Viện Giáo Lý
Bài học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian


“Bài Học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài Học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Hình Ảnh
Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Howard Lyon họa

Bài Học 27 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Tìm Kiếm Hy Vọng nơi Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian

Mặc dù chúng ta muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, nhưng thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều có những cảm giác tối tăm và tuyệt vọng. Những cảm giác này có thể đến từ tội lỗi, nỗi sợ hãi, nghi ngờ, hoặc mất mát. Chúng chỉ là một phần của kinh nghiệm trần thế của chúng ta. Khi anh chị em học, hãy cân nhắc cách anh chị em có thể tìm thấy sức mạnh nơi Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng “là sự sáng, sự sống, và niềm hy vọng của thế gian” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org).

Phần 1

Làm thế nào mà sự sáng và sự sống từ Chúa Giê Su Ky Tô ban cho có thể củng cố tôi?

Ê Sai đã tiên tri rằng Đấng Mê Si sẽ là sự sáng cho thế gian (xin xem Ê Sai 49:6; 60:1–3). Chúa Giê Su Ky Tô khẳng định rằng Ngài là Đấng Mê Si đã được tiên tri khi Ngài phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” (Giăng 8:12).

Chủ Tịch Dallin H. Oaks, cố vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, giải thích:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng của thế gian vì Ngài là nguồn ánh sáng khơi gợi sự hiểu biết của chúng ta, vì những lời giảng dạy và tấm gương của Ngài soi sáng con đường của chúng ta, và vì quyền năng của Ngài thuyết phục chúng ta làm điều tốt. (“The Light and Life of the World,” Ensign, tháng Mười Một năm 1987, trang 63, 64)

Khi Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng dân Nê Phi và dân La Man, Ngài phán: “Và này, ta là sự sáng và sự sống của thế gian” (3 Nê Phi 11:11, sự nhấn mạnh được thêm vào, xin xem thêm Mô Si A 16:9). Chủ Tịch Oaks nói về vai trò của Đấng Cứu Rỗi là sự sống của thế gian:

Chúa Giê Su Ky Tô là sự sống của thế gian vì vị thế độc nhất của Ngài trong điều mà thánh thư gọi là “kế hoạch vĩ đại và vĩnh cửu về sự giải thoát khỏi sự chết” (2 Nê Phi 11:5). …

Ngài là sự sống của thế gian vì sự phục sinh và sự chuộc tội của Ngài cứu chúng ta khỏi cái chết thể xác lẫn thuộc linh. (“The Light and Life of the World,” Ensign, tháng Mười Một năm 1987, trang 64, 65)

Hình Ảnh
Light of the World (Sự Sáng của Thế Gian), tranh do Brent Borup họa

Chị Sharon Eubank, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ một kinh nghiệm minh họa tầm quan trọng của việc Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng và sự sống trong cuộc sống chúng ta:

Hình Ảnh
Chị Sharon Eubank

Văn phòng của tôi trong Tòa Nhà của Hội Phụ Nữ nhìn ra quang cảnh ngoạn mục của Đền Thờ Salt Lake. Mỗi đêm, đèn bên ngoài đền thờ, chính xác như chiếc đồng hồ, bật sáng vào lúc hoàng hôn. Ngôi đền thờ là một ngọn hải đăng cháy sáng đều đều ngay bên ngoài cửa sổ của tôi.

Một đêm nọ của tháng Hai vừa qua, văn phòng của tôi vẫn tối một cách lạ thường khi mặt trời lặn. Khi tôi nhìn ra cửa sổ thì thấy ngôi đền thờ tối lờ mờ. Đèn chưa được bật lên. Tôi cảm thấy lo lắng. Tôi không thể nhìn thấy các ngọn tháp đền thờ mà tôi đã thấy mỗi tối trong nhiều năm.

Việc nhìn thấy bóng tối ở nơi mà tôi trông mong sẽ thấy ánh sáng nhắc nhở tôi rằng một trong những nhu cầu cơ bản mà chúng ta có để tăng trưởng là luôn kết nối với nguồn ánh sáng—Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài là nguồn sức mạnh của chúng ta, Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian. Nếu không có sự kết nối vững mạnh với Ngài, chúng ta bắt đầu chết về phần thuộc linh. Vì biết được điều đó nên Sa Tan cố gắng khai thác những áp lực trần thế mà chúng ta đều gặp phải. Nó cố gắng làm mờ đi ánh sáng của chúng ta, làm đứt mạch kết nối, cắt nguồn điện, bỏ chúng ta lại một mình trong bóng tối. (“Đấng Ky Tô: Sự Sáng Soi trong Tối Tăm,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 73)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã có được các phước lành nào trong cuộc sống của mình khi nỗ lực kết nối với Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian? Anh chị em có thể làm gì để làm cho sự kết nối đó được vững chắc hơn?

Phần 2

Làm thế nào mà việc tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang đến cho tôi hy vọng?

