Những Sự Kêu Gọi trong Phái Bộ Truyền Giáo
Chương 13: Kết Hợp với Các Vị Lãnh Đạo và Các Tín Hữu để Thiết Lập Giáo Hội


“Chương 13: Kết Hợp với Các Vị Lãnh Đạo và Các Tín Hữu để Thiết Lập Giáo Hội,” Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Cách Chia Sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (năm 2023)

“Chương 13,” Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta

Hình Ảnh
Hãy Nghe Người, tranh của Simon Dewey

Chương 13

Kết Hợp với Các Vị Lãnh Đạo và Các Tín Hữu để Thiết Lập Giáo Hội

Hãy Suy Ngẫm về Những Câu Hỏi Này

  • Làm thế nào tôi có thể làm việc với các vị lãnh đạo và các tín hữu của tiểu giáo khu để thiết lập Giáo Hội?

  • Các vị lãnh đạo giáo khu và tiểu giáo khu có trách nhiệm nào trong công việc truyền giáo?

  • Điều gì nên diễn ra trong buổi họp điều phối hằng tuần với các vị lãnh đạo tiểu giáo khu?

  • Làm thế nào tôi có thể hỗ trợ các vị lãnh đạo trong việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại?

Những người truyền giáo làm việc với các vị lãnh đạo và các tín hữu địa phương hầu tìm kiếm những người để giảng dạy và đưa dẫn họ đến với Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em được kết hợp bởi tình yêu mến của mình dành cho Thượng Đế và con cái của Ngài. Ngài sẽ gia tăng các nỗ lực của anh chị em đến mức anh chị em cùng hợp tác làm việc với các vị lãnh đạo và các tín hữu địa phương. Làm việc với họ là một phần quan trọng trong các mục tiêu và kế hoạch của anh chị em.

Khi bắt đầu biết và yêu mến các vị lãnh đạo và các tín hữu địa phương, anh chị em sẽ thấy những cách mà mình có thể hỗ trợ họ trong những sự kêu gọi và nỗ lực truyền giáo của họ. Cống hiến ân tứ và tài năng của anh chị em theo cách nâng cao tinh thần và củng cố họ.

Chương này giải thích cách anh chị em có thể làm việc với các tín hữu trong việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại. Để biết thêm thông tin, xin xem chương 23 của Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Học Tập Riêng Cá Nhân hay Học Tập Chung Với Bạn Đồng Hành

Xem lại câu chuyện cải đạo của Vua La Mô Ni, vợ ông và dân của ông trong An Ma 18–19.

  • Vai trò của A Bích trong sự cải đạo này là gì? Bà ấy có thể làm điều gì mà Am Môn không thể làm được?

  • Anh chị em học được điều gì từ tấm gương của bà ấy về các tín hữu và những người truyền giáo cùng làm việc với nhau?

Hãy xem xét những ví dụ khác này về các tín hữu giúp đỡ công việc truyền giáo:

Làm thế nào anh chị em có thể khuyến khích các vị lãnh đạo và các tín hữu noi theo tấm gương của họ?

Xây Đắp Các Mối Quan Hệ với Các Vị Lãnh Đạo và Các Tín Hữu Địa Phương

Các vị lãnh đạo và tín hữu của Giáo Hội ở địa phương là những người cộng sự của anh chị em trong công việc của Thượng Đế. Xây đắp các mối quan hệ mà giúp anh chị em cùng nhau làm việc để mang phúc âm phục hồi đến với con cái của Cha Thiên Thượng. Những mối quan hệ này có thể ban phước cho anh chị em trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Xây đắp lòng tin cậy và tình bạn chân thành với các vị lãnh đạo và các tín hữu địa phương. Đến thăm họ và tìm hiểu về gia đình, lai lịch, sở thích và kinh nghiệm của họ trong Giáo Hội. Thật lòng quan tâm đến cuộc sống của họ.

Khi đến thăm họ, anh chị em hãy làm như vậy với một mục đích. Hãy cho thấy rằng anh chị em đang sốt sắng tham gia vào công việc tìm kiếm và giảng dạy. Tôn trọng thời gian và lịch trình của họ.

Khi anh chị em gặp gỡ hoặc giảng dạy phúc âm tại nhà của họ, hãy tìm cách giúp họ củng cố đức tin của họ. Thành tâm tìm kiếm để có được Thánh Linh ở cùng với anh chị em. Chia sẻ những kinh nghiệm anh chị em có với công việc truyền giáo trong khu vực của anh chị em.

