Viện Giáo Lý
Bài học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Phán Xét của Chúng Ta


“Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Phán Xét của Chúng Ta,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 24 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Tin Cậy Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Phán Xét Của Chúng Ta

Chúng ta đọc trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ”: “Mỗi người chúng ta sẽ đến đứng trước mặt [Đấng Cứu Rỗi] để chịu sự phán xét theo những việc làm của mình và ước muốn của lòng mình” (ChurchofJesusChrist.org). Bài học này sẽ giúp học viên giải thích lý do tại sao chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng phán xét của chúng ta. Họ cũng sẽ có một cơ hội để đánh giá điều họ có thể làm để chuẩn bị cho Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng phán xét của chúng ta.

Chia sẻ tình huống sau đây:

Hãy tưởng tượng rằng anh chị em có một người bạn bị cáo buộc một tội ác nghiêm trọng. Anh chị em cũng quen biết nạn nhân của tội ác đó. Anh chị em yêu thương cả hai người.

  • Nếu anh chị em có thể chọn một vị thẩm phán cho người bạn của mình, thì anh chị em sẽ muốn vị thẩm phán đó có những đức tính nào nhất?

  • Anh chị em sẽ có những lo ngại nào nếu vị thẩm phán thiếu một hoặc nhiều đức tính mà chúng ta đã xác định? (Ví dụ, nếu vị thẩm phán có lòng trắc ẩn nhưng không công bình hay công bình nhưng không có lòng trắc ẩn thì sao?)

Nhắc học viên nhớ rằng họ được mời chuẩn bị cho buổi học bằng cách nhận ra một thuộc tính từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà cho thấy rằng chúng ta có thể tin cậy Ngài là một phán quan ngay chính. Cho học viên một vài phút để xem lại thuộc tính mà họ đã nhận ra hoặc, nếu cần, để nhận ra một thuộc tính. Sau đó yêu cầu họ lập thành các nhóm nhỏ và đưa cho họ tờ giấy phát tay sau đây.

Chúa Giê Su Ky Tô Là “Quan Án Công Bình” (2 Ti Mô Thê 4:8)

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 24

Hãy đọc to Thi Thiên 9:896:11–13. Sau đó mời mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ một thuộc tính từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà cho thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô phán xét tất cả mọi người bằng sự công bình. Khi chia sẻ các thuộc tính, anh chị em có thể muốn thảo luận các câu hỏi sau đây:

  • Thuộc tính này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách Chúa Giê Su Ky Tô phán xét chúng ta?

  • Về phương diện nào thuộc tính này gia tăng sự tin cậy của anh chị em rằng Đấng Cứu Rỗi thích hợp để làm vị phán quan của mình?

Sau khi nhận ra các thuộc tính cụ thể, hãy thảo luận cách Chúa Giê Su Ky Tô khác với tất cả các thẩm phán của loài người. (Cân nhắc xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. OaksAnh Cả Richard G. Scott trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Anh chị em cũng có thể thảo luận tại sao là điều quan trọng để Đấng Cứu Rỗi hội tụ tất cả các thuộc tính này với tư cách là Đấng phán xét của chúng ta.

Chúa Giê Su Ky Tô Là “Quan Án Công Bình” (2 Ti Mô Thê 4:8)

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 24

Hình Ảnh
Giấy phát tay Chúa Giê Su Ky Tô là Quan Án Công Bình

Sau khi đã cho đủ thời gian để thảo luận, anh chị em có thể mời một số học viên chia sẻ cảm nghĩ của họ về việc Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng phán xét của họ.

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ phán xét chúng ta bởi những việc làm và ước muốn của lòng chúng ta.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Nêu rõ các nguyên tắc chân chính. Anh Cả B. H. Roberts, cựu thành viên của Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã dạy: “Chúng ta phải biết rằng, lẽ thật cần phải được nói rõ và lời phát biểu càng rõ ràng và càng hoàn chỉnh, thì Đức Thánh Linh sẽ càng có cơ hội tốt hơn để làm chứng với tâm hồn của loài người rằng công việc này là chân chính” (trong James E. Faust, “What I Want My Son to Know before He Leaves on His Mission,” Ensign, tháng Năm năm 1996, trang 41). Hãy cho học viên cơ hội để nhận ra và nói lên các nguyên tắc chân chính được tìm thấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri thời hiện đại.

