Những Sự Kêu Gọi trong Phái Bộ Truyền Giáo
Chương 5: Sử Dụng Quyền Năng của Sách Mặc Môn


“Chương 5: Sử Dụng Quyền Năng của Sách Mặc Môn,” Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Cách Chia Sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (năm 2023)

“Chương 5,” Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta

Hình Ảnh
Jesus Teaching in the Western Hemisphere; Jesus Christ Visits the Americas (Chúa Giê Su Giảng Dạy ở Tây Bán Cầu, Chúa Giê Su Ky Tô Viếng Thăm Châu Mỹ), tranh của John Scott

Chương 5

Sử Dụng Quyền Năng của Sách Mặc Môn

Hãy Suy Ngẫm về Những Câu Hỏi Này

  • Làm thế nào mà Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta?

  • Tại sao Sách Mặc Môn lại có tác động mạnh mẽ trong quá trình cải đạo đến như vậy?

  • Sách Mặc Môn dạy điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào tôi có thể sử dụng Sách Mặc Môn để giúp bản thân mình và những người khác đến gần Thượng Đế hơn?

  • Sách Mặc Môn giải đáp những câu hỏi về cuộc sống của con người như thế nào?

  • Làm cách nào tôi có thể giúp mọi người đọc và đạt được chứng ngôn về Sách Mặc Môn?

Sách Mặc Môn, khi được phối hợp với Thánh Linh, là một nguồn tài liệu mạnh mẽ nhất của các anh chị em trong sự cải đạo. Sách này là một biên sử cổ xưa, thiêng liêng được viết ra để thuyết phục tất cả mọi người rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô (xin xem trang tựa của Sách Mặc Môn). Như đề phụ của sách đã ghi, Sách Mặc Môn là “một chứng thư khác về Chúa Giê Su Ky Tô.” Sách đó cũng là bằng chứng đầy thuyết phục rằng Thượng Đế đã kêu gọi Joseph Smith với tư cách là vị tiên tri và phục hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô qua ông.

Hình Ảnh
khung vòm với viên đá đỉnh vòm

Sách Mặc Môn Là Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta

Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng Sách Mặc Môn là “nền tảng của tôn giáo chúng ta” (lời giới thiệu Sách Mặc Môn). Ông đã nói vào một dịp khác: “Nếu lấy đi Sách Mặc Môn và những điều mặc khải thì còn đâu là tôn giáo của chúng ta? Chúng ta không có gì cả” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 196).

Cổng vòm là một công trình kiến trúc vững chắc được làm từ các mảnh hình nêm tựa vào nhau. Phần giữa, hay còn gọi là viên đá đỉnh vòm, thường lớn hơn các miếng nêm khác và giữ chúng cố định vị trí.

Chủ Tịch Ezra Taft Benson nói Sách Mặc Môn là nền tảng của tôn giáo chúng ta trong ít nhất ba cách:

Nhân chứng về Đấng Ky Tô. “Sách Mặc Môn là nền tảng trong việc làm chứng của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô, chính Ngài là viên đá góc của mọi việc chúng ta làm. Sách làm chứng về tính xác thực của Ngài với quyền năng và sự rõ ràng.”

Giáo lý trọn vẹn. “Chính Chúa đã phán rằng Sách Mặc Môn chứa đựng ‛phúc âm trọn vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô’ [Giáo Lý và Giao Ước 20:9; 27:5]. … Trong Sách Mặc Môn, chúng ta sẽ tìm thấy [giáo lý] trọn vẹn là cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta. Và [giáo lý] đó được giảng dạy một cách minh bạch và giản dị đến nỗi trẻ em cũng có thể học được những cách cứu rỗi và tôn cao.”

Nền tảng của chứng ngôn. “Cũng giống như cái vòm sẽ sụp đổ nếu lấy đi viên đá đỉnh vòm, thì toàn thể Giáo Hội đứng vững hoặc sụp đổ cùng với lẽ trung thực của Sách Mặc Môn. … Nếu Sách Mặc Môn là chân chính … thì người ta phải chấp nhận những lời xác nhận về Sự Phục Hồi.” (Teachings of Presidents of the Church: Ezra Taft Benson [năm 2014], các trang 129, 131128.)

