Viện Giáo Lý
Bài học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian


“Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 27 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian

Học viên có thể cảm thấy tối tăm, thất vọng, và tuyệt vọng vì nhiều lý do. Ngược lại, họ có thể được tràn đầy quyền năng của hy vọng khi họ tập trung vào Sự Sáng của Thế Gian, tức là Chúa Giê Su Ky Tô. Trong bài học này, học viên sẽ có cơ hội để suy ngẫm điều họ có thể làm để gia tăng hy vọng nơi Ngài.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô phán rằng Ngài là Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian.

Để bắt đầu bài học, anh chị em có thể trưng ra tấm hình sau đây:

Hình Ảnh
người thành niên trẻ tuổi trốn tránh ánh sáng

Đọc to Giăng 8:12Mô Si A 16:9, và yêu cầu học viên tìm kiếm cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta chiến thắng bóng tối. Trưng ra lẽ thật sau đây lên trên bảng: Khi chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài sẽ là sự sáng và sự sống trong cuộc sống chúng ta.

  • Trong những phương diện nào Chúa Giê Su Ky Tô vừa là sự sáng lẫn sự sống trong cuộc sống chúng ta? (Nếu cần, mời học viên xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

Để giúp học viên tìm thấy sự liên quan trong bài học này, anh chị em có thể trưng ra và đọc to các câu hỏi dưới đây. Mời học viên suy ngẫm những câu hỏi này trong khi họ xem video “The Light That Shineth in Darkness (Sự Sáng Soi trong Tối Tăm)” (2:19).

  • Việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian có thể ban phước, củng cố, và giúp đỡ anh chị em như thế nào?

  • Có khi nào anh chị em đã cảm nhận được sự sáng hoặc sự sống mà Chúa Giê Su Ky Tô cung ứng không? Điều này đã hoặc có thể tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của anh chị em?

Sau khi họ xem video, hãy mời học viên ghi lại một số suy nghĩ họ có về những câu hỏi đó. Anh chị em có thể mời họ thảo luận các câu trả lời chung với cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ.

Anh chị em có thể trưng ra hình ảnh đi kèm về Đền Thờ Salt Lake và cùng nhau đọc lời phát biểu của Chị Sharon Eubank trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Hoặc anh chị em có thể cho xem đoạn video tương ứng (0:00–1:17) từ bài nói chuyện của chị “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm” (Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 73–74).

Hình Ảnh
Đền Thờ Salt Lake
  • Kẻ nghịch thù “cố gắng làm mờ đi ánh sáng của chúng ta, làm đứt mạch kết nối,” hoặc cắt đứt chúng ta khỏi ánh sáng của Đấng Cứu Rỗi bằng một số cách thức nào? (Sharon Eubank, “Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm,” trang 73).

  • Chúng ta có thể kết nối hoặc duy trì kết nối với Chúa Giê Su Ky Tô, nguồn gốc thật sự của sự sáng và sự sống bằng một số cách thức nào? (Anh chị em có thể mời học viên ghi lại điều họ có thể làm.)

Niềm hy vọng gia tăng khi chúng ta tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô.

Trưng ra lẽ thật sau đây từ tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ”: Chúa Giê Su Ky Tô “là sự sáng, sự sống, và niềm hy vọng của thế gian.”

Tùy thuộc vào nhu cầu của học viên, có thể hữu ích để xem lại tóm lược định nghĩa về niềm hy vọng và lời phát biểu thứ hai của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Rồi anh chị em có thể hỏi:

  • Chúng ta được ban phước như thế nào khi trông cậy vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn hy vọng tối thượng của mình? Tại sao là điều hữu ích để biết rằng hy vọng cũng là một ân tứ?

