Viện Giáo Lý
Bài Học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Phụ Giúp Chúa trong Sự Cứu Chuộc Người Chết


“Bài Học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Phụ Giúp Chúa trong Sự Cứu Chuộc Người Chết,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài học 19 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Phụ Giúp Chúa trong Sự Cứu Chuộc Người Chết

Giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi trong thế giới linh hồn bảo đảm rằng tất cả những người đã sống và sẽ sống trên thế gian sẽ có cơ hội để nghe phúc âm của Chúa và tiếp nhận các giáo lễ cứu rỗi. Trong bài học này, học viên sẽ chia sẻ điều họ học được về Đấng Cứu Rỗi từ giáo vụ của Ngài trong thế giới linh hồn. Họ cũng sẽ được mời tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình để phụ giúp Chúa trong công việc cứu rỗi của Ngài cho người chết.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Chúa Giê Su Ky Tô phục sự người chết trong thế giới linh hồn.

Để bắt đầu lớp học, anh chị em có thể trưng ra những hình ảnh sau đây và mời học viên giải thích điều đã xảy ra giữa cái chết của Đấng Cứu Rỗi và Sự Phục Sinh của Ngài. (Hoặc anh chị em có thể xem lại lời phát biểu của Anh Cả Spencer J. Condie ở phần đầu của tài liệu chuẩn bị và yêu cầu học viên trả lời cũng câu hỏi đó.)

Hình Ảnh
The Burial of Christ (Sự Chôn Cất Đấng Ky Tô), tác phẩm của Carl Heinrich Bloch
Hình Ảnh
dấu chấm hỏi
Hình Ảnh
Mary and the Resurrected Lord (Ma Ri và Đức Chúa Phục Sinh), tranh do Harry Anderson họa

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Cho học viên cơ hội để thực tập chia sẻ phúc âm. Các lớp học của viện giáo lý có thể cung cấp một bối cảnh an toàn cho các học viên thực tập giải thích những lời giảng dạy về Giáo Hội của Chúa. Ví dụ, qua việc đóng diễn các học viên có thể cải thiện khả năng của họ để nói về phúc âm bằng cách sử dụng lời lẽ đơn giản và rõ ràng.

Mời học viên tưởng tượng rằng họ có một cơ hội để giải thích giáo vụ của Đấng Cứu Rỗi trong thế giới linh hồn cho một người nào đó không thuộc tín ngưỡng của chúng ta. Trưng ra các câu hỏi sau đây, và yêu cầu các học viên chọn câu hỏi họ muốn trả lời:

  • Tôi đã nghe giáo hội của bạn dạy rằng người ta đi đến thiên đàng hoặc ngục tù linh hồn khi họ chết. Điều đó có giống như thiên đàng và địa ngục không?

  • Tôi được nghe từ bé là những người chết mà không chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của họ thì vĩnh viễn bị lạc lối và không thể lên thiên đàng. Đó có phải là điều giáo hội của bạn giảng dạy không?

  • Gần đây tôi đã nghe giáo hội của bạn thực hiện cái gọi là phép báp têm cho người chết. Nghe có vẻ hơi lạ. Đó là gì vậy?

Hãy cho học viên thời gian để xem lại các câu thánh thư được tìm thấy trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị và chuẩn bị một câu trả lời đơn giản, rõ ràng, và đúng về mặt giáo lý cho câu hỏi họ đã chọn.

Sau đó mời học viên đóng diễn với một người bạn trong nhóm và trả lời các câu hỏi mà họ đã chọn ra. Sau khi họ trả lời xong, anh chị em có thể mời một vài học viên chia sẻ điều họ đã học được lẫn nhau.

Để giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo vụ của Chúa ở thế giới linh hồn, anh chị em có thể hỏi ít nhất một trong những câu hỏi sau đây:

  • Anh chị em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và vai trò của Ngài trong việc phục sự những người trong thế giới linh hồn? Hãy ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 138:12–19, 23–24, và tìm kiếm những từ mô tả phản ứng của người trung tín đối với chuyến viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi. Chia sẻ với một người bạn trong nhóm về cảm nghĩ của anh chị em nếu như anh chị em có mặt trong sự kiện này.