Hình Ảnh
họp nhóm

Hỗ Trợ Các Vị Lãnh Đạo Địa Phương trong Vai Trò của Họ

Một số chức vụ kêu gọi lãnh đạo có trách nhiệm đối với công việc truyền giáo. Việc hiểu biết những trách nhiệm này giúp anh chị em hỗ trợ các vị lãnh đạo này. Những phần mô tả sau đây là từ chương 23 trong Sách Hướng Dẫn Tổng Quát.

Chủ tịch giáo khu: Nắm giữ các chìa khóa của chức tư tế trong giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại. Ông và các cố vấn của ông đưa ra sự hướng dẫn chung cho các nỗ lực này.

Giám trợ đoàn: Phối hợp với chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ khi họ hướng dẫn các nỗ lực của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại.

Chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả và chủ tịch đoàn Hội Phụ Nữ: Hướng dẫn các nỗ lực hằng ngày của tiểu giáo khu để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại. Họ làm việc chung với nhau để hướng dẫn những nỗ lực này với hội đồng tiểu giáo khu, dưới sự điều phối của vị giám trợ. Xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, các đoạn 8.2.39.2.3.

Người lãnh đạo công việc truyền giáo của tiểu giáo khu (nếu được kêu gọi): Điều phối công việc của các tín hữu và các vị lãnh đạo của tiểu giáo khu, những người truyền giáo của tiểu giáo khu và những người truyền giáo toàn thời gian. Nếu một người lãnh đạo công việc truyền giáo của tiểu giáo khu không được kêu gọi, thì một thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả sẽ đảm nhận vai trò này. Xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 23.5.3.

Hãy thường xuyên tự hỏi: “Tôi có phải là một phước lành cho các vị lãnh đạo địa phương không?” Hãy phát huy thái độ “Tôi có thể giúp gì được?”

Học Tập Chung với Bạn Đồng Hành

Sắp xếp giờ giấc để ghé thăm một người lãnh đạo tiểu giáo khu. Hỏi làm thế nào anh chị em có thể hỗ trợ người ấy hữu hiệu hơn. Lập kế hoạch để cải thiện.

Hình Ảnh
buổi họp hội đồng

Các Buổi Họp Điều Phối Hằng Tuần

Sự phối hợp với các vị lãnh đạo địa phương—kể cả những người lãnh đạo giới trẻ—là rất cần thiết để được kết hợp trong các nỗ lực truyền giáo của anh chị em. Nếu một người lãnh đạo công việc truyền giáo của tiểu giáo khu đã được kêu gọi, thì người ấy điều khiển các buổi họp điều phối hằng tuần này. Nếu không, thì thành viên trong chủ tịch đoàn nhóm túc số các anh cả đảm nhận vai trò để điều khiển này.

Trong các buổi họp ngắn, không chính thức này, các vị lãnh đạo địa phương và anh chị em phối hợp các nỗ lực để chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và các tín hữu đang tích cực trở lại (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 23.5.7). Các buổi họp này có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa. Sự phối hợp cũng có thể diễn ra theo những cách khác trong tuần, kể cả bằng những cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và email.

Hình Ảnh
Anh Cả Quentin L. Cook

“Một nỗ lực kết hợp với sự tập trung mà trong đó việc lập kế hoạch và đặt mục tiêu cho người truyền giáo phù hợp với việc lập kế hoạch và đặt mục tiêu cho tiểu giáo khu hoặc chi nhánh có thể rất hữu ích để hoàn thành công việc quy tụ Y Sơ Ra Ên” (Quentin L. Cook, “Purpose and Planning,” buổi hội thảo của giới lãnh đạo phái bộ truyền giáo, ngày 25 tháng Sáu năm 2019).

Chuẩn Bị cho Buổi Họp Điều Phối Hằng Tuần

Hỗ trợ các vị lãnh đạo tiểu giáo khu bằng cách chuẩn bị sẵn sàng khi đến tham gia buổi họp phối hợp hằng tuần. Trước buổi họp, hãy dành thời gian trong lúc học tập với người bạn đồng hành để thảo luận về cách anh chị em có thể tham gia một cách hiệu quả.

