2003
Chăm Sóc Đến Cuộc Sống của Linh Hồn
Tháng Năm năm 2003


Chăm Sóc Đến Cuộc Sống của Linh Hồn

Các môn đồ thực sự cải đạo, mặc dù vẫn còn khiếm khuyết, sẽ theo đuổi “cuộc sống của linh hồn” vào bất cứ ngày nào, trong bất cứ thập niên nào, giữa bất cứ sự suy đồi và hủy diệt nào.

Giữa những cảnh rối ren hỗn loạn trên toàn cầu—những biến cố mà ảnh hưởng đến mọi người chúng ta—là sự phấn đấu thực sự và liên tục của loài người: giữa những lo lắng của thế gian, chúng ta sẽ thực sự chọn lựa hay không—trong những lời của Chúa—để “chăm sóc … đến cuộc sống của linh hồn” (GLGƯ 101:37). Bất cứ sự nôn nóng tham gia gì của chúng ta với các vấn đề bên ngoài, thì sự phấn đấu thầm kín này vẫn tiếp tục trong những lúc yên tĩnh lẫn náo loạn. Dù được hiểu biết hay được nhìn nhận hay không, thì đây cũng là một vấn đề bất biến phải làm trên trần thế từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Khi chúng ta cố gắng tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế, “người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn” (2 Cô Rinh Tô 4:16). Rồi, ngay cả trong những ngày không vui, chúng ta vẫn sẽ “gìn giữ lấy linh hồn mình” bất luận cho những ngoại cảnh ra sao (xin xem Châm Ngôn 19:16). Tôi thừa nhận rằng một số quyết định bên trong tâm hồn để “chăm sóc” và “gìn giữ” linh hồn của mình xảy ra trong những lúc bình thản khác giống như với đứa con trai phá của. Nó đã cho heo ăn “ngày này qua ngày khác,” cuối cùng có một ngày đặc biệt nọ, nó “tỉnh ngộ” (Lu Ca 15:17). Bất luận điều gì khác đã xảy ra vào ngày đặc biệt đó trong “xứ xa xôi” (Lu Ca 15:13), đứa con trai phá của đã có “tư tưởng về đường lối [nó],” (Thi Thiên 119:59) và cương quyết kết luận rằng “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha” (Lu Ca 15:18). Sự biến đổi theo sau sự tự xem xét nội tâm. Tuy vậy, một người chăn heo trên đường trở về nhà hầu như chẳng được những người khách trên đường để ý tới.

Tuy nhiên, vào những lúc khác, ảnh hưởng lẫn nhau của những điều bên ngoài và bên trong thì hiển nhiên hơn. Phi Lát đang đối phó với một cảnh có vẻ hỗn loạn ở địa phương về một người tên là Giê Su của Na Xa Rét. Sự hòa giải mới đây của ông với Hê Rốt—là người mà Phi Lát “thù hiềm” (Lu Ca 23:12)—chắc chắn là một tin tức chính trị giữa những người đã biết được điều đó. Mặc dù mâu thuẫn trong tư tưởng, ông đã chịu thua đám đông bị xúi giục, muốn ân xá cho Ba Ra Ba thay vì Chúa Giê Su. Với đôi bàn tay đã được rửa sạch nhưng vẫn còn dính máu, hình như Phi Lát đã trở về Sê Sa Rê. Tuy nhiên, Đấng Ky Tô, đã tiếp tục đi đến Ghết Sê Ma Nê và Gô Gô Tha, thực hiện sự chuộc tội đầy thống hối nhưng giải thoát cho mọi người, nhờ đó mà hằng tỉ người sẽ được phục sinh.

Ngày nay, chiến tranh khắp nơi ảnh hưởng đến người công chính lẫn bất chính, nhưng ân tứ vinh quang đó của sự phục sinh lớn lao sẽ được ban cho tất cả chúng ta! Cũng giống như những ngọn sóng bạc đầu không cho biết những gì đang xảy ra trong lòng biển cả, thì trường hợp của Sự Chuộc Tội cũng như vậy, những sự việc thế gian và vĩnh cửu trong ý nghĩa của chúng đang xảy ra trong khu vườn đó và trên ngọn đồi mờ nhạt đó.

Công việc của Thượng Đế thường được tiết lộ một cách thầm lặng. Chẳng hạn như, bất luận những lý do kinh tế cấp bách nào mà khiến cho gia đình của Joseph Smith, Sr. đã phải dọn nhà từ New England đến phía bắc tiểu bang Nữu Ước, thì họ cũng đã được dẫn dắt đến—một cách bất ngờ—các bảng khắc thiêng liêng, được chôn giấu trên Đồi Cumorah, đang chờ đợi để trở thành “một chứng thư khác về Đấng Ky Tô,” đến “chừng nào thế gian được tồn tại” (2 Nê Phi 25:22).