Bằng cách đạt được chứng ngôn rằng Sách Mặc Môn là lời của Thượng Đế, chúng ta có thể biết rằng Joseph Smith là một vị tiên tri. Qua ông, thẩm quyền chức tư tế của Thượng Đế đã được phục hồi bởi các sứ giả thiên thượng. Thượng Đế cũng cho phép Joseph tổ chức Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự mặc khải tiếp tục đến ngày nay qua các vị tiên tri tại thế.

Hình Ảnh
em thiếu niên đang đọc thánh thư

Sách Mặc Môn Là Thiết Yếu cho Sự Cải Đạo Cá Nhân

Một phần thiết yếu của sự cải đạo là nhận được một sự làm chứng bởi quyền năng của Đức Thánh Linh rằng Sách Mặc Môn là chân chính. Nếu đọc và nghiên cứu sách này một cách chân thành, thì anh chị em sẽ cảm thấy những lời của sách mở mang tâm hồn mình. Những lời trong sách sẽ soi sáng sự hiểu biết của anh chị em về cuộc sống, về kế hoạch của Thượng Đế và về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem An Ma 32:28). Cầu nguyện về sách này với chủ ý thật sự và đức tin nơi Đấng Ky Tô. Khi làm như vậy, anh chị em sẽ nhận được một sự làm chứng qua Đức Thánh Linh rằng đó là lời của Thượng Đế (xin xem Mô Rô Ni 10:4–5).

Chứng ngôn của chính anh chị em về Sách Mặc Môn có thể dẫn đến một đức tin sâu đậm và lâu dài trong quyền năng của sách để giúp những người khác trở nên cải đạo. Giúp những người mà anh chị em giảng dạy nhận ra sự soi sáng mà họ cảm thấy khi đọc nó một cách chân thành. Nhấn mạnh lời chứng mạnh mẽ của sách về Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích họ cầu nguyện để nhận được lời chứng của chính họ rằng sách này là chân chính.

Việc khuyến khích mọi người tìm kiếm sự làm chứng từ Đức Thánh Linh về Sách Mặc Môn nên là trọng tâm trong việc giảng dạy của anh chị em. Sách Mặc Môn có thể thay đổi cuộc sống của họ vĩnh viễn.

Sử Dụng Sách Mặc Môn để Giảng Dạy Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Tiên Tri Joseph Smith đã nói: “Sách Mặc Môn là một cuốn sách đúng thật nhất trong số tất cả các sách trên thế gian” (lời giới thiệu Sách Mặc Môn). Sách làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và giảng dạy rõ ràng giáo lý của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 31; 32:1–6; 3 Nê Phi 11:31–39; 27:13–22). Sách giảng dạy phúc âm trọn vẹn của Ngài. Các nguyên tắc và giáo lễ đầu tiên của phúc âm như đã được giảng dạy trong Sách Mặc Môn là con đường dẫn đến một cuộc sống sung túc.

Sử dụng Sách Mặc Môn làm nguồn tài liệu chính của anh chị em để giảng dạy phúc âm phục hồi. Biểu đồ sau đây liệt kê một số lẽ thật trong Sách Mặc Môn mà anh chị em sẽ giảng dạy.

Bài Học của Người Truyền Giáo trong Chương 3

Giáo Lý

Các Câu Tham Khảo

Bài Học của Người Truyền Giáo trong Chương 3

Sứ Điệp về Sự Phục Hồi Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Giáo Lý

Thiên tính của Thượng Đế, giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, sự sa ngã, Sự Phục Hồi, Joseph Smith, thẩm quyền chức tư tế

Các Câu Tham Khảo

1 Nê Phi 12–14

2 Nê Phi 3; 26–29

Mô Si A 2–5

Bài Học của Người Truyền Giáo trong Chương 3

Kế Hoạch Cứu Rỗi của Cha Thiên Thượng

Giáo Lý

“Kế hoạch vĩ đại của Thượng Đế Vĩnh Cửu,” kể cả Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, Sự Phục Sinh, và Sự Phán Xét