  • Anh chị em đã học được điều gì về ước muốn và tính cách của Chúa Giê Su Ky Tô qua giáo vụ của Ngài ở thế giới linh hồn? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 138:29–35. Các câu trả lời có thể gồm có các lẽ thật tương tự như sau: giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô ở thế giới linh hồn cho thấy tình yêu thương và ước muốn của Ngài để mang đến sự cứu rỗi cho tất cả mọi người. Đấng Cứu Rỗi cho phép tất cả chúng ta giúp đỡ trong công việc vĩ đại của Ngài dành cho người chết.)

  • Anh chị em có những ý nghĩ hoặc cảm nhận nào về Đấng Cứu Rỗi khi nghĩ đến việc giáo vụ của Ngài đến với tất cả mọi người—kể cả tổ tiên của anh chị em là những người đã chết mà không có phúc âm?

Chúng ta có thể phụ giúp Đấng Cứu Rỗi trong việc cứu chuộc người chết.

Cân nhắc trưng ra bức hình đi kèm về Đấng Cứu Rỗi và câu này từ “Đấng Ky Tô Hằng Sống”: “Ngài đã phó mạng sống của Ngài để chuộc tội lỗi cho tất cả nhân loại. Mạng sống của Ngài là một món quà vĩ đại thay cho tất cả mọi người từng sống trên thế gian” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Hãy chắc chắn rằng học viên hiểu rằng thay cho có nghĩa là hành động thay cho hoặc thay mặt cho một người khác.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô Cầu Nguyện trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, tranh do Hermann Clementz họa

Sau đó cho xem tấm hình sau đây, và hỏi:

  • Trong những phương diện nào công việc của chúng ta làm cho người chết có thể noi theo mẫu mực của Đấng Cứu Rỗi? (Hãy cùng xem lại với học viên lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

Hình Ảnh
phép báp têm được thực hiện trong đền thờ

Dựa trên các câu trả lời của học viên, anh chị em có thể trưng ra một nguyên tắc tương tự như sau: Khi chúng ta tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình, chúng ta noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi bằng cách làm cho người khác một điều gì đó mà họ không thể tự mình làm được.

  • Việc làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình đã hoặc có thể củng cố chứng ngôn của anh chị em về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

Mời học viên xem lại lời phát biểu của Anh Cả Dale G. Renlund trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị và nhận ra các phước lành họ đã có hoặc muốn có được bằng cách làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình. Sau đó cho học viên cơ hội để chia sẻ với cả lớp hoặc trong các nhóm nhỏ cách họ hoặc một người nào đó mà họ biết đã được ban phước bằng cách làm công việc cho người chết.

Trưng bày lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Nelson:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Tôi mời anh chị em hãy thành tâm cân nhắc về loại hy sinh nào—tốt nhất là một sự hy sinh về thời giờ—anh chị em có thể dành ra để làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình nhiều hơn. (Russell M. Nelson, trong “Make Sacrifices for Family History, President Russell M. Nelson Challenges,” ngày 12 tháng Hai năm 2017, ChurchofJesusChrist.org)

Cho học viên thời gian để suy nghĩ và viết phản hồi cho lời mời của Chủ Tịch Nelson. Họ có thể sử dụng một phần thời gian còn lại để mở FamilySearch và tìm kiếm một cái tên mà họ có thể mang đến đền thờ. Hãy khuyến khích các học viên đã sử dụng FamilySearch giúp đỡ những người không quen thuộc với nó.

Cho Buổi Học Lần Sau

Để khuyến khích học viên chuẩn bị cho buổi học lần sau, hãy cân nhắc việc gửi thông điệp sau đây hoặc một thông điệp của riêng anh chị em: Khi anh chị em học bài học 20, hãy suy ngẫm xem anh chị em có thể đạt được những sự hiểu biết thuộc linh nào từ những cụm từ người chăn chiên, kẻ chăn thuê, chuồng chiên, chiên khác, đồng cỏ xanh, và chiên lạc.