Luôn cập nhật những điều ghi chép của anh chị em trong ứng dụng Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta để các vị lãnh đạo có thông tin hiện tại về những người mà anh chị em đang làm việc cùng. Chuẩn bị báo cáo về những việc chỉ định từ các buổi họp trước.

Tham Gia Buổi Họp Điều Phối Hằng Tuần

Các buổi họp điều phối hằng tuần nhằm tập trung vào những nhu cầu của các cá nhân. Trong buổi họp này, hãy đưa ra cách anh chị em có thể hỗ trợ các tín hữu trong tiểu giáo khu, kể cả giới trẻ, trong việc giúp đáp ứng những nhu cầu của các cá nhân.

Một buổi họp điều phối hằng tuần thường bao gồm bốn đề tài sau đây:

Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ những người đang được giảng dạy? Có thể có những mục để thảo luận như sau:

  • Những tín hữu nào có thể tham gia các bài học trong tuần tới này? Ai sẽ mời họ tham gia?

  • Có những thử thách nào đối với những người đang được giảng dạy? Các tín hữu có thể giúp đỡ như thế nào?

  • Những người có ngày Báp Têm đã được định rồi có những nhu cầu nào? Lễ Báp Têm đã được hoạch định chưa? (Xin xem “Lễ Báp Têm” trong chương 12.)

Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ những người mới được báp têm? Có thể có những mục để thảo luận như sau:

  • Những tín hữu mới nào trong năm đầu tiên trở thành tín hữu của họ đang tham dự lễ Tiệc Thánh? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ bất cứ người nào không tham dự?

  • Những tín hữu mới nào có bạn bè trong tiểu giáo khu? Những người anh em và chị em phục sự có thể giúp đỡ như thế nào? Các nhóm túc số và lớp học của giới trẻ có thể giúp đỡ như thế nào?

  • Những tín hữu mới nào đã có một công việc chỉ định hoặc sự kêu gọi?

  • Làm thế nào chúng ta có thể giúp các tín hữu mới bắt đầu tra cứu về tổ tiên đã qua đời của họ để các giáo lễ đền thờ có thể được thực hiện cho họ? Các tín hữu mới có giấy giới thiệu đi đền thờ không? Nếu có một đền thờ ở gần đó, thì làm thế nào chúng ta có thể giúp họ đến đền thờ để thực hiện phép báp têm cho những tổ tiên này?

  • Những bài học nào từ chương 3 vẫn cần được giảng dạy lại? Các tín hữu có thể tham gia bằng cách nào?

  • Xem lại sự tiến triển trên Con Đường Giao Ước của Tôi cho mỗi tín hữu mới.

Làm thế nào chúng ta có thể giúp các tín hữu đang tích cực trở lại này? Có thể có những mục để thảo luận như sau:

  • Những người truyền giáo có thể thăm viếng và giảng dạy các gia đình nào mà chỉ có một hay vài người trong gia đình đó là tín hữu?

  • Những người truyền giáo có thể đến thăm và giảng dạy những tín hữu đang tích cực trở lại nào?

  • Những tín hữu đang tích cực trở lại nào có bạn bè trong tiểu giáo khu và những cơ hội thích hợp để phục vụ?

  • Chúng ta có thể giúp đỡ những tín hữu này bằng cách nào?

Làm thế nào chúng ta có thể tìm thêm người để giảng dạy? Có thể có những mục để thảo luận như sau:

  • Làm thế nào chúng ta có thể giúp các cá nhân, kể cả giới trẻ và các gia đình áp dụng các nguyên tắc yêu thương, chia sẻ và mời gọi? (Xin xem “Kết Hợp với Các Tín Hữu” trong chương 9.)

  • Làm thế nào chúng ta có thể giúp các tín hữu, kể cả những người lãnh đạo Hội Thiếu Nhi, mời bạn bè đến các sinh hoạt của tiểu giáo khu?

Học Tập Chung với Bạn Đồng Hành

Xem video về buổi họp điều phối hằng tuần trong Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 23.5.7. Anh chị em đã học được điều gì mà anh chị em có thể áp dụng trong buổi họp điều phối hằng tuần kế tiếp? Làm thế nào anh chị em có thể chuẩn bị kỹ hơn để thảo luận về những nhu cầu và lập kế hoạch với các vị lãnh đạo tiểu giáo khu? Trong phiên họp lập kế hoạch kế tiếp của anh chị em, hãy đặt mục tiêu về cách anh chị em sẽ cải thiện.