Các Câu Tham Khảo

2 Nê Phi 29

Mô Si A 3; 15–16

An Ma 12; 34:9; 40–42

Bài Học của Người Truyền Giáo trong Chương 3

Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Giáo Lý

Đức tin nơi Đấng Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh và kiên trì đến cùng

Các Câu Tham Khảo

2 Nê Phi 31–32

3 Nê Phi 11; 27:13–22

Bài Học của Người Truyền Giáo trong Chương 3

Trở Thành Các Môn Đồ Suốt Đời của Chúa Giê Su Ky Tô

Giáo Lý

Các giáo lễ chẳng hạn như phép báp têm, lễ sắc phong chức tư tế và Tiệc Thánh

Các Câu Tham Khảo

3 Nê Phi 11:22–2818

Mô Rô Ni 2–6

Nghiên Cứu Thánh Thư

Đấng Cứu Rỗi nói gì về Sách Mặc Môn?

Sách Mặc Môn Làm Chứng về Đấng Ky Tô

Mục đích chính của Sách Mặc Môn là làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Sách khẳng định tính xác thực về cuộc sống, sứ mệnh, sự phục sinh và quyền năng của Ngài. Sách dạy giáo lý chân chính về Đấng Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Một số vị tiên tri có những bài viết được lưu giữ trong Sách Mặc Môn đã đích thân trông thấy Đấng Ky Tô. Anh của Gia Rết, Nê Phi và Gia Cốp đã nhìn thấy Đấng Ky Tô trên tiền dương thế. Đám đông đã có mặt trong giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi ở giữa dân Nê Phi (xin xem 3 Nê Phi 11–28). Về sau, Mặc Môn và Mô Rô Ni nhìn thấy Đấng Ky Tô phục sinh (xin xem Mặc Môn 1:15; Ê The 12:39).

Khi mọi người đọc và cầu nguyện về Sách Mặc Môn, họ sẽ tiến đến việc biết Đấng Cứu Rỗi rõ hơn và cảm nhận được tình yêu thương của Ngài. Họ sẽ tăng trưởng trong chứng ngôn của họ về Ngài. Họ sẽ biết cách đến cùng Ngài và được cứu. (Xin xem 1 Nê Phi 15:14–15.)

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

“Sách Mặc Môn cung cấp sự hiểu biết đầy đủ nhất và có căn cứ nhất về Sự Chuộc Tội và về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Sách dạy về việc được sinh lại thật sự có nghĩa là gì. … Chúng ta biết tại sao mình ở đây trên thế gian này. Những lẽ thật này và những lẽ thật khác được giảng dạy một cách hùng hồn và đầy thuyết phục trong Sách Mặc Môn hơn bất cứ quyển sách nào khác. Quyền năng trọn vẹn của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô được chứa đựng trong Sách Mặc Môn” (Russell M. Nelson, “Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 62).

Học Tập Riêng Cá Nhân

Trong suốt thời gian truyền giáo, hãy viết những câu trả lời cho các câu hỏi vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình:

  • Anh chị em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn của mình?

  • Việc nghiên cứu Sách Mặc Môn của anh chị em đã ảnh hưởng đến chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Anh chị em có thể sử dụng Sách Mặc Môn như thế nào để giúp mọi người củng cố chứng ngôn của họ?

Nghiên Cứu Thánh Thư

Những lý do nào mà các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn đã đưa ra để viết biên sử của họ?

Học Tập Riêng Cá Nhân hay Học Tập Chung Với Bạn Đồng Hành

Sách Mặc Môn được viết ra là “để thuyết phục [cho tất cả mọi người] tin rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô” (trang tựa của Sách Mặc Môn). Bảng sau đây liệt kê một số chương trong Sách Mặc Môn mà làm chứng về cuộc sống, những lời giảng dạy và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô. Chọn các đoạn thánh thư để nghiên cứu trong suốt thời gian truyền giáo của anh chị em.

Ngoài ra, hãy nghĩ đến nhu cầu của những người mà anh chị em đang giảng dạy. Lập kế hoạch để đọc một số đoạn thánh thư này với họ để củng cố sự hiểu biết và chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi.

