2005
Một Công Việc cho Tôi Để Làm
Tháng Năm năm 2005


Một Công Việc cho Tôi Để Làm

Chúa đã gửi một thiên sứ đến cùng Joseph Smith để cho ông biết rằng ông có một công việc để làm. Công việc đó tiếp tục ngày nay nơi chúng ta.

Tôi còn nhớ một bài học trong buổi họp tối gia đình khi tôi còn nhỏ mà cha của tôi đã dạy chúng tôi về cuộc viếng thăm Tiên Tri Joseph Smith của Thiên Sứ Mô Rô Ni. Ông nói rằng sau một sự cầu nguyện chân thành, thì một thiên sứ hiện đến bên giường của Joseph. Vị thiên sứ là một sứ giả được Thượng Đế gửi đến, tên của vị ấy là Mô Rô Ni, và vị ấy đã cho Joseph biết rằng Thượng Đế có một công việc cho ông để làm. (Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:33.) Tôi nhớ cha tôi dạy rằng “Joseph đã không nói: ‘Ồ không, thưa Thiên Sứ, tôi chỉ muốn biết giáo hội nào là chân chính. Tôi không biết rằng tôi cần phải làm một điều nào đó!’” Nhưng dĩ nhiên, Joseph cần phải làm một điều nào đó. Ông có một sự kêu gọi đặc biệt từ Chúa.

Điều mà Joseph đã làm thật phi thường. Ông bắt đầu cuộc sống chỉ là một thiếu niên ở nông trại, nhưng nhờ ông, Sách Mặc Môn ra đời và được phiên dịch, chức tư tế và các chìa khóa của chức ấy đã được phục hồi trên thế gian, Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được tổ chức, và các đền thờ thánh bắt đầu được xây cất. Nhờ Joseph Smith, tất cả các giáo lễ mà các con cái của Cha Thiên Thượng cần đến cho sự cứu rỗi của họ giờ đây đã có trên thế gian. Đây là ngày của các phép lạ được nói đến trong Mô Rô Ni (xin xem Mô Rô Ni 7:35–37) và công việc kỳ diệu và một phép lạ đã được Nê Phi báo trước cách đây nhiều thế kỷ (xin xem 1 Nê Phi 14:7.)

Công việc mà Joseph đã bắt đầu được xúc tiến bởi các tín hữu đầu tiên của Giáo Hội là những người đã có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài. Qua những nỗ lực của họ, phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô bắt đầu truyền bá trên khắp thế gian. Họ đã thật sự thực hiện một công việc kỳ diệu.

Nhưng thời kỳ của các phép lạ chưa hết, và công việc kỳ diệu vẫn còn tiếp diễn. Khi chịu phép báp têm, mỗi người chúng ta trở thành một phần của công việc đó.

Năm ngoái khi tôi đi thăm các tín hữu của Giáo Hội, tôi đã thấy rằng qua đức tin và công việc của những người tầm thường, giao ước của Chúa đã được thiết lập trên thế gian. (Xin xem GLGƯ 1:17–23.)

Có một thiếu nữ ở Đại Hàn là người đầu tiên là tín hữu của Giáo Hội trong gia đình của em ấy. Em đã gần gũi rất nhiều với quyển sách Sự Tiến Triển Cá Nhân của mình mà đã được đọc rất thường xuyên và nói rằng em mơ ước có được một gia đình biết chú trọng đến phúc âm. Một chị chủ tịch Hội Thiếu Nữ ở Armenia đang thực hiện chương trình của Hội Thiếu Nữ một cách chính xác mặc dù chị ấy không có Church Handbook of Instructions (Sổ Tay Chỉ Dẫn) viết bằng ngôn ngữ của mình.

Các tín hữu ở Nga thường xuyên đi đền thờ. Họ đã để dành tiền bằng đồng rúp của mình và đi nhiều ngày bằng xe đò, xe lửa, và tàu thủy để đến ngôi đền thờ gần nhất ở Thụy Điển.

Đứa cháu gái chín tuổi của tôi, Kimberly, đã nói chuyện nhiều về Giáo Hội một cách thật nhiệt tình với đứa bạn của nó đến nỗi đứa bạn của nó nói: “Tôi muốn ghi danh vào giáo hội của bạn. Tôi phải ghi danh ở đâu?”