Vậy nên, qua thời kỳ đầy xung đột của chúng ta, việc âm thầm chăm sóc đến “cuộc sống của linh hồn” thì vẫn là điều quan trọng hơn hết. Mặc dù các biến cố gây ra những giây phút quan trọng mà có thể khơi dậy sự ngay chính nơi con người, nhưng cảnh hỗn loạn trên thế giới không thể được dùng để bào chữa cho sự thiếu cam kết của con người, ngay cả một số người dường như thất bại rất dễ dàng. Nếu có thái độ thù nghịch ở khắp nơi, thì chúng ta vẫn không cần phải vi phạm các giao ước của mình! Chẳng hạn như, tội ngoại tình không thể được hợp lý hóa chỉ vì đang có chiến tranh, và một số vợ chồng bị chia ly. Không có ngoại lệ cho giáo lệnh thứ bảy mà nói rằng: “Ngươi chớ phạm tội tà dâm ngoại trừ trong thời chiến” (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:14).

Trong một thời chiến tranh khác, Chủ Tịch David O. McKay đã khuyên bảo các tín hữu trong quân ngũ, phải “giữ mình được trong sạch về mặt đạo đức” giữa “sự tàn bạo của chiến tranh” (trong Conference Report, tháng Tư năm 1969, 153).

Mặc dù nước nọ nghịch cùng nước kia, cảnh hỗn loạn rối ren như thế không bào chữa cho những người chung phần kinh doanh chống lại những người cộng sự của mình hoặc chống lại những cổ phần viên bằng cách ăn cắp hay làm chứng gian, do đó vi phạm cả hai giáo lệnh thứ 8 và thứ 9—bởi vì không có sự ngoại lệ nào cả để bào chữa (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:15–16).

Tình trạng bấp bênh của thế giới không bào chữa cho sự bất ổn về mặt đạo đức, và sự bất ổn mà làm rối trí chúng ta thì sẽ không biện minh cho tội lỗi của chúng ta cũng như không làm mà mắt của Thượng Đế được. Vả lại, những chiến thắng quân sự không thể thay thế cho việc chúng ta thắng trận trong sự tự chủ. Lòng căm thù mãnh liệt cũng không làm giảm đi tình yêu thương trọn vẹn và cứu chuộc của Thượng Đế dành cho tất cả con cái của Ngài. Tương tự như thế, giây phút mù mịt tối tăm không thể thay đổi sự thật về Đấng Ky Tô là Sự Sáng của Thế Gian!

Vậy thì, chúng ta hãy làm giống như người thanh niên ở trên núi với Ê Li Sê. Thoạt tiên, sợ hãi trước sự bao vây của các chiếc xe ngựa của kẻ thù, người thanh niên đã được Chúa thương xót mà mở mắt cho anh thấy “ngựa và xe bằng lửa,” xác nhận rằng “những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó” (2 Các Vua 6:16, 17). Thưa các anh chị em, con số những người ở với chúng ta thì vẫn đông hơn.

Tinh thần yếu kém và bối rối của chúng ta không thay đổi được sự kiện là Thượng Đế đã biết trước một cách lạ lùng để đánh giá những lựa chọn của chúng ta đối với những gì mà chúng ta chịu trách nhiệm. Giữa những bản thông cáo và tin tức rời rạc về nhiều xung đột của con người, Thượng Đế sống trong một “hiện tại vĩnh cửu” nơi mà thời quá khứ, hiện tại và tương lai đều tiếp nối trước mắt Ngài (GLGƯ 130:7). Các quyết định thiêng liêng của Ngài thì đầy bảo đảm, bởi vì bất luận điều gì Ngài muốn làm, thì Ngài sẽ chắc chắn làm (xin xem Áp Ra Ham 3:17). Ngài biết sự cuối cùng ngay từ lúc khởi đầu! (xin xem Áp Ra Ham 2:8). Thượng Đế “có thể làm lấy công việc [của Ngài]” một cách trọn vẹn và thực hiện tất cả các mục đích của Ngài, một điều nào đó không đúng với các kế hoạch đã được loài người tổ chức chu đáo nhất bởi vì chúng ta thường sử dụng sai quyền tự quyết của mình! (xin xem 2 Nê Phi 27:20).

Thượng Đế đã quả quyết với chúng ta rằng:

“Ta sẽ hướng dẫn các ngươi đi” (GLGƯ 78:18).

“Ta sẽ ở giữa các ngươi” (GLGƯ 49:27).

Thưa các anh chị em, Ngài sẽ “ở với [chúng ta] trong cơn hoạn nạn” (GLGƯ 3:8), kể cả qua sự hướng dẫn của vị tiên tri tại thế của Ngài, Chủ Tịch Gordon B. Hinckley.