Trang tựa và lời giới thiệu

Nói rõ mục đích của sách.

1 Nê Phi 10–11

Lê Hi và Nê Phi làm chứng về Đấng Ky Tô.

2 Nê Phi 29

Lê Hi và Gia Cốp làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

2 Nê Phi 31–33

Nê Phi giảng dạy giáo lý của Đấng Ky Tô.

Mô Si A 2–5

Vua Bên Gia Min làm chứng về Đấng Ky Tô.

An Ma 57

An Ma làm chứng về Đấng Cứu Rỗi.

An Ma 36

An Ma cảm nhận được quyền năng chuộc tội của Đấng Ky Tô.

3 Nê Phi 9–10

Đấng Cứu Rỗi mời gọi mọi người đến cùng Ngài.

3 Nê Phi 11–18

Đấng Cứu Rỗi dạy dân Nê Phi về Đức Chúa Cha và về giáo lý của Ngài.

3 Nê Phi 27

Đấng Cứu Rỗi giảng dạy phúc âm của Ngài.

Ê The 12

Ê The và Mô Rô Ni dạy rằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô là một nguyên tắc hành động và quyền năng.

Mô Rô Ni 7–8

Mặc Môn dạy về tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

Mô Rô Ni 10

Mô Rô Ni mời tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài.

Sách Mặc Môn Giúp Chúng Ta Đến Gần Thượng Đế Hơn

Tiên Tri Joseph Smith đã nói về Sách Mặc Môn rằng “một người sẽ đến gần Thượng Đế hơn nhờ tuân theo những lời giảng dạy trong sách đó thay vì tuân theo bất cứ cuốn sách nào khác” (lời giới thiệu Sách Mặc Môn). Bằng cách kiên định giảng dạy và mời mọi người sống theo các nguyên tắc trong Sách Mặc Môn, anh chị em giúp họ phát triển đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và đến gần Thượng Đế hơn.

Sách Mặc Môn xây đắp chứng ngôn và mời gọi sự mặc khải cá nhân. Sử dụng Sách Mặc Môn để giúp mọi người có được những kinh nghiệm thuộc linh, nhất là sự làm chứng từ Đức Thánh Linh rằng chính sách này là lời của Thượng Đế.

Ưu tiên cho các đoạn trong Sách Mặc Môn khi anh chị em giảng dạy. Các đoạn này có quyền năng cải đạo nhờ vào Đức Thánh Linh. Khi anh chị em giảng dạy phúc âm bằng cách sử dụng Sách Mặc Môn, thì lời giảng dạy của anh chị em sẽ vang vọng với quyền năng và sự rõ ràng trong tâm trí.

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã dạy rằng “những người nào đã đọc [Sách Mặc Môn] một cách thành tâm, dù giàu hay nghèo, có học hay ít học, đều đã tăng trưởng dưới quyền năng của sách.” Ông còn dạy thêm:

“Tôi không ngần ngại hứa với anh chị em rằng nếu anh chị em chịu thành tâm đọc Sách Mặc Môn, bất kể là trước đó các anh chị em đã đọc sách này bao nhiêu lần đi nữa, thì Thánh Linh của Chúa sẽ đi vào tấm lòng của anh chị em nhiều hơn. Anh chị em sẽ có một quyết tâm vững vàng hơn để bước đi trong sự tuân theo các lệnh truyền của Ngài và một chứng ngôn vững mạnh hơn về tính xác thật hằng sống của Vị Nam Tử của Thượng Đế” (“Teachings of Presidents of the Church: Gordon B. Hinckley,” Ensign, tháng Sáu năm 1988, trang 6).

Hình Ảnh
những người truyền giáo đang đọc thánh thư

Sách Mặc Môn Giải Đáp Những Câu Hỏi về Cuộc Sống của Con Người

Việc đọc Sách Mặc Môn với sự hướng dẫn của Thánh Linh có thể giúp mọi người tìm ra câu trả lời hoặc sự hiểu biết sâu sắc cho những câu hỏi riêng của họ—hoặc những thắc mắc về cuộc sống của họ. Giúp mọi người thấy cách những điều giảng dạy trong Sách Mặc Môn giải đáp những câu hỏi về cuộc sống.