Có các thiếu niên và thiếu nữ trong tiểu giáo khu của tôi đang phát triển các kỹ năng và tài năng lãnh đạo. Họ sẵn lòng ca hát, đánh những nhạc cụ, đưa ra bài nói chuyện, tham dự vào các dự án phục vụ, và làm bất cứ số việc nào khác để họ có thể góp phần vào công việc kỳ diệu này.

Và rồi có một thiếu niên ở Bogota đã nói: “Tôi muốn nhân danh các thiếu niên ở Colombia mà nói. Chúng tôi sống xứng đáng và đang chuẩn bị để phục vụ!”

Tôi đã từng ở nơi mà Giáo Hội có ít người và nơi mà Giáo Hội có đông người, nơi mà Giáo Hội còn mới mẻ và được thiết lập thành công, nhưng trách nhiệm của mỗi người chúng ta vẫn giống nhau: chúng ta là phần tử của phúc âm chân chính, được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta có một công việc để làm. Chúng ta phục vụ trong những đường lối giản dị, chứng ngôn của chúng ta tăng trưởng, và chúng ta có vai trò trong thời kỳ của các phép lạ này.

Trong cuộc sống của mình, tôi đã là nhân chứng về các phép lạ của phúc âm phục hồi. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi đã dọn đi Sao Paulo, Ba Tây, nơi mà cha tôi được kêu gọi chủ tọa Phái Bộ Truyền Giáo Ba Tây. Đó là một thời gian đầy lý thú đối với tôi và là một nơi thú vị để lớn lên. Một trò chơi ưa thích của tôi và các anh em của tôi là mặc quần áo giả vờ làm những người truyền giáo. Chúng tôi bỏ ra nhiều giờ để viết những quyển sách nhỏ truyền giáo và “thuyết giảng” và “được thuyên chuyển” đi khắp nơi trong sân nhà. Trong năm năm, những câu chuyện hằng đêm quanh bàn ăn của chúng tôi xoay quanh công việc truyền giáo, và tôi chăm chú lắng nghe những câu chuyện về đức tin đã được kể lại bởi những người truyền giáo. Ngay cả vào lứa tuổi ấy, tôi cũng biết mình là một phần tử của công việc vĩ đại.

Có khoảng 3.000 tín hữu của Giáo Hội ở Ba Tây khi chúng tôi đến đó. Tôi còn nhớ khi ở trong Hội Thiếu Nhi rất ít người với một vài trẻ em khác, cứ hát đi hát lại năm bài hát mỗi tuần, vì đó là những bài hát độc nhất được phiên dịch bằng tiếng Bồ Đào Nha. Hai trong số các bài ca ưa thích của tôi là “A Luz Divina,” hoặc “The Light Divine” (Hymns, số 305), và một bài nào đó về một con thỏ ở giữa rừng (xin xem “The Little Rabbit,” Children’s Friend, tháng Sáu năm 1955, 257).

Trong nhiều phương diện, kinh nghiệm của chúng tôi tương tự với những người tiền phong đầu tiên. Chúng tôi không có sách thánh ca hay hình ảnh hoặc sách học gửi đến từ trụ sở của Giáo Hội. Mọi thứ cần thiết để giảng dạy phúc âm bằng tiếng Bồ Đào Nha thì đã được viết và in ra tại trụ sở phái bộ truyền giáo. Tất cả chúng tôi, ngay cả các trẻ em, đều phải tham gia vào công việc phục vụ để giúp sắp xếp những tờ tin tức và bài học. Không có ai gửi tài liệu của Giáo Hội đến cho chúng tôi. Vị tiên tri không gửi đến cho chúng tôi các vị chủ tịch giáo khu hay giám trợ. Ông không gửi các chủ tịch Hội Phụ Nữ hoặc các chương trình của giới trẻ. Giáo Hội ở Ba Tây được gây dựng từ cùng vật liệu mà những người tiền phong đã bắt đầu với. Tài liệu để xây dựng Giáo Hội được tạo ra bởi các tín hữu.

Trong những năm chúng tôi sống ở Ba Tây, chúng tôi đã thấy sự tăng trưởng lớn lao đến với Giáo Hội. Hằng ngàn người trở thành Các Thánh Hữu Ngày Sau. Chẳng bao lâu, phái bộ truyền giáo được chia ra, các giáo hạt và các chi nhánh được tổ chức, và các giáo đường mới được xây cất. Các tín hữu mới thì đầy nhiệt tình, và họ tăng trưởng trong đức tin và trở nên kinh nghiệm hơn trong phúc âm.

