Viện Giáo Lý
Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Kinh Nghiệm Trần Thế và Ân Tứ có được Cơ Thể của Chúng Ta


“Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học: Kinh Nghiệm Trần Thế và Ân Tứ có được Cơ Thể của Chúng Ta,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên (năm 2022)

“Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học,” Tài Liệu về Gia Đình Vĩnh Cửu dành cho Giảng Viên

Hình Ảnh
một người phụ nữ đi ngang qua một cánh đồng

Bài Học 5 Tài Liệu Chuẩn Bị cho Lớp Học

Kinh Nghiệm Trần Thế và Ân Tứ có được Cơ Thể của Chúng Ta

Anh chị em có bao giờ kinh ngạc trước sự kỳ diệu của cơ thể của mình và tất cả những điều nó có thể làm được không? Mặc khác, có khi nào anh chị em cảm thấy thất vọng bởi những thử thách phải trải qua do cơ thể của mình không? Trong khi anh chị em học tập, hãy suy ngẫm xem cơ thể của chúng ta kết nối như thế nào với mục đích của sự tồn tại hữu diệt của chúng ta trong kế hoạch hạnh phúc của Thượng Đế.

Phần 1

Cơ thể của tôi cần thiết ra sao cho sự tiến triển vĩnh cửu của tôi?

Cơ thể của chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế (xin xem Sáng Thế Ký 1:26–27). Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích: “Mục đích của cuộc sống trần thế và sự tăng trưởng sau khi chết mà có thể tiếp theo sau đó là để cho con cái của Thượng Đế trở thành giống như Ngài” (“Kế Hoạch Vĩ Đại,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 94).

Vì vậy, chúng ta cần phải trải qua điều gì trong cuộc sống hữu diệt để trở nên giống như Thượng Đế? Hai yếu tố quan trọng đã được nói đến trong lời tuyên bố sau đây từ bản tuyên ngôn về gia đình: “Trong cuộc sống tiền dương thế, [chúng ta] … đã chấp nhận kế hoạch của [Thượng Đế] mà qua đó các con cái của Ngài có thể nhận được một thể xác và đạt được kinh nghiệm trần thế để tiến triển đến sự toàn hảo” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
một em bé đang mỉm cười

Trong một sự mặc khải về cuộc sống tiền dương thế, Áp Ra Ham đã được cho thấy Hội Đồng Thiên Thượng (xin xem Áp Ra Ham 3:22–28). Vào lúc đó, ông biết được một lẽ thật quan trọng về cuộc sống trần thế của chúng ta.

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Áp Ra Ham 3:24–26, và tìm kiếm điều Áp Ra Ham đã biết về một trong số các mục đích để chúng ta đến thế gian và nhận được một thể xác. (Có lẽ hữu ích để biết rằng “trạng thái thứ nhất” của chúng ta ngụ ý cuộc sống tiền dương thế, và “trạng thái thứ hai” của chúng ta nói đến thời gian từ lúc chúng ta được sinh ra trên trần thế cho đến Sự Phán Xét Cuối Cùng.)

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về việc có một cơ thể là một phần cho chúng ta được thử thách, hoặc được kiểm tra, trong cuộc sống trần thế như thế nào:

Hình Ảnh
Anh Cả D. Todd Christofferson

Sau đó, trong quá trình trải nghiệm trên trần thế, nếu chúng ta chọn để “làm theo tất cả những gì Chúa, Thượng Đế [của chúng ta], sẽ truyền lệnh cho [chúng ta]” [Áp Ra Ham 3:25], thì chúng ta chắc hẳn sẽ giữ “trạng thái thứ hai” của mình [Áp Ra Ham 3:26]. Điều này có nghĩa rằng qua sự lựa chọn của mình, chúng ta sẽ chứng minh cho Thượng Đế (và bản thân mình) sự cam kết và khả năng của chúng ta để sống theo luật thượng thiên của Ngài trong khi ở bên ngoài sự hiện diện của Ngài và trong một thể xác với tất cả các khả năng, lòng ham muốn, và đam mê của nó. Chúng ta có thể kiềm chế thể xác để nó trở thành công cụ thay vì là chủ của linh hồn không? Chúng ta có thể được tin cậy cả trong thời tại thế lẫn thời vĩnh cửu với các quyền năng của Thượng Đế, kể cả quyền năng sáng tạo sự sống không? Mỗi người chúng ta sẽ khắc phục điều ác được không? Những người làm được điều đó sẽ “được nhận thêm nhiều vinh quang lên đầu họ mãi mãi và đời đời” [Áp Ra Ham 3:26]—một khía cạnh rất quan trọng về vinh quang đó là một thể xác phục sinh, bất diệt và vinh quang. Thảo nào chúng ta “cất tiếng reo mừng” trước những khả năng và lời hứa tuyệt vời này [Gióp 38:7]. (“Tại Sao Chúng Ta Phải Kết Hôn và Có Gia Đình?,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 51)

Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô, một ngày nào đó, chúng ta có thể nhận được thể xác bất diệt, hoàn hảo giống như của Cha Thiên Thượng (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 130:22). Đây là loại thể xác duy nhất mà với nó, chúng ta mới có thể “nhận được niềm vui trọn vẹn” (Giáo Lý và Giao Ước 93:33-34; 138:17). Tiên Tri Joseph Smith cũng dạy rằng hạnh phúc thật sự bao gồm việc có một thể xác:

Hình Ảnh
Tiên Tri Joseph Smith

Chúng ta đến thế gian này để có thể có được một thể xác và dâng thể xác thanh khiết đó lên Thượng Đế trong thượng thiên giới. Nguyên tắc quan trọng của hạnh phúc gồm có việc có được một thể xác. Quỷ dữ không có thể xác, và điều này là hình phạt của nó. (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 227)

Như đã nói đến trước đây trong câu phát biểu từ bản tuyên ngôn về gia đình, việc có kinh nghiệm trên trần thế cũng quan trọng để tiến triển đến sự hoàn hảo và trở nên giống như Thượng Đế. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích cách mà thể xác của chúng ta giúp gia tăng kinh nghiệm trần thế của chúng ta:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Thể xác của chúng ta làm cho chúng ta có thể có được một loạt kinh nghiệm sâu rộng và mãnh liệt mà hoàn toàn không thể nào đạt được trong cuộc sống tiền dương thế. Như vậy, mối quan hệ của chúng ta với những người khác, khả năng của chúng ta để nhận biết và hành động phù hợp với lẽ thật, và khả năng của chúng ta để tuân theo các nguyên tắc và giáo lễ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô được gia tăng qua thể xác. Trên trần thế, chúng ta có được kinh nghiệm về sự dịu dàng, tình yêu thương, lòng nhân từ, hạnh phúc, đau khổ, thất vọng, đau đớn, và thậm chí cả những thử thách về các giới hạn thể chất nhằm chuẩn bị chúng ta cho thời vĩnh cửu. Nói một cách giản dị, có những bài học chúng ta cần phải học và những kinh nghiệm cần phải có, như thánh thư mô tả là ″theo thể cách xác thịt″ (1 Nê Phi 19:6; An Ma 7:12–13). (“Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 41)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Anh chị em sẽ giải thích lý do tại sao cơ thể của chúng ta quan trọng trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng như thế nào?

Phần 2

Tại sao là điều khó khăn để kiềm chế một số ham muốn và khao khát xác thịt của tôi?

Hình Ảnh
một người phụ nữ cầu nguyện

Cha Thiên Thượng của chúng ta đã đặt những khao khát nhất định vào cơ thể chúng ta để duy trì sự sống và giúp làm tròn kế hoạch của Ngài. Một phần của bài kiểm tra trên trần thế của chúng ta “là để quyết định xem những khao khát của cơ thể [chúng ta] có thể được kiểm soát bởi linh hồn đang ngụ bên trong nó không” (Russell M. Nelson, “Your Body: A Magnificent Gift to Cherish,” New Era, tháng Tám năm 2019, trang 5).

Mỗi chúng ta bị tác động bởi con người thiên nhiên. (Hãy lưu ý rằng con người thiên nhiên là một thuật ngữ nói đến cả nam và nữ.) Đây là phần hữu diệt của chúng ta mà cho phép những khao khát xác thịt và những ham muốn trần tục của chúng ta không bị ngăn trở và để đánh bại những ước muốn và nỗ lực của chúng ta để trở nên giống như Thượng Đế (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Người Thiên Nhiên,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc An Ma 41:111 Cô Rinh Tô 2:14, và cân nhắc đánh dấu những từ hoặc cụm từ mô tả việc nhượng bộ con người thiên nhiên trong chúng ta.

Anh Cả Bednar đã bổ sung cho sự hiểu biết của chúng ta về con người thiên nhiên khi ông dạy rằng:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Tới một mức độ nào đó, con người thiên nhiên … vẫn còn sống một cách mạnh mẽ trong mỗi người chúng ta (xin xem Mô Si A 3:19). Con người thiên nhiên thì không hối cải, ưa thích xác thịt và nhục dục (xin xem Mô Si A 16:5; An Ma 42:10; Môi Se 5:13), buông thả quá mức, kiêu ngạo và ích kỷ. …

Vì là các con trai và con gái của Thượng Đế, chúng ta đã thừa hưởng khả năng thiêng liêng từ Ngài. Nhưng chúng ta hiện đang sống trong một thế giới sa ngã. Chính các yếu tố mà [từ đó] thể xác của chúng ta được tạo ra [thì] có tính chất sa ngã và luôn luôn bị ảnh hưởng của tội lỗi, sự hư hỏng, và cái chết. Do đó, Sự Sa Ngã của A Đam cũng như các hậu quả thuộc linh và [thế tục] của Sự Sa Ngã ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta nhất qua thể xác. (“Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” trang 42–43)

Hình Ảnh
biểu tượng, suy ngẫm

Suy Ngẫm để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy chọn một trong các đặc điểm của con người thiên nhiên được mô tả trong An Ma 41:11 hoặc 1 Cô Rinh Tô 2:14 hoặc trong câu phát biểu của Anh Cả Bednar. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến một mối quan hệ hẹn hò hoặc mối quan hệ gia đình?

Phần 3

Bằng cách nào Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp tôi chiến thắng con người thiên nhiên?

Hình Ảnh
Chúa Giê Su tha thứ và chữa lành người bị bệnh phong

Trong bài giảng của Vua Bên Gia Min cho dân ông, ông đã chia sẻ điều một thiên sứ dạy ông về giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Si A 3:5–19).

Hình Ảnh
biểu tượng, học tập

Học Tập để Chuẩn Bị cho Lớp Học

Hãy đọc Mô Si A 3:19, và tìm kiếm cách mà chúng ta có thể chiến thắng con người thiên nhiên. (Hãy lưu ý rằng trong văn cảnh này, từ chịu theo có nghĩa là nghe theo những sự thúc giục của Đức Thánh Linh, và từ thánh hữu nói đến một người đang được thánh hóa hoặc làm cho thánh thiện—một người tận tụy với Thượng Đế.)

Hãy đọc những câu phát biểu sau đây của Anh Cả Bednar và Giám Trợ Gérald Caussé thuộc Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa, và suy ngẫm cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp anh chị em chiến thắng con người thiên nhiên và trở nên giống như Ngài hơn:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Mỗi nỗi thèm khát, ham muốn, xu hướng, và thôi thúc của con người thiên nhiên có thể được khắc phục và nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta đang ở trên thế gian này đây để phát triển các đức tính giống như Thượng Đế và để kiềm chế tất cả những dục vọng của xác thịt. (“Chúng Tôi Tin ở Sự Trinh Khiết,” trang 43)

Hình Ảnh
Giám Trợ Gérald Caussé

Qua Sự Chuộc Tội của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ tẩy sạch tội lỗi của chúng ta, mà Ngài còn cung ứng quyền năng làm cho có khả năng mà qua đó các môn đồ của Ngài có thể “cởi bỏ con người thiên nhiên” [Mô Si A 3:19], tiến triển “từng hàng chữ một” [2 Nê Phi 28:30], và gia tăng sự thánh thiện để một ngày nào đó họ có thể trở thành những người hoàn hảo trong hình ảnh của Đấng Ky Tô [xin xem Mô Rô Ni 10:32–33], hội đủ điều kiện để được sống lại với Thượng Đế và thừa hưởng tất cả các phước lành của vương quốc thượng thiên. (“Một Nhân Chứng Sống về Đấng Ky Tô Hằng Sống,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 40)

Hình Ảnh
biểu tượng, ghi lại

Ghi Lại Những Suy Nghĩ của Anh Chị Em

Hãy nghĩ về một mối quan hệ gia đình mà anh chị em muốn cải thiện. Những đặc điểm nào của con người thiên nhiên đang cản trở mối quan hệ đó? Làm thế nào anh chị em có thể có được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và chịu theo Đức Thánh Linh để từ bỏ những đặc điểm đó và trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn?