Viện Giáo Lý
Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sống với Hy Vọng khi Chúng Ta Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên: Sống với Hy Vọng khi Chúng Ta Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên (năm 2023)

“Bài học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên,” Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên

Bài Học 23 Tài Liệu dành cho Giảng Viên

Sống với Hy Vọng khi Chúng Ta Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ “một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại thế gian … [và] sẽ cai trị như Vua của Các Vua và trị vì như Chúa của Các Chúa” (“Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ,” ChurchofJesusChrist.org). Trong bài học này, học viên sẽ giải thích lý do tại sao họ có thể trông đợi với hy vọng về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Họ cũng sẽ suy ngẫm những cách họ có thể chuẩn bị bản thân và những người khác cho sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi và sự trị vì trong thời kỳ ngàn năm.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi sẽ mở ra Thời Kỳ Ngàn Năm.

Trước khi học viên đến lớp, anh chị em có thể viết điều sau đây lên trên bảng: Một số điềm triệu về Ngày Tái Lâm của Chúa: Đấng Ky Tô giả, tiên tri giả, chiến tranh, tiếng đồn về chiến tranh, nạn đói, bệnh dịch, động đất, điều bất chính, bệnh tật làm tiêu điều, bạo lực, và các điềm triệu trên trời (xin xem Joseph Smith—Ma Thi Ơ 1:22–23, 28–30, 33; Giáo Lý và Giao Ước 45:26–27, 30–33, 40–42).

Để bắt đầu lớp học, hãy cân nhắc việc chia sẻ tình huống sau đây:

Trong một bài học về những ngày sau cùng, lớp Trường Chủ Nhật của Evan đã lập một bản liệt kê tất cả các điềm triệu và tình trạng đáng lo ngại sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm. Một số người nhận xét rằng mọi điều tồi tệ đến mức nào và nói rằng chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Evan cảm thấy rất lo lắng và chán nản khi ra về.

  • Anh chị em có bao giờ cảm thấy giống như Evan không?

  • Điều gì có thể đã bị thiếu sót trong cuộc thảo luận tại lớp học này?

Mời học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 45:34–35, 38–39, tìm kiếm lời khuyên dạy của Chúa cho những người đang bối rối bởi các điềm triệu về sự hiện đến của Ngài. Sau đó cân nhắc xem anh chị em có thể đặt câu hỏi nào trong số những câu hỏi sau đây để giúp học viên của mình cảm thấy có nhiều hy vọng hơn:

  • Đấng Cứu Rỗi có sứ điệp nào dành cho các môn đồ đang bối rối về các điềm triệu về sự hiện đến của Ngài? (Học viên có thể nhận ra một lẽ thật như sau: Các điềm triệu về sự giáng lâm của Chúa cho người trung tín biết rằng Ngày Tái Lâm của Ngài đã gần kề.) Lẽ thật này có thể là một sứ điệp về niềm hy vọng như thế nào?

  • Những sự kiện nào của Sự Phục Hồi là điềm triệu cho thấy Sự Tái Lâm đang gần kề? (Anh chị em có thể xem lại các ví dụ trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị. Anh chị em cũng có thể thêm vào bản liệt kê các điềm triệu ở trên bảng.) Những điềm triệu và sự kiện này ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nhìn nhận những ngày sau cùng?

  • Tại sao là điều quan trọng để tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta nói về những điềm triệu gây nhiều lo lắng hơn liên quan đến Sự Tái Lâm? (Cân nhắc việc xem lại lời phát biểu của Anh Ronald A. Rasband trong phần 1 của tài liệu chuẩn bị.) Việc tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô đã ảnh hưởng như thế nào, hoặc điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách anh chị em nhìn nhận những thử thách của những ngày sau cùng?

Nhắc học viên nhớ rằng Ngày Tái Lâm sẽ mở ra sự trị vì ngàn năm của Đấng Cứu Rỗi trong sự bình an và ngay chính. Mời học viên xem lại Giáo Lý và Giao Ước 101:26–32, 35 và tìm kiếm những trạng thái sẽ có trong Thời Kỳ Ngàn Năm. Anh chị em có thể ghi lên trên bảng điều họ tìm thấy.

  • Anh chị em mong đợi trạng thái nào trong số những điều kiện này nhất? Tại sao?

Anh chị em có thể trưng ra lời phát biểu sau đây của Anh Neil L. Andersen:

Hình Ảnh
Anh Cả Neil L. Andersen

Không có điều gì củng cố ước muốn của tôi để nói về Đấng Ky Tô hơn việc tưởng tượng sự tái lâm của Ngài. … Kinh nghiệm tuyệt vời này sẽ mãi mãi ảnh hưởng mạnh mẽ lên linh hồn chúng ta. (Neil L. Andersen, “Chúng Ta Nói về Đấng Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 91)

Mời học viên hình dung Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi và Thời Kỳ Ngàn Năm. Trong khi hình dung, hãy mời họ ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của họ để trả lời câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào việc nghĩ về Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi và Thời Kỳ Ngàn Năm có thể giúp anh chị em sống với niềm hy vọng và sự bình an lớn lao hơn?

Anh chị em có thể muốn mời một hoặc hai học viên chia sẻ điều họ đã viết.

Chúa dạy chúng ta cách chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài.