Hỗ Trợ Kế Hoạch Chia Sẻ Phúc Âm của Tiểu Giáo Khu

Hội đồng tiểu giáo khu lập ra một kế hoạch đơn giản để chia sẻ phúc âm (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 23.5.6). Làm quen với kế hoạch này. Trong các buổi họp điều phối hằng tuần, hãy tìm cách giúp các vị lãnh đạo làm việc hướng tới những mục tiêu của họ. Luôn thông báo cho các vị lãnh đạo biết về những gì anh chị em đang làm để hỗ trợ các tín hữu trong việc chia sẻ phúc âm.

Nếu anh chị em được mời tham dự một buổi họp hội đồng tiểu giáo khu, hãy chuẩn bị cập nhật ngắn gọn về sự tiến triển của những người anh chị em đang giảng dạy và bất cứ công việc chỉ định nào anh chị em đã nhận được (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, đoạn 29.2.5). Hãy xem cơ hội này là thời điểm để xây đắp lòng tin tưởng và sự tín nhiệm của các vị lãnh đạo tiểu giáo khu.

Hình Ảnh
mọi người cùng bắt tay nhau

Thích Nghi với Những Nhu Cầu của Khu Vực Địa Phương

Mỗi tiểu giáo khu hoặc chi nhánh có những nhu cầu riêng để anh chị em thích nghi. Anh chị em có thể phục vụ trong một chi nhánh nhỏ hay một tiểu giáo khu dành cho người thành niên trẻ tuổi độc thân hoặc anh chị em có thể phục vụ trong nhiều tiểu giáo khu. Một số vị lãnh đạo sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và một số vị khác thì có ít kinh nghiệm hơn. Một số vị lãnh đạo sẽ có nhiều thời gian hơn những vị khác.

Tìm cách giúp đỡ các vị lãnh đạo địa phương. Họ có thể yêu cầu anh chị em giúp hỗ trợ các tín hữu trong những chỉ định phục sự của họ. Họ có thể yêu cầu anh chị em khuyến khích các tín hữu mới mời bạn bè của họ đến tham dự nhà thờ. Anh chị em có thể mang đến những hiểu biết sâu sắc có giá trị về công việc truyền giáo trong khi các vị lãnh đạo và các tín hữu học cách chia sẻ phúc âm.

Nơi nào Giáo Hội còn tương đối mới, thì các vị lãnh đạo chi nhánh có thể yêu cầu anh chị em giúp các tín hữu mới hiểu cách Chúa đã tổ chức Giáo Hội của Ngài.

Công việc của anh chị em với các vị lãnh đạo có thể khác nhau trong các lĩnh vực khác biệt, nhưng tất cả những sinh hoạt này đều cần thiết để ban phước cho các cá nhân và thiết lập Giáo Hội của Chúa.

Giúp Các Tín Hữu và Các Vị Lãnh Đạo Yêu Thương, Chia Sẻ, và Mời Gọi

Khuyến khích các tín hữu chia sẻ phúc âm theo những cách bình thường và tự nhiên. Quyển Sách Hướng Dẫn Tổng Quát mang đến phần chỉ dẫn và các video để giúp các tín hữu và các vị lãnh đạo làm điều này bằng cách sống theo các nguyên tắc yêu thương, chia sẻ và mời gọi (xin xem Sách Hướng Dẫn Tổng Quát, các đoạn 23.1.1, 23.1.2, và 23.1.3). Hãy ghi nhớ những nguyên tắc này khi anh chị em làm việc với các vị lãnh đạo.

Anh chị em sẽ là một phước lành cho các vị lãnh đạo khi anh chị em hỗ trợ những nỗ lực của họ trong công việc này. Đổi lại, tấm gương của họ sẽ giúp các tín hữu trở nên tham gia nhiều hơn vào việc chia sẻ phúc âm và củng cố các tín hữu mới và đang tích cực trở lại.

Xin xem “Kết Hợp với Các Tín Hữu” trong chương 9 để có ý kiến về việc hỗ trợ các tín hữu trong nỗ lực chia sẻ phúc âm của họ.