Một số câu hỏi này được liệt kê dưới đây, cùng với phần tham khảo Sách Mặc Môn để giải đáp các câu hỏi đó.

Sách Mặc Môn cũng mang đến sự hướng dẫn về các câu hỏi quan trọng khác, chẳng hạn như:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dallin H. Oaks

“Những người truyền giáo cần phải biết cách sử dụng Sách Mặc Môn để trả lời các câu hỏi của chính họ để họ có thể sử dụng sách một cách hiệu quả nhằm giúp những người khác học cách làm giống như vậy. … Họ phải hiểu rõ quyền năng của Sách Mặc Môn trong việc giảng dạy phúc âm phục hồi, bằng cách áp dụng quyền năng đó trước hết vào cuộc sống của chính họ và sau đó bằng cách chia sẻ nó với những người mà họ giảng dạy” (Dallin H. Oaks, “Counsel for Mission Leaders,” hội thảo dành cho các vị lãnh đạo phái bộ truyền giáo mới, ngày 25 tháng Sáu năm 2022).

Học Tập Riêng Cá Nhân hay Học Tập Chung Với Bạn Đồng Hành

Liệt kê những câu hỏi mà anh chị em có hoặc anh chị em đã nghe từ người khác, về cuộc sống của con người. Tìm những câu trong Sách Mặc Môn mà giúp giải đáp những câu hỏi này. Viết những điều hiểu biết sâu sắc và phần tham khảo Sách Mặc Môn vào nhật ký ghi chép việc học tập của anh chị em. Sử dụng những điều ghi chép này khi anh chị em giảng dạy.

Sách Mặc Môn và Kinh Thánh Hỗ Trợ Lẫn Nhau

Chúa phán phải “giảng dạy các nguyên tắc phúc âm của ta, là các nguyên tắc nằm trong Kinh Thánh và Sách Mặc Môn, là nơi chứa đựng phúc âm trọn vẹn” (Giáo Lý và Giao Ước 42:12). Các Thánh Hữu Ngày Sau “tin Kinh Thánh là lời của Thượng Đế khi sách ấy được phiên dịch chính xác” (Những Tín Điều 1:8; xin xem thêm 1 Nê Phi 13:29). Kinh Thánh là thánh thư. Sách Mặc Môn là thánh thư song hành mà chứa đựng phúc âm trọn vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô.

Kinh Thánh và Sách Mặc Môn bổ sung và làm phong phú hóa lẫn nhau (xin xem Ê Xê Chi Ên 37:16–17; 1 Nê Phi 13:40; Mặc Môn 7:8–9). Cả hai quyển thánh thư là phần tập hợp những lời dạy được ghi lại bởi các vị tiên tri thời xưa. Kinh Thánh kể về sự giao tiếp của Thượng Đế với những người ở Đông Bán Cầu trong hàng ngàn năm. Sách Mặc Môn kể về những giao tiếp của Thượng Đế với những người ở Châu Mỹ thời xưa trong hơn một ngàn năm.

Hình Ảnh
một người đang tô đậm trong thánh thư

Quan trọng nhất, Kinh Thánh và Sách Mặc Môn bổ sung cho nhau trong việc làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Kinh Thánh ghi lại câu chuyện về sự giáng sinh, giáo vụ trên trần thế và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi—kể cả cái chết và Sự Phục Sinh của Ngài. Sách Mặc Môn gồm có những lời tiên tri về sự giáng sinh và sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi, những lời giảng dạy về Sự Chuộc Tội của Ngài, và câu chuyện về giáo vụ của Ngài ở Châu Mỹ. Sách Mặc Môn xác nhận và phát triển chứng ngôn của Kinh Thánh rằng Chúa Giê Su là Con Độc Sinh của Thượng Đế và là Đấng Cứu Rỗi của thế gian.