Việc thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là Sự Sáng và Sự Sống của Thế Gian có thể ban phước cho cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách. Một trong những cách đó là cho chúng ta hy vọng.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, lúc bấy giờ là một cố vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích về cách sự sáng và sự sống của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến hy vọng:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Ánh sáng của Thượng Đế là có thật. Ánh sáng đó dành sẵn cho tất cả mọi người! Ánh sáng đó mang lại sự sống cho vạn vật [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 88:11–13]. Ánh sáng đó có quyền năng để làm dịu đi cơn đau của vết thương sâu nhất. Ánh sáng đó có thể chữa lành nỗi cô đơn và đau khổ của tâm hồn chúng ta. Ánh sáng đó có thể bắt đầu mang đến cho chúng ta hy vọng xán lạn hơn ngay cả trong lúc tuyệt vọng. (“Niềm Hy Vọng nơi Ánh Sáng của Thượng Đế,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 75)

Từ Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, chúng ta đọc: “Trong ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta, từ [hy vọng] thường có một gợi ý về sự không chắc chắn. Ví dụ, chúng ta có thể nói rằng chúng ta hy vọng có sự thay đổi thời tiết hoặc cuộc viếng thăm từ một người bạn. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ của phúc âm, từ hy vọng là chắc chắn, vững chắc, và tích cực. Các vị tiên tri nói về việc có ‘hy vọng vững chắc’ (An Ma 34:41) và ‘sự trông cậy sống’ (1 Phi E Rơ 1:3)” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hy Vọng,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
người thành niên trẻ tuổi tươi cười

Khi anh chị em nghĩ về những thử thách mình trải qua, hãy nhớ rằng tiên tri Mặc Môn đã sống trong một thời kỳ khi bóng tối thuộc linh thống trị cuộc sống của dân Nê Phi (xin xem Mặc Môn 1–6). Trong những lúc khó khăn này, Mặc Môn đã dạy cách gia tăng hy vọng của chúng ta.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc Mô Rô Ni 7:40–42, và tìm kiếm mối quan hệ giữa đức tin, hy vọng, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Sự tin cậy và tin tưởng nơi Đấng Ky Tô và việc sẵn lòng trông cậy vào công lao, lòng thương xót, và ân điển của Ngài đều dẫn đến hy vọng về Sự Phục Sinh và cuộc sống vĩnh cửu qua Sự Chuộc Tội của Ngài (xin xem Mô Rô Ni 7:41). Đức tin và niềm hy vọng như vậy mời vào cuộc sống của chúng ta cảm giác bình yên tuyệt vời của lương tâm, là điều chúng ta đều khao khát để có. (“Vậy Nên Họ Đã Nén Được Cơn Sợ Hãi,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 47)

Giống như Mặc Môn, tiên tri Ê The cũng đã sống trong thời kỳ thử thách (xin xem Ê The 11). Và giống như Mặc Môn, Ê The đã dạy rằng ngay cả trong những lúc khó khăn nhất chúng ta cũng có thể tìm thấy hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc Ê The 12:4, và tìm kiếm xem hy vọng nơi Đấng Ky Tô có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta như thế nào.

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

Hy vọng là một ân tứ của Thánh Linh [xin xem Mô Rô Ni 8:26]. …

“Hy vọng … là sự tin cậy bền vững rằng Chúa sẽ làm tròn lời hứa của Ngài với chúng ta. Đó là sự tin tưởng rằng nếu chúng ta sống theo các luật pháp của Thượng Đế và những lời của các vị tiên tri của Ngài bây giờ, thì chúng ta sẽ nhận được các phước lành mong muốn trong tương lai. Đó là tin tưởng và kỳ vọng rằng những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được đáp ứng. Đó là sự biểu lộ trong sự tin tưởng, lạc quan, nhiệt tình và bền bỉ kiên trì. …

Bất luận giai đoạn sống của chúng ta có thể đen tối đến đâu đi nữa ngày hôm nay, thì nhờ vào cuộc sống và sự hy sinh của Chúa Giê Su Ky Tô mà chúng ta có thể hy vọng và được bảo đảm rằng phần kết thúc quyển sách của cuộc đời mình sẽ vượt quá những kỳ vọng lớn lao nhất của chúng ta. (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 21, 22)

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Đọc ít nhất một trong các câu chuyện thánh thư sau đây, hoặc tự chọn một câu chuyện của anh chị em. Hãy tìm kiếm bằng chứng rằng đức tin nơi Chúa có thể mang lại hy vọng cho chúng ta. Hãy sẵn sàng chia sẻ điều anh chị em học được với lớp học của mình.

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em đã học được gì về niềm hy vọng từ đoạn thánh thư hoặc các đoạn thánh thư mà mình đã học? Khi tìm kiếm ân tứ thuộc linh về niềm hy vọng, anh chị em có thể làm gì để mời ân tứ này vào cuộc sống của mình?