Nghiên Cứu Thánh Thư

Nghiên cứu các câu sau đây. Đấng Cứu Rỗi và các môn đồ này đã yêu thương, chia sẻ và mời gọi như thế nào? Những tấm gương này truyền cảm hứng cho những hành động nào trong việc giảng dạy của anh chị em? Làm thế nào anh chị em có thể giúp các tín hữu chia sẻ phúc âm theo những cách bình thường và tự nhiên?

Tình Yêu Thương

Chia Sẻ

Mời Gọi

Mỗi lần nghiên cứu, thì anh chị em hãy ghi xuống điều mình học được.

Hình Ảnh
những người đàn ông đang trò chuyện

Hỗ Trợ Các Vị Lãnh Đạo Địa Phương trong Việc Củng Cố Các Tín Hữu Mới

Khi chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận, thì mọi người trở thành “người đồng quốc với các thánh đồ và là người nhà của Đức Chúa Trời” (Ê Phê Sô 2:19; xin xem thêm 1 Cô Rinh Tô 12:12–27). Làm việc với các vị lãnh đạo địa phương để giúp các tín hữu mới được “được nuôi dưỡng bằng lời nói tốt lành của Thượng Đế, để giữ họ đi con đường đúng, … chỉ trông cậy vào công nghiệp của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 6:4).

Hình Ảnh
Anh Cả Ulisses Soares

“Những người mới cải đạo gia nhập Giáo Hội với lòng nhiệt thành về điều họ đã tìm thấy. Và chúng ta phải ngay lập tức xây đắp trên sự nhiệt thành đó. … Những người truyền giáo có thể giúp giới thiệu và kết nối những người họ giảng dạy và những người mới cải đạo với các tín hữu trung thành là những người sẽ tìm đến giúp đỡ họ, lắng nghe họ, hướng dẫn họ và chào đón họ đến nhà thờ ngay cả trước khi họ chịu phép báp têm. … Khi [phục sự] cho những người bước vào nước báp têm, chúng ta sẽ thấy thêm nhiều con cái của Thượng Đế kiên trì đến cùng và nhận được cuộc sống vĩnh cửu” (Ulisses S. Soares, “Convert Retention,” buổi hội thảo của giới lãnh đạo phái bộ truyền giáo, ngày 25 tháng Sáu năm 2018).

Giúp Các Tín Hữu Mới Tham Dự Lễ Tiệc Thánh

Anh chị em có một vai trò quan trọng trong việc giúp các tín hữu mới tham dự nhà thờ. Làm việc với các vị lãnh đạo để bảo đảm rằng anh chị em hoặc các tín hữu trong tiểu giáo khu giúp họ tham dự. Yếu tố then chốt cho thấy việc tham dự lễ Tiệc Thánh của một tín hữu mới có thể giúp anh chị em và các vị lãnh đạo tiểu giáo khu thấy được khi nào người ấy có thể cần được khích lệ thêm.

Các tín hữu mới có rất nhiều khả năng tiếp tục tham dự lễ Tiệc Thánh và dự phần Tiệc Thánh hơn khi họ có bạn bè trong tiểu giáo khu. Giúp họ cảm nhận được thuộc về, nhất là trong năm đầu tiên họ sống theo phúc âm. (Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 84:106, 108.)

Giảng Dạy Lại các Bài Học trong Chương 3

Giúp các tín hữu mới tiếp tục củng cố đức tin của họ nơi Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Các lẽ thật và các nguyên tắc của phúc âm bén rễ sâu hơn khi các tín hữu mới tiếp tục học hỏi bằng Thánh Linh.

Sau lễ xác nhận, hãy dạy lại các bài học của người truyền giáo. Anh chị em dẫn đầu trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, hãy phối hợp với các vị lãnh đạo tiểu giáo khu để những người truyền giáo hoặc các tín hữu khác trong tiểu giáo khu đều tham gia. Việc giảng dạy lại các bài học trong chương 3 là một cách quan trọng để giúp các tín hữu mới được “nuôi dưỡng bằng lời nói tốt lành của Thượng Đế” (Mô Rô Ni 6:4). Khi anh chị em giảng dạy, hãy khuyến khích các tín hữu mới tuân giữ tất cả mọi cam kết trong các bài học.

Đọc thánh thư với các tín hữu mới, nhất là Sách Mặc Môn và giảng dạy các nguyên tắc phúc âm. Giúp họ chia sẻ phúc âm với bạn bè và gia đình của họ. Mỗi tín hữu mới đều có những nhu cầu cụ thể và anh chị em có thể giúp họ cảm thấy được yêu thương và chào đón.