Trong khi ấy, những giây phút quan trọng trong “cuộc sống của linh hồn” tiếp tục tùy thuộc vào việc chúng ta có đáp ứng với sự buông thả hoặc sự tiết chế hay không, trong những quyết định hằng ngày của cá nhân chúng ta như chẳng hạn giữa sự ân cần và mối giận dữ, lòng thương xót và sự bất công, tính rộng lượng và sự bần tiện.

Chiến tranh không hủy bỏ điều giáo lệnh thứ nhì. Giáo lệnh này không có giới hạn địa lý . Những người tuân theo giáo lệnh này không khoác một quốc tịch nào, cũng như làn da của họ không có một màu đặc biệt nào.

Chúng ta có thể gặp nạn đói, nhưng chúng ta vẫn có thể đáp ứng như người góa phụ mà đã để cho Ê Li dùng bữa ăn cuối cùng của mình (xin xem 1 Các Vua 17:8–16). Việc chia sẻ như thế giữa cảnh thiếu thốn và nghèo nàn thì luôn luôn gây cảm động. Lúc còn niên thiếu, một vị giám trợ tuyệt vời của tôi khi tôi còn trẻ, là M. Thirl Marsh, nhiều lần cố gắng xin làm mướn trong những hầm mỏ vào thời Kinh Tế Trì Trệ. Mặc dù chưa đủ tuổi nhưng to con, ông đã kiên trì và được mướn, trong khi vài người bạn của ông thì không được mướn. Hình như, hơn một lần, sau một ngày làm việc khó nhọc, người trai trẻ có tấm lòng rộng rãi tên là Thirl này đã chia đều số tiền kiếm được với ba người bạn này cho đến khi họ cũng được mướn.

Khi suy ngẫm về “cuộc sống của linh hồn,” điều này giúp cho chúng ta cố gắng để đạt được sự cải đạo hoàn toàn trong khi hạt giống phúc âm rơi đầu tiên vào “đất tốt,” là những người có “lòng thật thà tử tế” (Lu Ca 8:15). Kế đó, cũng một người như thế “nghe đạo” với sự “vui mừng,” “và hiểu,” “được kết quả,” và “kiên trì,” học biết “việc đói khát sự ngay chính” là gì (Ma Thi Ơ 13:20, 23; BDJS Ma Thi Ơ 13:21; Ma Thi Ơ 5:6). Đó là “sự thay đổi lớn lao” (Mô Si A 5:2). Về cơ bản, sự cải đạo tiêu biểu cho sự biến đổi từ “con người tự nhiên” thành “người của Đấng Ky Tô” (Mô Si A 3:19; Hê La Man 3:29; xin xem thêm 2 Cô Rinh Tô 5:17). Đó là sự lao nhọc đòi hỏi một tiến trình lâu dài.

Kết quả của tiến trình tiếp diễn này gồm có việc “không còn ý muốn làm điều tà ác nữa, mà chỉ muốn luôn luôn làm điều thiện” (Mô Si A 5:2). Vậy nên, thảo nào tiến trình này có thể giúp cho những người được cải đạo như thế “củng cố” anh em của họ (Lu Ca 22:32) và nâng đỡ những người khác bằng cách “thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em” (1 Phi E Rơ 3:15). Những người ngay chính như thế thực hiện một sự phục vụ thiết yếu nhưng âm thầm cho nhân loại: họ trở thành một phần tử cốt yếu để có thể cầu xin các phước lành cần thiết nơi Thượng Đế cho tất cả nhân loại.

Các môn đồ thực sự cải đạo, mặc dù vẫn còn khiếm khuyết, sẽ theo đuổi “cuộc sống của linh hồn” vào bất cứ ngày nào, trong bất cứ thập niên nào, giữa bất cứ sự suy đồi và hủy diệt nào. Tiến trình này tạo cho chúng ta đi “lo việc cho Cha” (Lu Ca 2:49; xin xem thêm Môi Se 1:39).

Vì sự cải đạo trọn vẹn này là điều được nghĩ rằng dù sao nó cũng sẽ xảy ra nên ngay cả các tình huống khó khăn và hỗn loạn cũng có thể giúp chúng ta bằng cách khiến chúng ta phải tiếp tục cuộc hành trình hay phải bước nhanh.

Thưa các anh chị em, giữa những cảnh lo âu cho sự bất ổn và rối ren của thế gian, chúng ta hãy chăm sóc đến “cuộc sống của linh hồn” như đã được giảng dạy. Nhờ vào sự chuộc tội đầy vinh quang của Chúa Giê Su, cuộc sống của linh hồn bất diệt tồn tại lâu hơn tuổi thọ của bất cứ vì tinh tú nào, và, do đó nó tồn tại lâu hơn thời gian ngắn ngủi của các tình huống trên trần thế, dù cho chúng có khắc nghiệt đến đâu!

Tôi làm chứng như vậy trong thánh danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men!