Anh chị em có thể mời học viên suy nghĩ về một người nào đó họ biết mà có thể đang cảm thấy chán nản, buồn bã, cô đơn, quá tải, hoặc lo lắng. Mời học viên xem lại Mô Rô Ni 7:40–42Ê The 12:4, tìm kiếm các lẽ thật về niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô mà có thể thay đổi cách chúng ta nếm trải cuộc sống.

Sau khi cho học viên đủ thời gian để nghiên cứu, hãy mời một số học viên chia sẻ các lẽ thật họ đã tìm thấy và làm thế nào các lẽ thật này có thể gia tăng niềm hy vọng của một người nào đó nơi Đấng Ky Tô.

Cân nhắc việc yêu cầu học viên tham khảo câu chuyện thánh thư mà họ đã chọn để học từ phần 2 của tài liệu chuẩn bị. Cho họ một vài phút để ôn lại điều họ đã học. Chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ và yêu cầu học viên chia sẻ câu chuyện thánh thư của họ và điều họ đã học được từ câu chuyện đó về niềm hy vọng nơi Đấng Ky Tô.

Để giúp học viên cảm thấy tầm quan trọng của việc có hy vọng nơi Đấng Ky Tô, anh chị em có thể trưng ra tất cả hoặc một phần lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Uchtdorf, là người đang phục vụ trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn lúc bấy giờ. Sau khi học viên đã có một phút để đọc và suy ngẫm lời phát biểu này, anh chị em có thể mời một hoặc hai học viên làm chứng về niềm hy vọng của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Tôi xin tuyên bố cùng với Giê Rê Mi: “Đáng chúc phước thay là kẻ … lấy Đức Giê Hô Va làm sự trông cậy mình” [Giê Rê Mi 17:7].

Tôi làm chứng với Giô Ên rằng “Đức Giê Hô Va là nơi ẩn náu cho dân mình, là đồn lũy cho con cái Y Sơ Ra Ên” [Giô Ên 3:16].

Cùng với Nê Phi, tôi xin nói rằng: “Phải tiến tới với một sự trì chí trong Đấng Ky Tô, với một niềm hy vọng hết sức xán lạn, và với tình yêu thương Thượng Đế và mọi người. Vậy nên, nếu các người tiến tới, nuôi dưỡng lời của Đấng Ky Tô, và kiên trì đến cùng, này, Đức Chúa Cha có phán rằng: Các ngươi sẽ có được cuộc sống vĩnh cửu” [2 Nê Phi 31:20]. …

Và cùng tất cả những người đang đau khổ—cùng tất cả những người cảm thấy nản lòng, lo âu hoặc cô đơn—tôi nói với tình yêu thương và mối quan tâm sâu xa đối với các anh chị em, đừng bao giờ bỏ cuộc.

Đừng bao giờ đầu hàng.

Đừng bao giờ để cho nỗi thất vọng [chiến thắng] tinh thần của các anh chị em.

Hãy chấp nhận và trông cậy vào Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên, vì tình yêu thương của Vị Nam Tử của Thượng Đế xuyên thủng tất cả mọi bóng tối, làm nguôi ngoai tất cả nỗi buồn phiền, và làm cho mỗi tâm hồn được vui mừng. (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 24)

Mời học viên suy ngẫm về những câu hỏi sau đây và ghi lại những hiểu biết sâu sắc, ấn tượng, hoặc cảm nghĩ của họ:

  • Anh chị em đã học được điều gì ngày hôm nay mà có thể giúp mình tìm thấy hy vọng trong những lúc khó khăn hoặc tuyệt vọng?

  • Anh chị em có thể làm những điều đơn giản nào để gia tăng đức tin và hy vọng của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

Cho Buổi Học Lần Sau

Để giúp chuẩn bị học viên cho buổi học cuối cùng trong khóa học này, anh chị em có thể gửi thông điệp sau đây trong tuần: Khi học tài liệu chuẩn bị cho buổi học cuối cùng, hãy suy ngẫm điều anh chị em đã học được từ khóa học này. Điều anh chị em học được đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết và đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô?