Viện Giáo Lý
Phụ Lục: Tài Liệu Phát Tay


“Phụ Lục: Tài Liệu Phát Tay,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Tài Liệu Phát Tay,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bản Phụ Lục

Tài liệu phát tay

Bài Học 2

Các Sứ Điệp cho Thời Kỳ của Chúng Ta trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống”

Các Sứ Điệp cho Thời Kỳ của Chúng Ta trong tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống”

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Tài liệu ″Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ″ đã được chuẩn bị từ trước khi chúng ta cần đến chứng ngôn này nhất. (“Đại Hội Trung Ương: Củng Cố Đức Tin và Chứng Ngôn,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 7)

Hãy ôn lại tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống” để có được những sứ điệp mà anh chị em cảm thấy là cần thiết nhất cho thời kỳ của chúng ta. Hãy sẵn sàng chia sẻ điều anh chị em tìm thấy với người bạn học của mình.

Bài Học 2

Nói Thêm về Chúa Giê Su Ky Tô

Nói Thêm về Chúa Giê Su Ky Tô

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 2

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Trong khi thế gian ít nói về Chúa Giê Su Ky Tô hơn, chúng ta hãy nói nhiều về Ngài hơn. Khi bản chất của chúng ta với tư cách là các môn đồ của Ngài được thể hiện thì nhiều người xung quanh chúng ta sẽ được chuẩn bị để lắng nghe. (“Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô,” Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 90)

Hãy xem lại tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống” để có được những sứ điệp mà anh chị em cảm thấy sẽ đặc biệt quan trọng để chia sẻ trong một thế giới mà không còn nói nhiều về Chúa Giê Su Ky Tô nữa. Hãy sẵn sàng chia sẻ điều anh chị em tìm thấy với người bạn học của mình.

Bài Học 4

Môi Se Tìm Hiểu Các Lẽ Thật Quan Trọng về Sự Sáng Tạo

Môi Se Tìm Hiểu Các Lẽ Thật Quan Trọng về Sự Sáng Tạo

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 4

Hãy đọc tình huống sau đây:

  • Gretchen yêu thích khoa học. Từ những nghiên cứu của mình, cô ấy đã học được nhiều về cách vận hành của thế giới tự nhiên nhưng không tìm được câu trả lời nào thỏa mãn cho câu hỏi tại sao thế giới này tồn tại. Gretchen có một vài câu hỏi về mục đích của trái đất và mục đích cuộc sống của chúng ta.

  • Một người có thể đối mặt với những thử thách nào nếu họ không hiểu tại sao trái đất được tạo ra?

Hãy cùng nhau đọc Môi Se 1:27–39, và tìm kiếm những lẽ thật có thể làm mở rộng quan điểm của Gretchen về Sự Sáng Tạo. Sau đó yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm chọn một trong các dấu chấm tròn dưới đây và dành ra một vài phút để chuẩn bị câu trả lời. Rồi mỗi người có thể chia sẻ những suy nghĩ của họ với cả nhóm.

  • Anh chị em học được điều gì về thiên tính của Đấng Sáng Tạo từ Sự Sáng Tạo? Đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô được ảnh hưởng như thế nào qua việc biết rằng Ngài đã sáng tạo ra vạn vật?

  • Anh chị em có những suy nghĩ hoặc cảm nhận gì khi suy ngẫm rằng “chúng ta là lý do để [Thượng Đế] sáng tạo vũ trụ”? (Anh chị em có thể muốn xem lại lời phát biểu của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.)

  • Anh chị em đã hoặc có thể làm những hành động nào để giúp người khác đạt được tiềm năng của họ với tư cách là con cái của Cha Thiên Thượng? (Anh chị em có thể mời các thành viên trong nhóm ghi lại bất cứ điều gì họ có thể cảm thấy được thúc giục thực hiện để giúp một người nào đó mà họ biết.)

  • Chúng ta có thể đạt được loại kiến thức nào từ khoa học? Chúng ta có thể đạt được loại kiến thức nào từ thánh thư? Tại sao chúng ta cần cả hai loại kiến thức? (Anh chị em có thể muốn xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. NelsonChủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần 3 của tài liệu chuẩn bị.)

Bài Học 7

Công Lý và Tình Yêu Thương của Thượng Đế

Công Lý và Tình Yêu Thương của Thượng Đế

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 7

Trước khi anh chị em bắt đầu cuộc thảo luận nhóm của mình, hãy cùng nhau đọc lời khuyên sau đây dành cho các cuộc thảo luận:

Cải Thiện Các Cuộc Thảo Luận nhóm của Chúng Ta

Hãy cố gắng có được sự tham gia đồng đều. Chúng ta học hỏi tốt nhất khi nghe từ tất cả các thành viên trong nhóm, không chỉ từ một hoặc hai người. Nếu anh chị em là người hướng ngoại và hoạt ngôn, thì xin hãy cẩn thận đừng thao thao bất tuyệt, ngắt lời hoặc nói tranh với người khác. Nếu anh chị em là người trầm tính và kiệm lời, thì xin hãy mạnh dạn nêu ý kiến để những người khác có thể học hỏi từ anh chị em. Hãy từ bỏ suy nghĩ rằng ý kiến của anh chị em không quan trọng.

Hãy cùng nhau đọc to tình huống sau đây:

Zane cảm thấy áp lực bởi các luật pháp và lệnh truyền của Thượng Đế. Trong một thời gian dài, anh ấy đã cảm thấy như mình chưa đủ tốt và luôn luôn thiếu sót. Chán nản vì thiếu “sự tiến triển”, gần đây anh ấy đã rơi vào tình trạng phạm giới nghiêm trọng. Anh ấy cảm thấy mất Thánh Linh. Anh ấy không còn xứng đáng để có giấy giới thiệu đi đền thờ nữa. Anh ấy tự hỏi liệu Thượng Đế có còn yêu thương anh ấy, vì những lựa chọn sai lầm của anh ấy không. Gần đây, anh ấy đã nói với người bạn Maia của anh rằng: “Cuộc sống của tôi chẳng ra gì. Tôi khá chắc rằng Thượng Đế đã từ bỏ tôi”. Maia đáp lại: “Đừng lo lắng về điều đó. Thượng Đế yêu thương chúng ta vô điều kiện và Ngài sẽ cứu rỗi cậu bất kể cậu đã làm điều gì đi nữa. Đó là lý do chúng ta có Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.”

Hãy ôn lại sơ lược tình hình trước Trận Lụt. Sau đó ôn lại Môi Se 7:28–29, 32–33, 37, và tìm kiếm điều Hê Nóc đã học được về thiên tính của Thượng Đế từ việc quan sát Ngài nhìn con cái bất tuân của mình chịu đau khổ. Rồi thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Những lẽ thật nào từ các câu này có thể giúp Zane nhận ra rằng Cha Thiên Thượng yêu thương anh ấy mặc dù anh ấy đã vi phạm các lệnh truyền? Làm thế nào sự hiểu biết này có thể giúp cải thiện mối quan hệ của Zane với Cha Thiên Thượng? (Anh chị em có thể đọc lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị như là một phần của cuộc thảo luận này.)

  • Trong những cách nào mà công lý của Thượng Đế, đôi khi được biểu hiện qua cơn tức giận hoặc cơn thịnh nộ của Ngài, lại là một bằng chứng về tình yêu thương của Ngài? (Cân nhắc việc cùng nhau đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. Oaks trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Nếu Thượng Đế không công bằng, thì điều này có thể làm suy yếu đức tin của chúng ta nơi Ngài như thế nào?

  • Điều gì có thể là sai lầm trong quan điểm của Maia về tình yêu thương của Thượng Đế? (Có thể là điều hữu ích để đọc lời phát biểu của Anh Cả D. Todd Christofferson trong phần 1.) Có một số cách nào tốt hơn để mô tả tình yêu thương của Thượng Đế? Anh chị em đã cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế qua những cách nào?

Bài Học 9

Tấm Lòng Hạ Cố của Thượng Đế

Tấm Lòng Hạ Cố của Thượng Đế

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 9

Chia các phần đọc sau đây cho nhóm của anh chị em. Trong khi anh chị em đọc, hãy tìm kiếm xem Chúa đã tình nguyện hạ mình từ một vị thế cao hơn xuống một địa vị thấp hơn như thế nào.

  1. Áp Ra Ham 3:24–25, 27; Phi Líp 2:7–8

  2. 1 Nê Phi 11:14–22

  3. 1 Nê Phi 11:26–27, 31–33

  4. Những lời phát biểu của Chủ Tịch Tad R. CallisterAnh Cả D. Todd Christofferson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị và lời phát biểu sau đây của Chị Wendy Ulrich, cựu thành viên của hội đồng tư vấn trung ương Hội Phụ Nữ:

[Đấng Cứu Rỗi] sinh ra là một hài nhi bé bỏng trong một thể xác hữu diệt và được [cha mẹ] không hoàn hảo chăm sóc nuôi nấng. Ngài đã phải học cách đi đứng, nói chuyện, làm việc, và [hòa hợp] với những người khác. Ngài cảm thấy đói và mệt mỏi, có những cảm xúc của con người, và có thể bị bệnh, đau khổ, chảy máu, và chết. (“Yếu Kém Không Phải Là Một Tội Lỗi,” Ensign, tháng Tư năm 2015, trang 33)

Rồi cùng nhau thảo luận những câu hỏi sau đây:

  • Những bài đọc này dạy chúng ta điều gì về tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tấm lòng hạ cố của Chúa Giê Su Ky Tô dạy chúng ta điều gì về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi và của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta? Tình yêu thương của Hai Ngài dành cho anh chị em ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu thương của anh chị em dành cho Hai Ngài?

Bài Học 10

Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị

Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 10

Hãy dành ra vài phút kế tiếp để chuẩn bị một ý nghĩ thuộc linh ngắn gọn về việc tuân phục theo ý muốn của Thượng Đế. Trong ý nghĩ thuộc linh của anh chị em nên có một tấm gương về sự tuân phục trong thánh thư hoặc một ví dụ từ cuộc sống của anh chị em hoặc cuộc sống của một người nào đó mà anh chị em biết. Điều đó cũng có thể bao gồm cách chúng ta áp dụng ví dụ đó vào cuộc sống của mình. Cân nhắc việc sử dụng một trong những nguồn tài liệu sau đây trong khi anh chị em chuẩn bị:

Bài Học 16

Chúa Giê Su Ky Tô Chịu Đau Khổ để Cứu Rỗi Chúng Ta

Chúa Giê Su Ky Tô Chịu Đau Khổ để Cứu Rỗi Chúng Ta

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 16

Hãy đọc qua các câu hỏi sau đây và tập trung vào những câu hỏi mà nhóm của anh chị em muốn thảo luận nhất.

  1. Anh chị em có suy nghĩ và cảm nhận gì về Đấng Cứu Rỗi khi suy ngẫm về nỗi đau khổ mà Ngài chịu thay cho mình? Sự sẵn lòng chịu đau khổ của Ngài dạy chúng ta điều gì về Ngài? (Cân nhắc đọc 1 Nê Phi 19:9.)

  2. Tại sao Cha Thiên Thượng rút đi Thánh Linh của Ngài khi Đấng Cứu Rỗi chịu đau khổ trên thập tự giá? (Cân nhắc ôn lại Mác 15:34 và lời phát biểu của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.) Làm thế nào điều đó có thể giúp chúng ta tưởng nhớ kinh nghiệm của Chúa trên thập tự giá khi chúng ta cảm thấy cô đơn, bị lãng quên, hoặc bị bỏ rơi?

  3. Làm thế nào một chứng ngôn về Sự Chuộc Tội của Chúa có thể giúp chúng ta khi chúng ta hoài nghi giá trị của bản thân mình? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 18:10–11.) Việc tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nhìn nhận tiềm năng và tương lai của mình?

  4. Chúng ta gửi thông điệp nào cho bản thân mình và Đấng Cứu Rỗi khi chúng ta chọn hối cải? Tại sao Chúa cảm thấy vui khi chúng ta hối cải? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 18:13).

  5. Nếu một người nào đó cảm thấy không chắc chắn về sự có thật của Sự Chuộc Tội của Chúa, thì người ấy có thể làm gì để đạt được một chứng ngôn về Sự Chuộc Tội?

Bài Học 21

Hãy Nghe Lời Ngài

Hãy nghe lời Ngài!

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu dành cho Giảng Viên—Bài Học 21

Hãy tưởng tượng rằng anh chị em đã được ban cho cơ hội để tạo ra một đoạn video ngắn cho thấy cách anh chị em nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi. Viết một dàn ý ngắn về điều anh chị em sẽ chia sẻ để đáp ứng lời gợi ý “Cách mà tôi nghe lời Ngài.” Các câu hỏi sau đây có thể hữu ích khi anh chị em viết dàn ý của mình:

  • Những kinh nghiệm nào đã giúp anh chị em hiểu rõ hơn cách Chúa ngỏ lời cùng anh chị em?

  • Anh chị em có thể bao gồm những ý kiến nào từ những lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. NelsonChị Michelle D. Craig trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị?

  • Làm thế nào anh chị em có thể chia sẻ những ý nghĩ và cảm nhận của mình theo cách mà người khác sẽ dễ dàng hiểu được?

Từ dàn ý của mình, hãy tạo ra một thông điệp ngắn (một đến hai đoạn) mà anh chị em có thể chia sẻ với lớp học.