Mời học viên xem lại câu chuyện ngụ ngôn về mười người nữ đồng trinh trong Ma Thi Ơ 25:1–13. Nếu cần, hãy giúp học viên hiểu rằng những người nữ đồng trinh tượng trưng cho các tín hữu của Giáo Hội (xin xem Dallin H. Oaks, “Chuẩn Bị cho Ngày Tái Lâm,” Liahona, tháng Năm năm 2004, trang 8).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy và Học Hỏi của Chúng Ta

Hãy tin cậy học viên của anh chị em. Khi học viên làm việc trong các nhóm nhỏ, hãy tin tưởng rằng họ có thể có những cuộc trò chuyện đầy soi dẫn mà không cần sự giám sát của anh chị em. Sau khi thảo luận trong nhóm nhỏ, hãy phân biệt mức độ cần thiết để hỏi han học viên về cuộc thảo luận. Ví dụ, thay vì yêu cầu học viên chỉ lặp lại điều họ đã nói, hãy tìm cách để gây dựng dựa trên các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ của họ.

Để giúp học viên suy nghĩ sâu xa hơn về sự liên quan của câu chuyện ngụ ngôn, anh chị em có thể yêu cầu họ lập ra các nhóm thảo luận nhỏ (từ hai đến ba người). Đưa cho mỗi nhóm tờ giấy phát tay “Những Người Nữ Đồng Trinh Dại Dột” hoặc “Những Người Nữ Đồng Trinh Khôn Ngoan.” Hãy cho học viên biết rằng sau cuộc thảo luận, họ sẽ kết hợp với một nhóm khác đã thảo luận đề tài kia và chia sẻ điều họ đã học được với nhau.

Những Người Nữ Đồng Trinh Dại Dột

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

  1. Cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây:

    • Đèn và dầu có thể tượng trưng cho điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn này? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 45:56–57 và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

    • Điều gì có thể là quan trọng về các cụm từ “chàng rể đến trễ” (Ma Thi Ơ 25:5) và “đến khuya, có tiếng kêu” (câu 6)?

    • Tại sao năm trong số những người nữ đồng trinh được mô tả là dại dột? (Anh chị em có thể thảo luận những cụm từ “Ta không biết các ngươi” [câu 12] và “Các ngươi không biết ta” (bản dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 25:11) dạy chúng ta điều gì về sự chuẩn bị của những người nữ đồng trinh này.)

  2. Nhận ra một hoặc hai ví dụ phổ biến về cách chúng ta, với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội có thể chọn trở nên giống như những người nữ đồng trinh dại dột. Hãy sẵn sàng chia sẻ những ví dụ của anh chị em với một nhóm khác thảo luận về những người nữ đồng trinh khôn ngoan.

Những Người Nữ Đồng Trinh Dại Dột

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên

Những Người Nữ Đồng Trinh Khôn Ngoan

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

  1. Cùng nhau thảo luận các câu hỏi sau đây:

    • Đèn và dầu có thể tượng trưng cho điều gì trong câu chuyện ngụ ngôn này? (Anh chị em có thể ôn lại Giáo Lý và Giao Ước 45:56–57 và lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong phần 2 của tài liệu chuẩn bị.)

    • Tại sao năm trong số những người nữ đồng trinh được mô tả là khôn ngoan?

    • Tại sao những người nữ đồng trinh khôn ngoan không chia sẻ dầu của họ với những người nữ đồng trinh dại dột?

  2. Nhận ra một hoặc hai ví dụ về cách chúng ta, với tư cách là tín hữu của Giáo Hội có thể chọn để được giống như những người nữ đồng trinh khôn ngoan khi chúng ta chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm. Hãy sẵn sàng chia sẻ những ví dụ của anh chị em với một nhóm khác thảo luận về những người nữ đồng trinh dại dột.

Những Người Nữ Đồng Trinh Khôn Ngoan

Tài Liệu về Chúa Giê Su Ky Tô và Phúc Âm Trường Cửu của Ngài dành cho Giảng Viên—Bài Học 23

Hình Ảnh
tài liệu phát tay của giảng viên

Một khi học viên đã có đủ thời gian để thảo luận đề tài của họ, hãy mời mỗi nhóm kết hợp với một nhóm khác đã thảo luận đề tài kia để chia sẻ những ví dụ mà họ đã nhận ra.

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian để hoàn tất các cuộc thảo luận trong nhóm thứ hai, anh chị em có thể mời một hoặc hai học viên chia sẻ điều họ đã học được. Anh chị em có thể viết hoặc trưng ra một lẽ thật mà họ nhận ra, chẳng hạn như lẽ thật sau đây: Tôi có thể chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Chúa bằng cách củng cố chứng ngôn của mình và chọn Đức Thánh Linh làm đấng hướng dẫn của tôi.

Để kết thúc lớp học, hãy cho học viên thời gian để ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của họ về cách họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và những người khác cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Cho Buổi Học Lần Sau

Trong tuần, hãy cân nhắc việc gửi cho học viên sứ điệp sau đây hoặc một sứ điệp của riêng anh chị em: Khi anh chị em học bài học 24 về Ngày Phán Xét Cuối Cùng, hãy suy ngẫm điều anh chị em có thể thực hiện để làm cho sự kiện này thành một thời kỳ vinh quang.