Bản Báo Cáo về Sự Tiến Triển trên Con Đường Giao Ước và Con Đường Giao Ước Của Tôi

Các vị lãnh đạo địa phương có nguồn tài liệu cho những nỗ lực truyền giáo của họ giống như anh chị em. Một trong những nguồn tài liệu này là bản báo cáo về Sự Tiến Triển trên Con Đường Giao Ước, được tìm thấy/có trong ứng dụng Các Công Cụ của Tín Hữu hoặc Những Nguồn Tài Liệu của Vị Lãnh Đạo và Thư Ký. Báo cáo này cho phép các vị lãnh đạo địa phương thấy được những kinh nghiệm quan trọng mà một người cần phải tiếp tục tiến triển trên con đường giao ước trước và sau phép báp têm.

Con Đường Giao Ước Của Tôi là một tài liệu để giúp các tín hữu mới “luôn giữ vững đức tin [của họ] nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cảm thấy thoải mái trong Giáo Hội” (Con Đường Giao Ước của Tôiiv). Tài liệu này giới thiệu các tín hữu mới về các sinh hoạt và cơ hội, chẳng hạn như lịch sử gia đình và giúp tổ tiên đã qua đời nhận được các giáo lễ thiêng liêng trong đền thờ. Khuyến khích các tín hữu địa phương hướng dẫn những tín hữu mới qua những kinh nghiệm này. Hỗ trợ nếu được yêu cầu.

Học Tập Riêng Cá Nhân hay Học Tập Chung Với Bạn Đồng Hành

Nghiên cứu Con Đường Giao Ước Của Tôi. Anh chị em đã học được điều gì về vai trò của mình trong việc giúp các tín hữu củng cố những người mới cải đạo? Anh chị em có thể hỗ trợ những nỗ lực của hội đồng tiểu giáo khu bằng cách nào? Mỗi khi anh chị em nghiên cứu chương này, hãy ghi lại những gì mình học được.

Hỗ Trợ Các Vị Lãnh Đạo Địa Phương trong Việc Củng Cố Những Tín Hữu đang tích Cực Trở Lại

Một số tín hữu chọn ngừng tham dự Giáo Hội. Các vị lãnh đạo địa phương và các tín hữu khác cố gắng xây đắp mối quan hệ vững mạnh với họ và tìm đến giúp đỡ họ. Đấng Cứu Rỗi phán:

“Vì đối với những kẻ như vậy các ngươi cần phải tiếp tục thuyết giảng; bởi vì các ngươi không biết lúc nào những kẻ ấy sẽ trở lại và hối cải, và đến cùng ta với một tấm lòng cương quyết, và ta sẽ chữa lành cho họ; và các ngươi sẽ là phương tiện để đem lại sự cứu rỗi cho họ” (3 Nê Phi 18:32).

Các vị lãnh đạo địa phương có thể yêu cầu anh chị em giúp các tín hữu đang tích cực trở lại xây đắp đức tin của họ. Thường thì những sự chỉ định này sẽ được thực hiện với các gia đình mà chỉ có một hay vài người trong gia đình là tín hữu. Hãy thành tâm cân nhắc cách anh chị em có thể mời Thánh Linh vào nhà của các tín hữu đang tích cực trở lại khi anh chị em giảng dạy họ các nguyên tắc phúc âm và mời họ hành động theo. Cho thấy sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với những mối quan tâm của họ.

Khi hoàn cảnh cho phép, hãy giảng dạy phúc âm cho những người trong gia đình mà chưa được báp têm. Tình yêu thương và sự hỗ trợ của anh chị em có thể giúp họ củng cố đức tin của họ nơi Đấng Ky Tô và gia tăng ước muốn của họ để lập và tuân giữ các giao ước.

Phối hợp với các vị lãnh đạo địa phương khi anh chị em làm việc với các tín hữu đang tích cực trở lại. Những nỗ lực này có thể ảnh hưởng lâu dài đến các cá nhân và giáo đoàn địa phương.

Nghiên Cứu Thánh Thư

Chúa Giê Su Ky Tô đã dạy gì về việc giúp đỡ những người có thể đang gặp khó khăn?