Mời học viên đọc thầm Khải Huyền 20:12Giáo Lý và Giao Ước 137:9 và ghi lại một lẽ thật về cách chúng ta sẽ được phán xét. Yêu cầu một vài học viên chia sẻ lẽ thật mà họ đã nhận ra. Bằng cách vận dụng sự hiểu biết sâu sắc của học viên, anh chị em có thể muốn ghi lại lên trên bảng một lẽ thật tương tự như sau: Mỗi người chúng ta sẽ đứng trước mặt Chúa và được phán xét tùy theo những việc làm và ước muốn của lòng mình. Để giúp học viên hiểu sâu hơn, anh chị em có thể hỏi một hoặc nhiều câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em nghĩ tại sao những việc làm của chúng ta là quan trọng trong Sự Phán Xét Cuối Cùng? (Hãy nêu ra rằng việc làm có thể gồm có việc tuân giữ các giáo lệnh, tiếp nhận các giáo lễ, tôn trọng các giao ước, hối cải, và phục vụ người khác.)

  • Anh chị em nghĩ tại sao chúng ta cũng sẽ được phán xét bởi những ý nghĩ và ước muốn của lòng mình? (Anh chị em có thể muốn chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Oaks: “Chúng ta làm theo những ước muốn mà quyết định điều gì chúng ta thay đổi, hoàn thành và trở thành con người như thế nào” [“Ước Muốn,” Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 42].)

  • Tại sao là điều quan trọng để thường xuyên đánh giá xem những ước muốn, lời nói, và hành động của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến con người chúng ta đang trở thành? (Cân nhắc việc xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Oaks trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Nhắc học viên nhớ rằng An Ma Con đã đặt ra những câu hỏi quan trọng mà có thể giúp chúng ta đánh giá con người mà chúng ta đang trở thành. Mời học viên xem lại An Ma 5:15–16, 19, 26–27 và suy ngẫm về ít nhất một câu hỏi có liên quan nhất đến cuộc sống của họ. Sau khi đã cho học viên đủ thời gian để suy ngẫm, hãy khuyến khích một hoặc hai học viên chia sẻ việc dành thời gian để thành thật suy xét bản thân đã giúp đỡ hoặc có thể giúp họ trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

Giống như An Ma gợi ý, hãy mời học viên tưởng tượng mình đang đứng trước Thượng Đế để được phán xét.

  • Anh chị em có thể cảm thấy gì vào lúc này? Tại sao?

  • Anh chị em muốn ai ở cùng với mình nhất?

  • Tại sao là điều quan trọng để hiểu rằng ngoài việc làm Đấng phán xét của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô còn là Đấng Biện Hộ cho chúng ta với Đức Chúa Cha? (Anh chị em có thể xem lại ý nghĩa của việc Chúa Giê Su Ky Tô sẽ biện hộ cho chúng ta [xin xem phần 2 của tài liệu chuẩn bị].)

Hãy đọc to Giáo Lý và Giao Ước 45:3–5, và mời học viên tưởng tượng rằng Chúa Giê Su Ky Tô đang đặc biệt khẩn nài cho họ.

  • Anh chị em có thể cảm thấy như thế nào khi lắng nghe Chúa Giê Su Ky Tô khẩn nài cho lý do của anh chị em trước Cha Thiên Thượng? (Anh chị em có thể muốn xem lại đoạn trích dẫn của Anh Cả Dale G. Renlund trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị để đảm bảo học viên hiểu rằng Đấng Cứu Rỗi không chống đối ý muốn của Đức Chúa Cha với tư cách là Đấng Biện Hộ cho chúng ta.)

  • Làm thế nào việc hiểu và chấp nhận vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là Đấng Biện Hộ cho chúng ta có thể mang lại hy vọng cho một người nào đó cảm thấy mình sẽ không bao giờ đủ tốt để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế?

  • Anh chị em có thể làm gì ngày hôm nay để cho Chúa thấy rằng anh chị em mong muốn Ngài làm Đấng Biện Hộ cho anh chị em?

Anh chị em có thể làm chứng rằng Chúa sẽ không những biện hộ cho chúng ta vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng mà Ngài còn sẵn lòng làm Đấng Biện Hộ cho chúng ta hôm nay (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 29:5–6). Ngài sẽ khẩn nài cho chính nghĩa của chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.

Cho Buổi Học Lần Sau

Để khuyến khích học viên đọc tài liệu chuẩn bị trước buổi học lần sau, hãy cân nhắc việc gửi một thông điệp tương tự như sau: Khi học tài liệu chuẩn bị cho bài học 25, hãy tự hỏi: Vai trò môn đồ hằng ngày của tôi có ảnh hưởng gì đến số mệnh vĩnh cửu của tôi?