Nếu muốn, thay vì thế, anh chị em có thể suy ngẫm và ghi lại điều anh chị em muốn làm để gia tăng khả năng lắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi.

Bài Học 23

Những Người Nữ Đồng Trinh Dại Dột

Những Người Nữ Đồng Trinh Dại Dột

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

  1. Cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây:

    • Đèn và dầu có thể tượng trưng cho điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn này? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 45:56–57 và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

    • Điều gì là quan trọng trong các cụm từ “chàng rể đến trễ” (Ma Thi Ơ 25:5) và “đến khuya, có tiếng kêu” (câu 6)?

    • Tại sao năm người nữ đồng trinh được mô tả là dại dột? (Anh chị em có thể thảo luận những cụm từ “Ta không biết các ngươi đâu” [câu 12] và “Các ngươi không biết ta” (bản dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 25:11 [trong Ma Thi Ơ 25:12, cước chú a]) dạy chúng ta về sự chuẩn bị của những người nữ đồng trinh này.)

  2. Chỉ ra một hoặc hai ví dụ phổ biến về cách mà chúng ta với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội có thể chọn trở nên giống như những người nữ đồng trinh dại dột. Hãy sẵn sàng chia sẻ những ví dụ của anh chị em với một nhóm thảo luận về những người nữ đồng trinh khôn ngoan.

Bài Học 23

Những Người Nữ Đồng Trinh Khôn Ngoan

Những Người Nữ Đồng Trinh Khôn Ngoan

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

  1. Cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây:

    • Đèn và dầu có thể tượng trưng cho điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn này? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 45:56–57 và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

    • Tại sao năm người nữ đồng trinh được mô tả là khôn ngoan?

    • Tại sao những người nữ đồng trinh khôn ngoan không chia sẻ dầu của họ với những người nữ đồng trinh dại dột?

  2. Chỉ ra một hoặc hai ví dụ về cách mà chúng ta, với tư cách là tín hữu của Giáo Hội có thể chọn để được giống như những người nữ đồng trinh khôn ngoan khi chúng ta chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm. Hãy sẵn sàng chia sẻ những ví dụ của anh chị em với một nhóm thảo luận về những người nữ đồng trinh dại dột.

Bài Học 24

Chúa Giê Su Ky Tô Là “Quan Án Công Bình” (2 Ti Mô Thê 4:8)

Chúa Giê Su Ky Tô Là “Quan Án Công Bình” (2 Ti Mô Thê 4:8)

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 24

Đọc to Thi Thiên 9:896:11–13. Sau đó mời mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ một thuộc tính từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi mà cho thấy rằng Chúa Giê Su Ky Tô phán xét tất cả mọi người với sự ngay chính. Khi chia sẻ các thuộc tính, anh chị em có thể muốn thảo luận các câu hỏi sau đây:

  • Thuộc tính này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách Chúa Giê Su Ky Tô phán xét chúng ta?

  • Về phương diện nào thuộc tính này gia tăng sự tin cậy của anh chị em vào tính phù hợp của Đấng Cứu Rỗi để làm vị phán quan của anh chị em?

Sau khi nhận ra các thuộc tính cụ thể, hãy thảo luận cách Chúa Giê Su Ky Tô khác với tất cả các phán quan của con người. (Cân nhắc xem lại những lời phát biểu của Chủ Tịch Dallin H. OaksAnh Cả Elder Richard G. Scott trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Anh chị em cũng có thể thảo luận tại sao là điều quan trọng để Đấng Cứu Rỗi thể hiện tất cả các thuộc tính này với tư cách là Đấng phán xét của chúng ta.

Bài Học 25

Tự Đánh Giá Vai Trò Môn Đồ

Tự Đánh Giá Vai Trò Môn Đồ

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 25

Hãy suy ngẫm từng câu và đánh giá bản thân bằng cách sử dụng thang điểm sau đây: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = hơi không đồng ý, 3 = không đồng ý cũng không phản đối, 4 = hơi đồng ý, và 5 = hoàn toàn đồng ý.

  1. Tôi chân thành cố gắng làm một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

  2. Tôi cố gắng tuân giữ các giáo lệnh của Đấng Cứu Rỗi mỗi ngày.

  3. Tôi cố gắng yêu thương và phục vụ những người xung quanh mình như Chúa Giê Su Ky Tô sẽ làm.

  4. Tôi cố gắng hy sinh những ước muốn thế gian để noi theo Đấng Cứu Rỗi.