Kinh Thánh lẫn Sách Mặc Môn đều dạy luật về nhân chứng: “Mọi việc sẽ định cứ lời khai của hai hoặc ba người làm chứng” (2 Cô Rinh Tô 13:1; xin xem thêm 2 Nê Phi 11:2–3). Vì phù hợp với luật này nên cả hai thánh thư đều làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 29:8).

Học Tập Riêng Cá Nhân hay Học Tập Chung Với Bạn Đồng Hành

Tìm ra các phần tham khảo chéo về các đề tài sau đây trong Sách Mặc Môn và Kinh Thánh. Các ví dụ được đưa ra trong ngoặc đơn sau mỗi đề tài. Thêm vào các đề tài và các đoạn của chính anh chị em.

Giúp Mọi Người Đọc và Hiểu Sách Mặc Môn

Những người nào không đọc hoặc không hiểu Sách Mặc Môn đều sẽ gặp khó khăn khi nhận được sự làm chứng rằng sách đó là chân chính. Anh chị em có thể giúp họ hiểu sách ấy bằng cách đọc nó với họ. Đọc trong một cuộc hẹn giảng dạy, trong một lần đến thăm để tiếp tục theo sát hoặc qua công nghệ. Anh chị em cũng có thể sắp xếp để các tín hữu cùng đọc với họ. Việc xem video Sách Mặc Môn và sau đó đọc các chương liên quan cũng có thể rất hữu ích.

Cầu nguyện để được giúp đỡ khi anh chị em chọn những đoạn đề cập đến những mối quan tâm và nhu cầu của mọi người. Đọc và thảo luận các đoạn thánh thư ngắn, chẳng hạn như 1 Nê Phi 3:7 hoặc Mô Si A 2:17. Ngoài ra, hãy đọc và thảo luận các đoạn thánh thư dài hơn hoặc trọn các chương, chẳng hạn như 2 Nê Phi 31, An Ma 7, hoặc 3 Nê Phi 18. Khuyến khích mọi người đọc Sách Mặc Môn từ đầu, kể cả chứng ngôn của BaTám Nhân Chứng cùng chứng ngôn của Tiên Tri Joseph Smith.

Hình Ảnh
lớp Trường Chủ Nhật

Xem xét những đề nghị sau đây khi anh chị em đọc Sách Mặc Môn với mọi người:

  • Cầu nguyện trước khi đọc. Cầu xin được giúp đỡ để hiểu. Cầu nguyện rằng Đức Thánh Linh sẽ làm chứng với họ rằng sách đó là chân chính.

  • Thay phiên nhau đọc. Đọc với một tốc độ mà họ cảm thấy thoải mái. Giải thích các từ và cụm từ không quen thuộc.

  • Thỉnh thoảng dừng lại để thảo luận những gì anh chị em đọc.

  • Giải thích bối cảnh và ngữ cảnh của đoạn thánh thư, chẳng hạn như ai đang nói, người đó như thế nào và tình huống ra sao. Cân nhắc việc cho chiếu video nếu có một video có liên quan đến Sách Mặc Môn.

  • Chỉ ra những sứ điệp hoặc giáo lý chính yếu để tìm kiếm.

  • Chia sẻ chứng ngôn của anh chị em và những sự hiểu biết, cảm nghĩ, và kinh nghiệm cá nhân thích hợp.

  • Giảng dạy giáo lý trực tiếp từ những lời của các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn. Điều này sẽ giúp mọi người cảm thấy được quyền năng thuộc linh của sách.

  • Giúp mọi người “áp dụng” những gì họ đọc vào chính cuộc sống của họ (1 Nê Phi 19:23). Giúp họ thấy thánh thư có liên quan như thế nào đến cá nhân họ.

Khi áp dụng những nguyên tắc này, anh chị em sẽ giúp mọi người phát triển khả năng và ước muốn tự mình đọc Sách Mặc Môn. Nhấn mạnh rằng việc đọc sách này hằng ngày là điều then chốt để tiến tới phép báp têm và sự cải đạo suốt đời.

Tin cậy vào lời hứa trong Mô Rô Ni 10:3–5. Khuyến khích mọi người đọc Sách Mặc Môn một cách chân thành và cầu nguyện với chủ ý thật sự để biết rằng sách đó là chân chính. Giải thích rằng chủ ý thật sự có nghĩa là sẵn lòng hành động theo câu trả lời mà họ nhận được qua Đức Thánh Linh. Mỗi người chân thành đọc và cầu nguyện với chủ ý thật sự về Sách Mặc Môn đều có thể biết được sự trung thực của sách bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.

Anh chị em cũng nên thường xuyên áp dụng lời hứa này để củng cố chứng ngôn của mình về Sách Mặc Môn. Chứng ngôn của anh chị em sẽ mang đến cho anh chị em sự tin tưởng rằng những người nào áp dụng lời hứa này đều sẽ nhận được một sự làm chứng rằng sách này là lời của Thượng Đế.


Những Ý Kiến để Học Tập và Áp Dụng

Học Tập Riêng Cá Nhân

  • Đọc 2 Nê Phi 2; 9; 30; 3132. Tô đậm mỗi chỗ mà nhắc đến Chúa Giê Su Ky Tô. Lập một bản liệt kê các tên và danh hiệu khác nhau của Đấng Ky Tô trong các chương này. Đánh dấu lời phán của Ngài. Tô đậm các thuộc tính và hành động của Ngài.

  • Khi anh chị em đọc Sách Mặc Môn hằng ngày, hãy ghi vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình những đoạn thánh thư mà có ý nghĩa đặc biệt đối với anh chị em. Viết xuống cách mà anh chị em sẽ áp dụng các đoạn thánh thư này vào cuộc sống của mình.

  • Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình cảm nghĩ của anh chị em khi lần đầu tiên nhận được một sự làm chứng của Thánh Linh rằng Sách Mặc Môn là chân chính.

  • Viết ba câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập của anh chị em. Trong suốt thời gian truyền giáo của anh chị em, hãy thêm các câu trả lời cho những câu hỏi này.

    • Cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu không có Sách Mặc Môn?

    • Tôi sẽ không biết điều gì nếu không có Sách Mặc Môn?

    • Tôi sẽ không gì nếu không có Sách Mặc Môn?

  • Đọc Bài Giảng Trên Núi trong Ma Thi Ơ 5–7 và bài giảng của Đấng Ky Tô tại đền thờ trong 3 Nê Phi 12–14. Việc cùng đọc chung với nhau những điều này giúp anh chị em hiểu rõ hơn những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

  • Nghiên cứu mỗi trường hợp trong Sách Mặc Môn mà đề cập đến việc cầu nguyện của một người nào đó. Trong nhật ký ghi chép việc học tập của anh chị em, hãy viết những gì anh chị em học được từ Sách Mặc Môn về việc cầu nguyện.

  • Từ các tiêu đề của chương trong Mô Si A 11–16, hãy viết một bản tóm tắt về những gì mà A Bi Na Đi đã giảng dạy. Sau đó đọc các chương này và phát triển phần tóm tắt của anh chị em.

  • Từ các tiêu đề của chương trong Mô Si A 2–5, hãy viết một bản tóm tắt về những gì mà Vua Bên Gia Min đã giảng dạy. Sau đó đọc các chương này và phát triển phần tóm tắt của anh chị em.

Học Tập Chung với Bạn Đồng Hành và Hoán Đổi Bạn Đồng Hành

  • Cùng đọc chung với nhau các đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn. Chia sẻ những gì anh chị em đã học và cảm nhận được. Thảo luận cách mà anh chị em sẽ áp dụng những điều này vào cuộc sống của mình.

  • Cùng đọc chung với nhau An Ma 26 và 29. Chia sẻ cảm nghĩ của anh chị em về công việc truyền giáo của mình. Viết những cảm nghĩ của anh chị em vào nhật ký ghi chép việc học tập của mình.

  • Đọc An Ma 37:9 và thảo luận về tầm quan trọng của thánh thư đối với Am Môn và những người bạn cùng truyền giáo của ông. Tìm ra các đoạn tham khảo mà mô tả cách họ đã sử dụng thánh thư.

  • Đọc An Ma 11–14, với một trong số anh chị em đóng diễn vai An Ma hoặc A Mu Léc và những người khác đóng vai những kẻ phỉ báng. Thảo luận cách những người truyền giáo này trả lời những câu hỏi khó.

Buổi Họp Hội Đồng Chi Bộ, Các Đại Hội Khu Bộ, và Buổi Họp Hội Đồng Lãnh Đạo Phái Bộ

  • Tập sử dụng Sách Mặc Môn theo mỗi cách được đề cập trong các tiêu đề chính của chương này.

  • Liệt kê những câu hỏi được đưa ra bởi những người mà anh chị em đang giảng dạy. Giải thích cho nhau cách anh chị em sẽ trả lời những câu hỏi này bằng cách sử dụng Sách Mặc Môn.

  • Cùng đọc chung với nhau các đoạn thánh thư trong Sách Mặc Môn. Chia sẻ kiến thức, những cảm nghĩ và chứng ngôn.

  • Tập sử dụng Sách Mặc Môn để xác nhận sứ điệp về Sự Phục Hồi.

  • Mời những người truyền giáo chia sẻ những kinh nghiệm mà trong đó Sách Mặc Môn đã giúp đỡ họ và những người mà họ đã giảng dạy trong tiến trình cải đạo.

  • Yêu cầu những người truyền giáo chia sẻ một câu thánh thư yêu thích trong Sách Mặc Môn mà giúp giải đáp một thắc mắc về cuộc sống của con người.

  • Mời một tín hữu là người cải đạo chia sẻ vai trò của Sách Mặc Môn trong sự cải đạo của họ.

Các Vị Lãnh Đạo Phái Bộ Truyền Giáo và Các Cố Vấn Phái Bộ Truyền Giáo

  • Dạy những người truyền giáo cách sử dụng Sách Mặc Môn để xác nhận lẽ trung thực của sứ điệp về Sự Phục Hồi.

  • Đọc 1 Nê Phi 1 với những người truyền giáo và so sánh chương này với kinh nghiệm của Joseph Smith.

  • Cung cấp cho những người truyền giáo một quyển Sách Mặc Môn bìa mềm còn mới. Mời họ đọc và đánh dấu hai lần vào cuốn sách trong hai hoặc ba kỳ hoán chuyển tiếp theo.

    • Trong lần đọc đầu tiên, hãy yêu cầu họ đánh dấu mọi điều mà nêu ra hoặc làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.

    • Trong lần đọc thứ hai, hãy yêu cầu họ đánh dấu giáo lý và các nguyên tắc phúc âm.

    Yêu cầu những người truyền giáo chia sẻ điều họ đã học và cảm nhận được. Anh Cả Ronald A. Rasband đã mô tả việc đọc Sách Mặc Môn theo cách này đã ảnh hưởng ông như thế nào với tư cách là một người truyền giáo:

Hình Ảnh
Anh Cả Ronald A. Rasband

“Việc đọc sách của tôi còn có nhiều điều hơn là chỉ đánh dấu thánh thư. Với mỗi lần đọc Sách Mặc Môn, từ đầu đến cuối, lòng tôi đều tràn đầy tình yêu thương sâu đậm đối với Chúa. Tôi cảm thấy có một sự làm chứng đang bén rễ sâu về lẽ thật của những lời dạy của Ngài và cách mà những lời dạy này áp dụng cho ‘ngày hôm nay.’ Sách này phù hợp với tựa đề của nó, ‘Một Chứng Thư Khác về Chúa Giê Su Ky Tô.’ Với sự học hỏi đó và sự làm chứng của Thánh Linh nhận được, tôi đã trở thành một người truyền giáo của Sách Mặc Môn và một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô” (“Ngày Hôm Nay,” Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 25).

  • Mời những người truyền giáo chia sẻ với các anh em những câu thánh thư trong Sách Mặc Môn mà rất quan trọng trong cuộc sống của họ.

  • Xác định các câu hỏi về cuộc sống của con người cho những người ở trong phái bộ truyền giáo của các anh em. Mời những người truyền giáo tìm ra những câu thánh thư trong Sách Mặc Môn mà giúp trả lời những câu hỏi này.