục Sinh của Ngài, Chúa Giê Su hiện đến ở xứ Phong Phú và đưa ra một bài giảng tương tự (xin xem 3 Nê Phi 12–14).

Khi sắp bắt đầu sứ điệp của Ngài cho dân chúng, Chúa Giê Su đã làm chứng rằng những ai “chú tâm theo lời” của mười hai môn đồ được chọn của Ngài sẽ được ban phước (3 Nê Phi 12:1). Ngài dạy Những Lời Chúc Phước, phán rằng Ngài đã làm tròn luật pháp Môi Se và ban cho luật pháp cao hơn của phúc âm.

Hình Ảnh
Đấng Cứu Rỗi Đến Thăm Người Dân tại Châu Mỹ, tranh do Glen S. Hopkinson họa
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc 3 Nê Phi 12:19–20, 46–48, tìm kiếm những điều chúng ta có thể trở thành khi chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô và cố gắng sống theo luật pháp cao hơn của Ngài.

Một số người có thể cảm thấy bối rối hoặc choáng ngợp trước lệnh truyền của Đấng Cứu Rỗi là phải trở nên toàn hảo. Có thể là hữu ích khi biết rằng trong thánh thư, từ toàn hảo có thể có nghĩa là “hoàn chỉnh, lành và phát triển trọn vẹn; hoàn toàn ngay chính” và “những tín đồ chân chính của Đấng Ky Tô có thể trở nên toàn thiện qua ân điển và Sự Chuộc Tội của Ngài” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hoàn Hảo,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Rô Ni 10:32–33 và tìm kiếm xem sự toàn hảo đòi hỏi cả nỗ lực của chúng ta và ân điển của Chúa như thế nào.

Hình Ảnh
Gánh Nặng được Trút Đi, tranh do Anne Marie Oborn họa

Một cách để định nghĩa ân điển là: “Từ ân điển, như được sử dụng trong thánh thư, chủ yếu nói đến quyền làm cho có khả năng và sự chữa lành thuộc linh được cung ứng qua lòng thương xót và tình yêu thương của Chúa Giê Su Ky Tô. … Để nhận được quyền năng làm cho có khả năng, chúng ta phải sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. … Chúa đã hứa rằng nếu chúng ta hạ mình trước mặt Ngài và có đức tin nơi Ngài thì ân điển của Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả những yếu kém cá nhân của chúng ta (xin xem Ê The 12:27)” (“Grace,” Gospel Topics, topics.ChurchofJesusChrist.org).

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Hy vọng duy nhất của chúng ta để có được sự hoàn hảo thật sự là tiếp nhận điều đó như là một ân tứ từ thiên thượng—chúng ta không thể “giành được” điều đó. Như vậy, ân điển của Đấng Ky Tô ban cho chúng ta không chỉ là sự cứu rỗi khỏi buồn phiền và tội lỗi cùng cái chết mà còn là sự cứu rỗi khỏi sự tự chỉ trích dai dẳng. …

… Nếu chúng ta kiên trì, thì ở một nơi nào đó trong thời vĩnh cửu, sự tôi luyện của chúng ta sẽ được hoàn tất và đầy đủ. …

… Tôi làm chứng rằng lúc nào Ngài cũng dang rộng đôi tay với vết đóng đinh để ban cho chúng ta cùng một ân điển, gìn giữ chúng ta và khuyến khích chúng ta, không chịu buông chúng ta ra cho đến khi chúng ta được an toàn trở về nhà trong vòng tay của Cha Mẹ Thiên Thượng. (“Thế Thì Cuối Cùng—Các Ngươi Hãy Nên Trọn Vẹn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 41, 42).

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Khi biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô đang dang rộng đôi tay để ban ân điển của Ngài cho anh chị em và đã chuẩn bị con đường để anh chị em trở nên giống như Ngài và Cha Ngài thì điều đó có nghĩa gì đối với anh chị em?

Phần 2

Tôi có thể làm gì để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Khi Chúa Giê Su tiếp tục giảng dạy cho dân Nê Phi, Ngài đã chia sẻ những nguyên tắc sâu sắc về cách sống theo luật pháp cao hơn của phúc âm của Ngài. Chủ Tịch Harold B. Lee nói:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Harold B. Lee

Đấng Ky Tô không chỉ đến thế gian để chuộc tội cho những tội lỗi của nhân loại mà còn để nêu gương trước thế gian về tiêu chuẩn hoàn hảo của luật pháp của Thượng Đế và sự vâng lời Đức Chúa Cha. Trong Bài Giảng trên Núi, Đức Thầy đã tiết lộ cho chúng ta phần nào về cá tính của Ngài, một cá tính hoàn hảo, … và khi làm như vậy đã cho chúng ta một mẫu mực cho cuộc sống của riêng chúng ta. (Decisions for Successful Living [năm 1973], trang 55–56)

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô, tranh do Harry Anderson họa
Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Việc cố gắng sống theo những lời giảng dạy này sẽ giúp mỗi người chúng ta cuối cùng cũng trở nên hoàn hảo giống như Đấng Cứu Rỗi. Xem lại vắn tắt danh sách các đề tài sau đây được đề cập trong 3 Nê Phi 12–14 và xác định một hoặc hai lĩnh vực mà anh chị em muốn tập trung vào.

Sau khi chọn đề tài hoặc các đề tài của anh chị em, hãy nghiên cứu kỹ và suy ngẫm về các đoạn thánh thư liên quan. Để hiểu sâu hơn về đề tài này, hãy cân nhắc việc tra cứu các phần tham khảo chéo cho các câu mà anh chị em đang học.

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Hãy xác định một hoặc nhiều nguyên tắc được giảng dạy trong đoạn thánh thư hoặc các đoạn thánh thư mà anh chị em đã đọc mà có thể giúp anh chị em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Ghi lại những ấn tượng của anh chị em khi suy ngẫm về các câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào mà việc sống theo nguyên tắc trong đoạn thánh thư này giúp tôi trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã minh họa nguyên tắc này như thế nào?

  • Nguyên tắc này đã ban phước cho cuộc sống của tôi hoặc cuộc sống của những người khác như thế nào?

  • Tôi có thể làm điều gì để áp dụng tốt hơn nguyên tắc này trong cuộc sống của tôi?