An Ma và A Mu Léc đã giảng dạy cho nhiều người đã xa rời Giáo Hội. Anh chị em có thể học được điều gì từ những kinh nghiệm của họ về việc củng cố các tín hữu đang tích cực trở lại?


Những Ý Kiến để Học Tập và Áp Dụng

Học Tập Riêng Cá Nhân

  • Sử dụng ứng dụng Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta để lập kế hoạch nói chuyện với các tín hữu mới và các tín hữu mới tích cực trở lại là những người đang thay đổi cuộc sống của họ và tham dự nhà thờ. Điều gì đã giúp họ nhiều nhất? Trong nhật ký ghi chép việc học tập của anh chị em, hãy viết xuống những ý nghĩ của anh chị em về những kinh nghiệm của họ. Anh chị em đã học được điều gì mà sẽ giúp anh chị em làm việc với những người mà mình hiện đang giảng dạy?

  • Nghiên cứu 2 Nê Phi 31:18–20, An Ma 26:1–7, An Ma 32:32–43, và Mô Rô Ni 6. Viết điều anh chị em học được từ những câu này về việc củng cố các tín hữu mới.

Học Tập Chung với Bạn Đồng Hành và Hoán Đổi Bạn Đồng Hành

  • Đọc và thảo luận chương 23 trong Sách Hướng Dẫn Tổng Quát. Làm thế nào anh chị em có thể hỗ trợ các vị lãnh đạo địa phương trong trách nhiệm của họ?

  • Trong các buổi họp điều phối hằng tuần, hãy hỏi các vị lãnh đạo tiểu giáo khu xem có bất cứ tín hữu nào đang tích cực trở lại trong khu vực của anh chị em mà họ muốn anh chị em đến thăm trong tuần này không. Khi anh chị em đến thăm họ, hãy tìm cách xây đắp đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Nhận ra tất cả những người đã chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận năm ngoái. Xem lại hồ sơ của một người trong số họ và thảo luận về cách anh chị em có thể làm việc với các vị lãnh đạo trong buổi họp điều phối hằng tuần kế tiếp để giúp đỡ người này. Ghi lại những ý kiến và đề nghị của anh chị em trong ứng dụng Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta. Lặp lại việc này cho tất cả những người mới cải đạo trong khu vực của anh chị em.

Buổi Họp Hội Đồng Chi Bộ, Các Đại Hội Khu Bộ, và Buổi Họp Hội Đồng Lãnh Đạo Phái Bộ

  • Mời một vị giám trợ hoặc một vị lãnh đạo khác trong tiểu giáo khu nói về việc củng cố các tín hữu mới và tích cực trở lại. Yêu cầu người này nhấn mạnh cách những người truyền giáo có thể giúp đỡ.

  • Thảo luận các câu chuyện ngụ ngôn về con chiên bị thất lạc, đồng xu bị mất và đứa con hoang phí (xin xem Lu Ca 15). Mời những người truyền giáo chia sẻ điều họ đang học và cách họ có thể áp dụng điều đó trong công việc truyền giáo của họ.

Các Vị Lãnh Đạo Phái Bộ Truyền Giáo và Các Cố Vấn Phái Bộ Truyền Giáo

  • Làm việc với các vị lãnh đạo địa phương để khuyến khích họ giúp đỡ các tín hữu mới:

    • Được sắc phong cho một chức phẩm tư tế (dành cho nam giới ở độ tuổi thích hợp).

    • Được chỉ định làm những người anh em phục sự (và những người chị em phục sự dành cho phụ nữ).

    • Nhận được giấy giới thiệu đi đền thờ để chịu phép báp têm trong đền thờ thay cho tổ tiên đã qua đời của họ.

    • Chuẩn bị tên của một vị tổ tiên đã qua đời để mang đến đền thờ.

    • Tiếp nhận một sự chỉ định hoặc sự kêu gọi để phục vụ trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của họ.

  • Phối hợp với chủ tịch giáo khu giảng dạy các vị lãnh đạo địa phương cách tổ chức các buổi họp điều phối hằng tuần một cách hữu hiệu.

  • Thỉnh thoảng theo dõi các tín hữu mới để tìm hiểu xem họ sống ra sao và những người truyền giáo cũng như các tín hữu có thể giúp đỡ như thế nào.

  • Mời các tín hữu mới nói chuyện với những người truyền giáo và kể lại những kinh nghiệm của họ trong Giáo Hội.