Nhiều năm trôi qua, và rồi năm ngoái, tôi đã trở lại Ba Tây để tham dự lễ tái cung hiến Đền Thờ Sao Paulo. Bấy giờ, tôi biết được rằng có 187 giáo khu ở Ba Tây. Giờ đây có 26 phái bộ truyền giáo, 4 đền thờ, và gần 1 triệu tín hữu. Hãy tưởng tượng sự kinh ngạc của tôi khi tôi bước vào một sân vận động đông nghẹt hơn 60.000 tín hữu là những người đã quy tụ lại để nghe Chủ Tịch Gordon B. Hinckley nói chuyện và kỷ niệm lễ cung hiến đền thờ. Đối với tôi, việc thấy hằng ngàn người trẻ tuổi cùng nhảy múa và ca hát là một phép lạ. Khi nhìn lễ kỷ niệm đầy vui mừng đó, tôi cứ tự nhủ: “Thật là kỳ diệu! Đây là một phép lạ! Làm thế nào phép lạ này đã xảy ra?”

Tôi đã lấy làm kinh ngạc suốt đêm về điều tôi đã nhìn thấy. Rồi, vào buổi sáng hôm sau tại buổi lễ cung hiến đền thờ khi tôi gặp lại giảng viên trong Hội Thiếu Nhi của tôi, Chị Gloria Silveira. Chính lúc đó tôi biết được cách thức mà phép lạ xảy ra. Là một người mới cải đạo không có sẵn kinh nghiệm với Giáo Hội , Chị Silveira đã đến Hội Thiếu Nhi sẵn sàng để chia sẻ chứng ngôn mộc mạc của mình và dạy cho tôi học Những Tín Điều bằng tiếng Bồ Đào Nha. Chị và chồng của chị Humberto vẫn còn trung tín. Họ đã phục vụ trong nhiều sự kêu gọi của Giáo Hội trong nhiều năm, và họ vẫn còn phục vụ. Khi nhìn thấy Chị Silveira, tôi ý thức rằng Giáo Hội ở Ba Tây đã tăng trưởng nhờ vào chị và hằng ngàn tín hữu giống như chị. Chị và Anh Silveira tiêu biểu cho những người ở khắp mọi nơi mà có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Họ đã tăng trưởng trong sự hiểu biết và kỹ năng, và họ đã phục vụ trong Giáo Hội (xin xem GLGƯ 88:80). Họ đã chia sẻ phúc âm với bạn bè (xin xem GLGƯ 30:5.) Họ làm việc trong đền thờ (xin xem GLGƯ 138:48). Họ đã giảng dạy cho năm đứa con của mình các nguyên tắc ngay đúng (xin xem GLGƯ 68:28). Trong số 43 con cháu của họ, 15 người đã phục vụ truyền giáo trọn thời gian. Các cháu của họ giờ đây kết hôn trong đền thờ, và các cháu kêu bằng cố của họ là thế hệ thứ tư của dòng họ Silveira là phần tử của công việc kỳ diệu mà đã được Joseph Smith khởi đầu. Nhờ vào họ, đức tin đã gia tăng trên thế gian. Họ là một tấm gương về phép lạ mà Chúa đã nói đến khi Ngài phán rằng phúc âm của Ngài sẽ được rao giảng bởi những người yếu kém và những người tầm thường (xin xem GLGƯ 1:23) và bằng những phương tiện nhỏ bé và tầm thường mà có những việc lớn lao (xin xem 1 Nê Phi 16:29).

Chúa đã gửi một thiên sứ đến cùng Joseph Smith để cho ông biết rằng ông có một công việc để làm. Công việc đó tiếp tục ngày nay nơi chúng ta và được hướng dẫn bởi Chủ Tịch Gordon B. Hinckley, một vị tiên tri tại thế, là người đã nói: “Công việc này đầy vinh quang. Nó sẽ ban phước cuộc sống của mỗi người nam, người nữ, thiếu niên, và thiếu nữ mà chấp nhận công việc này” (“Sự Phục Vụ Truyền Giáo,” Buổi Họp Huấn Luyện Giới Lãnh Đạo Toàn Cầu, ngày 11 tháng Giêng năm 2003, 21). “Xin cảm tạ Thượng Đế về sự ban cho kỳ diệu của Ngài về chứng ngôn, thẩm quyền, và giáo lý liên hệ với giáo hội này, Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô” (“The Marvelous Foundation of Our Faith,” Liahona, tháng Mười Một năm 2002, 81). Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.